Tại sao chính phủ Hoa Kỳ không xâm chiếm miền bắc Việt Nam, mà thay vào đó lại tập trung vào việc chiến đấu với các lực lượng Việt Cộng và quân đội miền bắc tại đất miền nam?
Hoa Kỳ đã thường xuyên thực hiện ném bom ở miền bắc, nhưng theo như tôi biết thì Hoa Kỳ chưa bao giờ tiến hành một cuộc xâm lược bộ binh nào để chiếm Hà Nội và chấm dứt sự lãnh đạo của miền bắc. Đối với tôi, có vẻ như Mỹ đã để nhà nước miền bắc tự do hoạt động, ngoài việc ném bom ra thì Mỹ không có biện pháp gây áp lực quân sự nào lên miền bắc, và Mỹ tập trung mọi nỗ lực vào miền nam. Không phải là sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu cho quân xâm chiếm miền bắc để ngăn chặn miền bắc cung cấp tiếp tế cho miền nam ư? Tôi khá tò mò tại sao họ không làm vậy.
____________________
Link Reddit: https://redd . it/er0wbt
____________________
u/restricteddata (107 points)
Ngắn gọn: bởi vì họ sợ rằng việc đó sẽ được coi là “làm cho xung đột leo thang” và khiến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (hoặc thậm chí Liên Xô) tham gia vào cuộc chiến một cách trực tiếp hơn. Nếu điều đó xảy ra, thì lúc đó Mỹ sẽ phải ở trong một cuộc chiến tranh với hai cường quốc hạt nhân, một trong số đó có lực lượng quân sự cực kỳ đông đảo. Trong tình huống như vậy, Hoa Kỳ hoặc sẽ phải bắt đầu nghĩ đến việc tấn công bằng vũ khí hạt nhân với một quốc gia cũng có vụ khí hạt nhân riêng của họ (điều này không hay chút nào) hoặc tham gia vào một cuộc chiến nguy hiểm cho họ hơn nhiều (cũng không hay luôn). Tất cả điều đó cộng với việc họ đang ở trong một thời điểm khá là khó khăn.
Nhưng điều đó chẳng phải có ý nói việc “xâm chiếm Việt Nam” là một ngõ cụt vô vọng và là một ý tưởng tồi tệ ngay từ đầu sao? Chà, thực ra là đúng như vậy… đó cũng là một lời chỉ trích được đưa ra, từ cả phía phản đối chiến tranh, và từ những người cảm thấy rằng Mỹ nếu đã đánh thì phải nên đánh “khô máu” luôn.
Và cũng có những vị tướng đã đề nghị việc tiến quân vào miền bắc Việt Nam, nhưng đề xuất này đã liên tục bị các Tổng thống đương thời từ chối, vì nguy cơ làm cho cuộc chiến leo thang. Các vị tướng cũng tin rằng việc leo thang có thể xảy ra trong một kịch bản như vậy, và lập luận rằng “nên chuẩn bị sẵn sàng các vũ khí hạt nhân của chúng ta trong tình huống đó”. Các tổng thống Mỹ đương thời (Kennedy, Johnson, Nixon) đều đã bác bỏ những đề nghị này.
>u/restricteddata (73 points)
Có một người đã trả lời với một bình luận hơi khó hiểu về quan điểm quân sự trong tình thuống ở trên được họ xem là một cách xử lý diên rồ. Tôi đã viết một đoạn trả lời nhưng nhận xét ban đầu cuối cùng đã bị xóa. Đây là câu trả lời của tôi, vì tôi nghĩ sẽ có nhiều người quan tâm đến việc này:
Bạn phải nhớ rằng vào những năm 1960, có những sĩ quan quân đội cấp cao tin rằng nếu việc xảy ra một cuộc chiến tranh lớn với khối Cộng sản được coi là không thể tránh khỏi, thì sẽ tốt hơn nếu Hoa Kỹ tham gia chiến tranh khi họ có lợi thế về vũ khí hạt nhân, thay vì chờ đợi cho đến lúc họ có sức mạnh hạt nhân tương đương. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì không sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cho đến những năm 1970, và số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Liên Xô cũng khá mờ nhạt cho đến lúc đó. Để so sánh thì Mỹ đã có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, các loại vũ khí chiến thuật, máy bay ném bom triển khai từ xa, v.v. Ước tính của Hoa Kỳ là họ có thể tạo ra hàng trăm triệu thương vong cho lực lượng Cộng sản chỉ trong vài giờ vào cuối những năm 1950.
