Nguồn gốc về thần thoại loài rồng?
Vợ tôi và tôi đang bàn xem rồng xuất hiện trong nền văn hóa nào đầu tiên? Chúng tôi thấy ở trong thần thoại Bắc Âu hay Trung Quốc đều có những câu chuyện về rồng dẫu rằng văn hóa đông tây không giao lưu cho đến tận thế kỷ 11 (không chắc thông tin này đúng không). Có phải các nền văn hóa tự bật ra ý tưởng về rồng chăng? Nếu thế thì bên nào nghĩ đến rồng trước?
____________________
Link Reddit: https://redd . it/7sj57y
____________________
u/artfulorpheus (75 points)
Trước hết, xin hãy nhớ cho rồng phương đông và phương tây khác nhau về tính biểu tượng, vai trò và thần thoại. Tuy chúng khác nhau tương đối, nhưng vẫn luôn có những điểm giống cơ bản. Vả chăng tôi nghĩ nên nói về các nét tương đồng trước, sau đó mới đi sâu vào những nguồn gốc và tìm ra những ảnh hưởng đã tác động lên nhận thức của chúng ta cũng như toàn thế giới về rồng.
Đầu tiên, hãy tập trung vào điểm chung giữa hai loại rồng. Cả hai loại rồng có lẽ đều được coi như loài rắn lớn ở thuở nguyên sơ, trước khi chúng tiến hóa đến những hình dạng thực tại của chúng. Rồng ở Trung Quuốc, đành rằng đã có hình dạng ngoằn ngoèo lắm rồi, nhưng rồng ở gần vùng đông và đông âu thậm chí còn xoắn vặn hơn như vậy. Ngược thời gian thì cả hai loài ngày càng được miêu tả na ná nhau nhưng không có nghĩa chúng có chung nguồn gốc về mặt văn hóa, mà sự miêu tả tương tự ấy dựa trên nỗi sợ hãi của loài người khi quan sát các loài động vật xung quanh. Cả hai loài đều kỳ diệu, nguy hiểm, hung dữ và dáng hình trông giống nhau, tuy nhiên không chỉ rồng mà các sinh vật khác ở hai nền văn hóa này cũng có chung những đặc điểm ngoại hình. Sự tương phản nổi bật nhất là vai trò của loài rồng trong nền văn hóa. Rồng đông á là biểu tượng của điềm lành và rất thông tuệ trong khi rồng phương tây là sự ngu ngục, đầy bạo lực, phá hoại và điềm dữ. Nhưng cả hai đều từng tượng trưng cho sự giàu có, nhưng về sau lại trở thành điều gắn liền với tham vọng.
Rồng Đông Á đã được chứng minh rằng nó tồn tại từ 5 thiên niên kỷ trước, thời kỳ Hồng Sơn, Lingyong và Dương Sơn, nhưng dường như hình thức bây giờ của rồng gần với nhà Thương trong thiên niên kỷ thứ hai. Rồng Lingyong là sự phóng đại hình dáng của loài rắn, rồng thời Dương Sơn là sự lai tạp của cá sấu và giống cá. Rồng Hồng Sơn, có phần hình thành muộn hơn, có đầu giống lợn, nhưng bị cuộn lại và dường như mang một số đặc điểm của hình dáng rồng sau này, tuy rằng rồng Hồng Sơn được hình thành muộn nhất so với 2 thời đại kia, thì hình dạng rồng thời ấy lại ít liên quan nhất đến hình rồng bây giờ. Những con rồng nhà Thương là pha tạp giữa cá sấu và rắn, nhưng đôi khi có hình tượng tương tự như Hồng Sơn, cho thấy sự kế tục của thần thoại và biểu tượng. Một số người cho rằng con rồng lấy cảm hứng từ cá sấu chứ không phải rắn dẫu cho sự ngoăn ngoèo của hình dáng, còn tôi thì cho rằng họ chắp vá mỗi con một chút.
