Em đang ở tuổi dậy thì, có ai giải thích cho em một cách khoa học về vụ “vỡ giọng” được không ạ?
____________________
Link Reddit: https://redd . it/fmgc97
____________________
u/Coomb (6.1k points)
Dây thanh âm của ông tạo ra âm thanh bằng cách rung ở một tần số cơ bản cụ thể, và sau đó ông sẽ điều chỉnh âm thanh đó bằng hàm, môi và lưỡi để tạo ra các từ và tiếng khác nhau. Tần số rung động của dây thanh đới cũng là một hàm số của độ dài, độ căng và độ dày của nó. Một số yếu tố đó sẽ thuộc sự kiểm soát của ông và một số khác thì không, đó là lý do tại sao mọi người (bình thường) có thể phát ra một loạt các loại âm thanh với dây thanh âm của mình, thì khoảng âm của mọi người sẽ đều khác nhau.
Giống như một dây trên đàn guitar có thể tạo ra nhiều nốt vì nó có thể rung theo nhiều đoạn khác nhau để tạo ra từng nốt, thì dây thanh âm của ông cũng có thể rung theo nhiều đoạn khác nhau như thế, cho phép ông có thể phát ra một khoảng âm rộng bằng giọng nói của mình. Khi ông bị vỡ giọng thì là do ông không thể điều khiển được cách mà dây thanh âm của mình rung động. Việc này sẽ phổ biến hơn ở tuổi thiếu niên, đặc biệt là ở nam giới, bởi vì các tính chất vật lý của dây thanh âm, cụ thể là chiều dài và độ dày của chúng, thay đổi theo thời gian ở nam giới nhiều hơn. Do đó, ông sẽ không biết điều khiển ngay lập tức độ căng chính xác của dây thanh âm là để tạo ra âm thanh ông muốn. Vì vậy, đôi khi ông sẽ nói được theo đúng ý mình, và đôi khi ông lại nói ra trong một tông giọng khác của giọng ông, do dây thanh âm lúc này đã rơi vào một dạng “hợp âm” khác.
>u/Hickbojones (1.1k points)
Vậy điều gì khiến người trưởng thành vẫn bị vỡ giọng vậy? Các dây thanh âm của ông lúc đó vẫn đang thay đổi hả, hay là vỡ giọng là do chúng bị tổn thương ở đâu đó?
>>u/Coomb (2.0k points)
Cũng giống như đôi khi ông làm rơi đồ vậy á. Ông không có quyền kiểm soát tuyệt đối đối với tất cả (thực sự là bất kỳ) chức năng nào của cơ thể, đôi khi là do sự co thắt cơ bắp hoặc một điều gì đó khác ngoài tầm kiểm soát của mình.
____________________
u/Kraz_I (38 points)
Nếu ông từng thổi kèn đồng rồi thì chắc sẽ biết rằng có hai cách để thay đổi nốt nhạc phát ra. Nguyên lý này hoạt động trên bất kỳ loại kèn đồng nào, nhưng dễ thấy nhất trên trombone. Ông có thể chuyển nốt bằng cách kéo thân kèn ngắn hơn / dài hơn hoặc bằng cách nén môi ở một tần số khác. Trên một cái trombone hoặc các loại kèn kéo khác, ông có thể chuyển nốt lên hoặc xuống hoặc tất cả các quãng ở giữa. Nhưng nếu ông chỉ điều chỉnh phần môi thì các nốt sẽ “nhảy” theo một khoảng âm dài hơn.
Điều này là do một nguyên tắc gọi là “sóng hài” (harmonics). Khi ông gảy một sợi dây, nó sẽ có tần số gốc dựa trên độ dài và độ căng của sợi dây đó. Một nốt nhạc được phát ra từ dây đàn hoặc kèn cũng sẽ tạo ra các “hoạ âm”, dựa trên sự hài hòa của các tần số. Một sóng hài là sẽ là sóng có tần số là 2x, 3x, 4x, v.v. của tần số gốc. Trong một nhạc cụ, ông chỉ thực sự nghe thấy nốt gốc và hoạ âm làm thay đổi âm sắc của nhạc cụ đó thôi, nhưng thường không nghe được những nốt riêng lẻ phát ra. Tuy nhiên, trong các loại kèn đồng, bằng cách “ù môi” với tần suất cao hơn, ông có thể chuyển từ nốt cơ bản sang các nốt hoạ âm thứ hai, thứ ba, thứ tư hoặc thậm chí thứ năm. Chúng được gọi là “âm vực” của loại nhạc cụ đó.
