r/askscience

Nếu một phụ nữ mang thai được tiêm vắc-xin, liệu đứa trẻ chưa chào đời cũng được hưởng khả năng miễn dịch không?

Nếu một phụ nữ mang thai được tiêm vắc-xin, liệu đứa trẻ chưa chào đời cũng được hưởng khả năng miễn dịch không?
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/fv1a3b
_____________________

u/Eastchic2001 (5.2k points)
Đối với một số trường hợp thì có. Vắc-xin cúm và ho gà có thể mang lại sự bảo vệ đối với đứa trẻ chưa sinh ra một khoảng thời gian sau khi sinh (tầm 6 tháng). Đấy là lý do mà phụ nữ mang thai được khuyến khích tiêm hai mũi vắc-xin này trong thai kỳ. Không chắc về những loại vắc-xin khác.

>u/Rexrowland (628 points)
Còn bệnh sởi thì sao?

>>u/larry-potter (1.5k points)
Những vắc-xin trực tiếp như vắc-xin sởi-quai bị-rubella và vắc-xin trái rạ bị chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai vì trên lý thuyết tiềm ẩn nguy cơ truyền bệnh sang cho thai nhi.

>>>u/dangil (338 points)
Nhưng một người mẹ đã có khả năng miễn dịch trước đó sẽ truyền kháng thể chống bệnh quai bị sang cho đứa trẻ cơ mà.

>>>>u/mynameisnotjennifer1 (268 points)
Người mẹ cho con bú sẽ truyền kháng thể trong một khoảng thời gian rất ngắn (vài tuần), nhưng cơ thể đứa trẻ sẽ không bắt đầu tự sản sinh kháng thể từ quá trình này. Để sản sinh ra kháng thể, bạn cần kháng nguyên (vắc-xin hay bản thân mầm bệnh), và hệ thống miễn dịch nhận diện kháng nguyên đó để tạo ra tế bào B-. Hiện nay vẫn còn nhiều câu hỏi liệu một thai nhi có thể sản sinh phản ứng miễn dịch và tế bào B tốt đến mức nào, nên vẫn là một ý tưởng tốt khi giới hạn sự phơi nhiễm trước một số loại vắc-xin nhất định. Những đứa trẻ có phản ứng miễn dịch tốt hơn nên có thể tiêm một số loại vắc-xin nhất định, nhưng chúng vẫn khá yếu, đấy là lý do mà trẻ sơ sinh không nên ăn mật ong.
_____________________

u/OrneryPanduhh (765 points)
Cụ thể hơn một chút, thì vắc-xin không truyền trực tiếp vào đứa trẻ, mà thông qua màng nhau thai. Người mẹ được tiêm vắc-xin, và các kháng thể mà cô ấy phát triển được từ vắc-xin sẽ truyền theo đường huyết cho đứa trẻ, giúp đứa trẻ có được một số khả năng phòng vệ tự nhiên. Những đứa trẻ không có các phản ứng miễn dịch đáng kể khi chào đời, nên khả năng phòng vệ này không kéo dài, và những đứa trẻ này sẽ được lên kế hoạch để tiêm vắc-xin vài tuần sau khi sinh, một khi hệ miễn dịch của chúng đủ khỏe để đương đầu vắc-xin, cũng như sẵn sàng để tự nhân bản các kháng thể.
_____________________

u/drmyk (54 points)
Bác sĩ miễn dịch nhi khoa đây.

Có hai thành tố cấu thành câu trả lời ở đây. Đầu tiên, khi bạn tiêm vắc-xin vào ai đó, họ sẽ tạo nên kháng thể. Kháng thể bảo vệ tốt nhất là IgG, tích cực được chuyển qua nhau thai cho đứa trẻ trong ba tháng cuối thai kỳ. Nên đứa trẻ sẽ được sinh ra với IgG của người mẹ trong máu của mình. IgG có thời gian bán giảm tầm một tháng, nên trong vài tháng đầu kháng thể của người mẹ trong cơ thể đứa trẻ sẽ bảo vệ chúng, nhưng chỉ là miễn dịch tạm thời.
Thành tố thứ hai là kháng nguyên bạn tiêm vào vắc-xin cũng sẽ di chuyển qua nhau thai. Nếu các kháng nguyên này chuyển sang thai nhi, thai nhi có thể tự phát triển các phản ứng miễn dịch với các pro-te-in của vắc-xin này. Trong trường đó, thai nhi có thể phát triển một phản ứng miễn dịch, bao gồm việc tự sản sinh ra kháng thể như mẹ của mình vậy. Điều này có thể mang lại sự miễn dịch dài hạn như bất kỳ loại vắc-xin nào đem tới.

Sữa non là một thành tố cực kỳ, cực kỳ thứ yếu. Các kháng thể là pro-te-in, khi ăn pro-te-in bạn sẽ phân giải chúng thành các a-mi-no a-xít. IgA trong sữa non là thành tố miễn dịch thứ yếu tốt nhất.

>u/bears2men (3 points)
Tò mò một chút – trong một thế giới lý tưởng nếu ai đó có thê lên kế hoạch khi nào mang thai, liệu bạn có khuyến khích họ tiếp nhận các yếu tố tăng cường này ngay trước khi mang thai không? Về lý thuyết thì chuẩn độ sẽ gia tăng và đứa trẻ sẽ nhận được một chút bảo vệ, đúng chứ?

>>u/drmyk (2 points)
Thường thì người ta khuyến khích các sản phụ tiêm vắc-xin cúm và vắc-xin bạch hầu-ho gà-uốn ván. Những loại vắc-xin này không phải là dạng vắc-xin trực tiếp, nên không gây nguy hiểm cho thai nhi (bạn sẽ không muốn cho phụ nữ mang thai tiêm vắc-xin sởi-quai bị-rubella và vắc-xin trái rạ, vì tiềm ẩn nguy cơ phơi nhiễm). Vắc-xin cúm và vắc-xin bạch hầu-ho gà-uốn ván sẽ giúp đứa trẻ có một chút sự bảo vệ khỏi những căn bệnh này.
_____________________
Bài đăng của bạn pinkypaopao trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/522002675376612
[Illustration by: @hazelhue.tumblr]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *