Tại sao người Trung Quốc chuyển từ việc sử dụng nĩa để ăn vào thời Thương sang thành sử dụng đũa vào thời Hán?
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/ddho23
_____________________
Hãy quay lại thời kì đồ Đồng ở Trung Quốc dưới quyền nhà Thương, 3000 năm trước, thời gian những chiếc đũa đầu tiên xuất hiện. Những chiếc đũa này được làm bằng đồng hoặc xương, và chúng đã khá giống với những chiếc đũa Trung Quốc hiện đại. Tuy vậy, thông tin này chưa thực sự khẳng định với chúng ta rằng liệu mọi người thời đại này đã sử dụng đũa để ăn chưa. Bởi lẽ nó cũng có thể đã được sử dụng để nấu nướng thay vì dùng để ăn. Và thực ra, nấu ăn có vẻ như là mục đích ban đầu của những chiếc đũa Trung Quốc, đơn giản bởi vì những chiếc kẹp có hình dạng giống đũa và những que khuấy phổ biến hơn hẳn những chiếc đũa mà dùng để ăn.
Vậy, những con người thời nhà Thương đã ăn bằng gì? Câu trả lời là bằng muỗng và đặc biệt là bằng tay không. Nhưng bởi vì việc nấu ăn của Trung Quốc thời kì đầu sử dụng chủ yếu là các kĩ thuật đun sôi, hầm và ủ, nên đũa (giai đoạn này thì thực sự chúng giống cái que hơn) đã đóng vai trò quan trọng trong việc khuấy và nếm thức ăn, đồng thời có thể được dùng như một cái kẹp để lấy và gắp thức ăn, nguyên liệu mà không bị bỏng tay. Do đó, tầm quan trọng của đũa ở trong những căn bếp Trung Quốc đã xuất hiện ngay cả trước khi nó được sử dụng để ăn.
Vậy điều gì đã khiến đũa trở thành một công cụ để ăn, chứ không phải để nấu?
Những văn kiện Trung Quốc thường chỉ ra rằng họ sẽ ăn với tay không hoặc có thể là với thìa. Trong “The Commentary of Zuo” có những giai thoại về một chàng hoàng tử nọ tên Song thời nhà Trịnh, người mà có ngón trỏ có thể di chuyển theo dự đoán mỗi khi anh ấy nhìn thấy thứ gì đó ngon và anh ấy là người nếm thức ăn bằng ngón tay, điều này được ghi chép vào năm 605 BC. Trong “The Book of Rites” cũng đưa ra gợi ý:
“Đừng cuộn gạo hấp ‘飯 fan’ thành viên…”
Điều này ám chỉ rằng người Trung Quốc xưa sẽ ăn gạo hấp với tay của mình, vì nếu không, họ sẽ không thể cuộn nó thành viên ngay từ đầu.
Thịt cũng vậy:
“Thịt ướt và mềm có thể được chia bằng răng…”
Về sau, người Trung Quốc cắt thịt thành từng phần nhỏ từ trước và sau đó dùng đũa để ăn, thay vì sử dụng răng để xé và ăn bằng tay.
Nhưng trong cuốn “The Book of Rites” cũng có một chi tiết nhắc đến đũa:
“Nếu món hầm ‘羹 geng’ được làm với rau, thì nên sử dụng đũa; nhưng không nên nếu không có rau.”
Những nhà diễn giải Nho giáo truyền thông giải thích câu trên rằng món hầm với rau tức là chỉ tất cả các món hầm với các thành phần chính khác, bởi ngay cả món thịt hầm cũng sẽ sử dụng rau để làm đậm đà thêm vị. Một món hầm mà không có rau thì chỉ là nước dùng không. Trước tiên, nên dùng đũa để lấy ra những thành phần chính; về sau, ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng muỗng hoặc uống trực tiếp từ bát, vì giờ nó chỉ còn nước.
Và việc sử dụng đũa để ăn trực tiếp thức ăn từ món hầm, tất nhiên, là một sự tiến hóa tất yếu từ việc chỉ dùng đũa để gắp thức ăn ra ngoài món hầm có sẵn.
Vậy theo nghi thức của Trung Quốc thời kì đầu, có ba cách ăn chính: bằng tay không khi ăn hạt và thịt; bằng muỗng khi ăn xúp, canh; và bằng đũa khi muốn ăn những thứ trong món xúp.
Nhưng vào những năm cuối thời nhà Chu, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Đầu tiên, giới thượng lưu bắt đầu cắt nhỏ thịt và những đồ ăn lớn khác thành những phần nhỏ, điều mà sẽ giúp nấu nhanh hơn và thuận tiện hơn để ăn so với việc xé ra bằng răng. Ta có thể thấy bằng chứng được thể hiện rõ từ thói quen ẩm thực của Khổng Tử:
“Khổng Tử không hề ghét việc miếng thịt của ông được cắt cẩn thận.”- Analects 10.7
Điều này giúp việc ăn thịt bằng đũa thay vì tay khả thi. Và quả thực, vào những năm 140 BC, một hoàng đế Trung Quốc đã khiến một vị tướng sốc và tủi nhục khi “vinh danh” ông với một miếng thịt to, chưa được thái và bắt ông ấy ăn mà không dùng đũa. Vị tướng được nói nhìn đôi đũa với ánh mắt vô hồn, chứng tỏ thói quen dùng đũa để ăn thịt đã được thiết lập trong khoảng thời gian này.
Không lâu sau đó, gạo và lúa mì bắt đầu thay thế hạt kê như loại hạt chiếm ưu thế của Trung Quốc, và gạo hấp cùng với các thực phẩm làm từ bột như mì và bánh bao đều dễ xử lý bằng đũa hơn so với hạt kê hấp.
Vào thế kỷ thứ ba sau công nguyên, việc ăn bằng tay đã hoàn toàn lỗi mốt ở Trung Quốc, thay vào đó là thìa và đũa. Điều này cũng xảy ra ở Hàn Quốc, nơi thìa và đũa bổ sung cho nhau, nhưng ở Trung Quốc, ngay cả thìa cũng đã được thay thế bằng đũa vào thế kỷ thứ mười bốn do nhiều yếu tố văn hóa.
Vậy vai trò của nĩa trong tất cả điều này là gì? Nĩa Trung Quốc, giống như đũa vào thời kì ban đầu, là dụng cụ nấu ăn. Những cái nĩa của nhà Thương bạn nghĩ, như một quy luật, không được sử dụng để ăn thực phẩm. Nhưng không giống như đũa, thứ mà đã xuất hiện trong phòng ăn vì sự hữu ích khi có thể chọn ra thực phẩm trong các món hầm nóng mà không cần sử dụng tay, không có tình huống thực sự nào mà nĩa hữu ích hơn tay hoặc đũa. Và khi sự phát triển của thực phẩm được thái cho phép việc sử dụng đũa để mở rộng, thì nĩa chưa được thiết lập như một dụng cụ ăn uống thông thường, và nó không thể tận dụng tình hình để trở nên phổ biến như nó đã ở phương Tây. Và sau này, vì nĩa và dao gắn liền với truyền thống ẩm thực của những người du mục thảo nguyên như Jurchens và Mông Cổ, sẽ có những lý do văn hóa mạnh mẽ hơn để người Trung Quốc không chấp nhận chúng.
_____________________
Câu trả lời này phần lớn dựa vào cuốn “Chopsticks: A Cultural and Culinary History” của Q. Edward Wang.
_____________________
Bài đăng của bạn Đinh Trung Đức trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/579144479662431
Edited by https://rvnweb.site