Điều tương tự cũng xảy ra với dây thanh âm của con người. Ông có thể thay đổi cao độ của dây thanh âm bằng cách điều chỉnh kích cỡ và độ căng của chúng. Nhưng giọng nói của ông cũng có “âm vực”, giống như mấy cái kèn đồng. Và sẽ khó để kiểm soát âm vực giọng nói của mình một cách thủ công, thường giọng nói sẽ được điều chỉnh tự động mà thôi.
Bây giờ trở lại câu hỏi chính của ông. Khi trải qua tuổi dậy thì, dây thanh âm sẽ đang phát triển. Vì vậy, khi cố gắng tạo ra khoảng giọng quen thuộc thường ngày, kết quả sẽ là một âm giọng trầm hơn. Âm vực quen thuộc thường ngày của cơ thanh quản sẽ biến thành hai âm vực mới, “giọng ngực” và “giọng gió” (Falsetto). Vì vậy, khi ông chuyển từ âm vực này sang âm vực khác một cách bất ngờ, qua đó làm cho giọng bị “vỡ”.
Còn tại sao giọng nói của đàn ông trưởng thành không bị vỡ? Đó là bởi vì dây thanh âm của họ đã ngừng phát triển và họ đã quen với cách cơ thể hoạt động. Giọng nói của một người đàn ông vẫn có thể bị “vỡ” nếu đôi khi việc dây thanh âm thay đổi bất ngờ, nhưng sau khi quen rồi thì việc vỡ giọng khá là hiếm khi xảy ra một cách tình cờ.
____________________
u/gocougs191 (58 points)
Tôi sẽ nói chủ yếu về giọng nam bởi vì giọng nam sẽ trải qua nhiều thay đổi hơn và gặp vấn đề vỡ giọng nhiều hơn (nhưng đừng có nhầm nha: các cô gái cũng có thể sẽ gặp vấn đề tương tự thôi)
Ngoài ra, ông nên hiểu cơ chế hoạt động của giọng nói: khi không khí lượt qua giữa các dây thanh đới (dây thanh âm) và phép màu của khoa học (Nguyên lý Bernoulli), chúng sẽ va chạm và rung lên. Thanh quản của bạn (Hộp thoại: Quả táo Adam ở nam giới) có các cơ thắt chặt hoặc nới lỏng các dây thanh đới để tạo ra giọng nói ở các âm vực cao hơn và thấp hơn.
Dây thanh đới của ông là những mô đàn hồi. Dây thanh đới và thanh quản của con trai thường theo thời gian sẽ dày lên đáng kể và bị kéo dài ra một tí. Khi thanh quản của ông trải qua quá trình học cách kiểm soát các thay đổi mới này, sẽ có một số lúc ông rơi vào trạng thái thanh quản được bôi trơn không đúng cách, không đủ gần nhau, hoặc nói chung là thanh quản quá dày hoặc quá căng và không thể rung động chính xác theo ý muốn.
Để sửa chữa vấn đề thì, thực sự thì cách duy nhất là “thời gian”. Cho đến lúc hết vỡ giọng, hãy nói với âm lượng bình thường, tránh những hành động gây đau đớn cho giọng của mình, và hát (nhưng vẫn giữ những cảnh báo trên trong đầu nha).
Ca hát là một cách để rèn luyện giọng nói của mình và làm tăng cường cơ bắp thanh quản để cho phép ông phát âm dễ dàng hơn. Ngoài ra, hầu hết các cô nàng đều thích một chàng trai biết hát. (Nếu không thể hát thoải mái hát nhạc pop, ông có thể học hát một số bài đồng quê / nhạc blues, phần lớn những bài ấy đều có âm vực thấp hơn).
____________________
Bài đăng của bạn Lờ trong group: https://www.facebook.com/…/rvn.g…/permalink/524590995117780/