Các quân nhân ủng hộ sử dụng vũ khí hạt nhân đã nghĩ ưu thế của Mỹ ở đây sẽ làm cho các quốc gia khác “biết thân biết phận” (họ sẽ không muốn chiến tranh leo thang thêm nữa) hoặc, nếu chiến tranh nổ ra chính thức, Mỹ sẽ giành thắng lợi rõ rệt ngay cả khi có thương vong lớn ở cả hai phía. Những quân nhân cho biết họ đã rất khó chịu với ý tưởng răn đe hoặc rằng Chiến tranh Lạnh chỉ có mục đích “ngăn chặn” mà thôi; họ là những cựu chiến binh trong Thế chiến II, những người muốn Mỹ có một chiến thắng thực sự rõ rệt.
Lối suy nghĩ như vậy là cực kỳ nguy hiểm, và may mắn thay, chúng ta còn có các Chỉ huy trưởng, những người hoàn toàn không có khuynh hướng nghĩ theo logic này, và nội các cũng đã từ chối những đề xuất như vậy để ủng hộ các lựa chọn khác. Việt Nam là đỉnh cao cho ví dụ của việc Mỹ thực hiện các lựa chọn ấy ra sao. Đáng lẽ cuộc chiến tranh Việt Nam không nên xảy ra, nhưng thay vì chấp nhận đứng ngoài cuộc hoặc gây ra leo thang xung đột, Hoa Kỳ đã quyết định chọn một lựa chọn ở giữa, và có lẽ lựa chọn đó đã phải trả giá bằng một triệu sinh mạng người Việt Nam, hàng chục ngàn người lính Mỹ, và sự lãng phí của một lượng lớn tài nguyên quốc gia và cả thiện chí quốc gia và quốc tế.
Tôi không biết chính xác khi nào người ta vạch ra sự thay đổi văn hóa xảy ra, nhưng đến thập niên 1970, các quân nhân quân sự không còn xuất hiện quá nhiều cựu chiến binh từ Thế Chiến II, và họ đã ít nhiều chấp nhận các ý tưởng chỉ nên thực hiện răn đe và ngăn chặn. Dù sao đó cũng là cảm giác của tôi; Tôi chưa bao giờ được đọc một nghiên cứu có hệ thống nào về sự thay đổi văn hóa quân sự này, nhưng rõ ràng là có một sự thay đổi đã diễn ra.
>>u/baycommuter (9 points)
Có hai trường phái tư tưởng – Hoa Kỳ sẽ phải kiềm chế và cùng tồn tại với các cường quốc Cộng sản, hoặc Chiến tranh Lạnh sẽ trở nên nóng hơn và là một cuộc chiến để kết thúc mọi thứ (Tướng Không quân Curtis LeMay là một người tin vào điều này.) Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ giữa Johnson với Goldwater năm 1964 đã xuất hiện hai trường phái tư tưởng này. Johnson đứng về phía “chỉ nên ngăn chặn” nên đã không muốn mở rộng chiến tranh. Goldwater có thể đã có những lựa chọn khác, đó là lý do tại sao quảng cáo chiến tranh hạt nhân LBJ trong thời gian này có hiệu ứng rất mạnh.
Sự sụp đổ của Liên Xô vì những lý do nội bộ thậm chí còn không được xem xét để kết thúc xung đột, cho đến khi Richard Nixon xuất bản quyển “1999: Victory Without War” vào năm 1989, lúc đó Chiến tranh Lạnh chỉ còn hai năm nữa là sẽ kết thúc.
____________________
Bài đăng của bạn Kira Yagami trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/469908177252729/