Ở bất cứ trường hợp nào, loài rồng dường như đã được tôn sùng như một linh vật bảo vệ quyền năng từ rất sớm và nó đã trở thành một biểu tượng của sự thịnh vượng thời nhà Thương. Chính triều đại nhà Hán đã đem thần thoại về loài rồng được phổ biến. Đối với người Hán, hoàng đế là hậu duệ trực tiếp của loài rồng và hơn nữa tất cả người Hán đều là hậu duệ của loài rồng. Rồng có mối liên hệ đặc biệt với thời tiết và sông ngòi, là một sinh vật dưới nước. Điều này làm cho nó trở thành một thứ gì đó vừa đáng sợ vừa được tôn sùng trên vai trò là thần linh và điềm báo. Nó cũng trở thành một biểu tượng của quyền lực và đặc biệt là quyền lực của hoàng gia, thay vì chỉ đơn giản là một vị thần thời tiết, rồng được gắn bó chặt chẽ với gần như tất cả các triều đại cai trị sau đó của Trung Quốc, mặc dù về mặt hình dáng có thể hơi khác. Chính loài rồng này đã lan sang Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Bhutan.
Rồng châu Âu xuất phát từ văn hóa Proto-Ấn-Âu. Gần như tất cả các nền văn hóa Ấn-Âu đều có một huyền thoại giết rồng, với những yếu tố thiết yếu như sau: Một anh hùng, thường có yếu tố dính líu gì đó đến các cơn bão, giết một con rắn cực lớn tượng trưng cho sự hỗn loạn khi nó chặn các nguồn nước trên thế giới. Điều này có vẻ phổ biến kỳ lạ, nhưng các đặc điểm ngôn ngữ và chủ đề phổ biến chỉ ra rồng có chung nguồn gốc trong văn hóa Proto-Ấn-Âu (6000-4500 BCE?). Điều quan trọng không phải ở hình vẽ một con rắn có nhiều đầu (hình ảnh điển hình) mà là hình ảnh đại diện cho sự hỗn loạn, hủy diệt và liên quan đến nước chứ không phải là lửa. Sự liên kết với lửa là vào thời kỳ sau đó, khi nền văn hóa ở Hy Lạp và Rome hấp thụ ảnh hưởng của vùng Cận Đông và được phát triển thêm ở Rome. Con rồng Cận Đông dường như là một hỗn hợp của sư tử và rắn và được thể hiện là có thân hình của một con sư tử, cổ và đầu dài ngoằn ngoèo. Đây có lẽ là lý do tại sao rồng Ba Tư giống với rồng châu Âu, mặc dù người Ấn – Ba Tư tách ra từ người châu Âu. Những con rồng trong thời kỳ này vẫn còn khá ngoằn ngoèo và thường sở hữu hai chân, cánh nhỏ hơn nhiều so với những con sau này. Những con rồng hiện đại dường như là một sự thay đổi từ thời trung cổ, có thể là từ Đức.
Ở phía tây, rồng gần như liên quan đến sự hủy diệt, hỗn loạn và lửa. Rồng không bao giờ được tôn thờ, mặc dù đôi khi chúng nhận được sự tôn trọng. Cho đến thời kỳ trung cổ sau này, chúng mang dáng vẻ chẳng thông minh cho lắm. Tuy nhiên, mô típ giết rồng và anh hùng giết rồng thì đại diện cho một dấu hiệu tốt lành và thường biểu thị cho sự thịnh vượng hoặc chiến thắng và phổ biến trên khắp châu Âu. Nhưng cũng có ngoại lệ về hình tượng hung tợn này như rồng xứ Wales, ở đó rồng đỏ là biểu tượng của dân tộc và văn hóa xứ Wales còn rồng trắng là biểu tượng văn hóa của vùng Anglo-Saxons.
Một lưu ý thú vị là ở Ấn Độ không thực sự có rồng. Thay vào đó, có loài rắn tiến hóa thành Nāga, một sinh vật giống rắn hơn mà chúng ta thấy thực sự trở nên ngoằn ngoèo khi nó di chuyển khắp Ấn Độ.
Chúng ta thấy những con rồng ở châu Âu bắt đầu phát triển một số sức mạnh và trí thông minh thần bí trong các tác phẩm văn học viễn tưởng vào Thời đại Victoria với sự khởi đầu của thể loại giả tưởng hiện đại. Rồng bắt đầu bớt đi những tính thú và mang nét gì đó huyền ảo như rồng phương đông. Điều đó biểu trưng cho, tôi không nghĩ rằng tất cả những điều này có thể quy cho ảnh hưởng của những con rồng Đông Á, mà là cách văn học phát triển trong thời kỳ đó với ý tưởng thay cho những kỳ vọng. Tôi có thể nói rằng ảnh hưởng của Đông Á ở thời này còn nhiều hơn, như là trò chơi Dungeon và Dragons ấy. Thật không may, tôi ít tài liệu về cách rồng châu Âu đã ảnh hưởng đến nhận thức của Đông Á về hình ảnh của rồng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đây là lần duy nhất họ hai nền văn hóa giao lưu với nhau về rồng. Người Scythia, những người được biết là đã ảnh hưởng đến nghệ thuật rèn sắt của Trung Quốc, đã làm hình tượng rồng gắn lên hình tượng của Trung Quốc.
Vậy nên như một trò đùa thì những hình tượng về rồng gần như chắc chắn được hình thành độc lập, dẫu cho có một số mối liên hệ thì chúng không đáng kể cho đến thời đại gần đây. Rồng Bắc Âu là hậu duệ của rồng PIE có ảnh hưởng từ Rome và gián tiếp nhận sự ảnh hưởng ở cùng gần phương đông, trong khi rồng Đông Á có lịch sử lâu đời và hình dạng tồn tại của nó đã ít nhiều hoàn chỉnh vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên trước khi lan rộng khắp Sinosphere và thời kỳ sau đó. Có lẽ hàng hóa được truyền dọc theo Con đường tơ lụa của đông tây có thể mang nét tương đồng, nhưng thần thoại không có khả năng bị ảnh hưởng bởi con đường này.
Nguồn:
– Bates, Roy. “Rồng Trung Quốc”. Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2002. ( tôi không nghĩ đây là Roy Bates of Sealand, nhưng tôi nhầm)
– Zhao, Qiguang. “Thần thoại Trung Quốc trong bối cảnh xã hội thủy lực”. Nghiên cứu văn hóa dân gian châu Á, tập. 48, số 2, 1989, tr.231 – 246. JSTOR, JSTOR, www. jstor. org/stable/1177919.
– Lewis, Theodore J. “CT 13,33-34 và Ezekiel 32: Huyền thoại sư tử-rồng.” Tạp chí của Hiệp hội Đông phương Hoa Kỳ, tập. 116, số 1, 1996, tr 28 – 47. JSTOR, JSTOR, www. jstor. org/stable/606370
– Watkins, Calvin. “Làm thế nào để giết một con rồng: Các khía cạnh của thi pháp Ấn-Âu.” Báo Oxford University, 1995. (RẤT DÀI VÀ KHÓ HIỂU NÊN ĐỪNG ĐỌC TRỪ PHI BẠN THẬT SỰ SAY MÊ, thật đấy, đây là gần như là quyền phân tích sâu nhất về thần thoại Proto-Ấn-Âu từng được xuất bản dài khoảng 600 trang nghiên cứu chuyên sâu với những khái niệm mà sẽ trôi đi với bất cứ ai mà không có nền tảng về ngành này, tôi chỉ hiểu được khoảng một nửa.)
– Unerman, Sandra. “Rồng rồng trong tiểu thuyết thế kỷ XX”. Văn hóa dân gian, tập 113, số 1, 2002, tr 94 – 94 – 101. JSTOR, JSTOR, www. jstor. org/stable/1261010.
– Mend Meaton, Farah & James, Edward. “Cambridge đồng hành với văn học tưởng tượng.” Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2012.
____________________
Bài đăng của bạn Zinnia Reigia trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/469227220654158
[Art by Manu Cunhas]