r/ArtHistory

Sự tôn sùng chủ nghĩa hiện thực đang giết chết nghệ thuật.

Sự tôn sùng chủ nghĩa hiện thực đang giết chết nghệ thuật.
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/irzm32
_____________________

u/Trichoic (286 points)
Bức tranh của Haixia Liu vẽ từ năm 1962 gần như không thể và không được vẽ nếu thiếu Van Gogh và các họa sĩ trường phái ấn tượng khác định hình những dấu ấn cá nhân mà bà ấy có thể hòa trộn với khuynh hướng hiện thực. Đây không phải là 1 cuộc đua tranh mà là buổi đối thoại.
_____________________

u/EdgeFC (228 points)
Đây không phải là sự tôn sùng chủ nghĩa hiện thực, đây chỉ là một ví dụ rõ ràng giải thích cho sự thiếu hiểu biết về nghệ thuật và lịch sử nghệ thuật.

Van Gogh là người tiên phong. Cách ông điều chỉnh các lý thuyết Eugène Chevreul cho kỹ thuật của mình (kiểu như ông kết hợp kỹ thuật impasto chẳng hạn) (T/N: kỹ thuật vẽ phủ lớp sơn hoặc bột màu dày để nổi bật trên bề mặt tấm toan) và kỹ năng sử dụng màu sắc bổ sung để nhấn mạnh cảm xúc mạnh mẽ và và các khía cạnh tâm lý lên tác phẩm của ông ấy mang tính đột phá và có ảnh hưởng to lớn đến các phong trào nghệ thuật sau này như Hậu Ấn tượng, Chủ nghĩa biểu hiện,Tân nghệ thuật,…
Suy nghĩ ban đầu của tôi khi thấy post này là thật lố bịch đến mức cạn lời…. liệu tên ngốc đó có so sánh những bức tranh hiện thực/tượng hình của Pollock và Rothko không?

Mạng xã hội tăm tối làm sao🤦🏻‍♂️
_____________________

u/BlueAdamas (262 points)
Kỹ năngvà nghệ thuật không giống nhau. Phải giải thích bao nhiêu lần nữa chứ?

>u/Chef_Boyardeedy (2 points – x1 recharge)
Ai đó đặt câu hỏi trong sub r/popular điều gì làm cho tranh của Van Gogh xuất sắc hơn. Trong khi nhìn nó như 1 bản nháp của bức bên trái.

>>u/hippomancy (38 points)
Khi nhìn vào bức tranh bên trái, tôi thấy 1 quán cà phê ấm áp, thân thiện nhưng không có sự hiện diện giá trị của ai cả. Cảm xúc truyền tải rất rõ ràng: đây là bức tranh đẹp với việc sử dụng bóng đổ một cách khéo léo.
Với bức tranh bên phải, tôi thấy 1 quán cà phê, tắm trong ánh đèn vàng sánh đôi với những vì sao, xung quanh là cánh cửa, đường phố và bầu trời màu xanh. Bức tranh có bóng hình của con người, nhưng không rõ mặt: một vài người dân thành phố vô danh kể về cuộc đời của họ. Những cái ghế thì trống trải, nhưng trông không hề thoải mái. Với tôi, tôi cảm nhận được nỗi cô đơn sâu sắc của Van Gogh: quán cà phê ấm cúng và những con người vô danh xa xăm như những ngôi sao. Nhưng những người khác có thể diễn tả bức tranh theo cách hoàn toàn khác, và khả năng giải thích tiềm năng đó làm bức tranh trở nên giá trị.

>>u/x_Cobalt_x (70 points)
Đó là câu chuyện mà ông ấy trình bày, những cảm xúc và suy nghĩ mà ông ấy muốn bạn cảm nhận khi nhìn vào bức tranh. Ông ấy không hề chỉ đi ngang qua một con phố ngẫu nhiên và căng tấm toan ra; ông ấy đang bày tỏ cảm xúc của chính mình. Cảm xúc thì vô cùng đa dạng và các bức tranh của ông ấy cũng như vậy. Xúc cảm không đòi hỏi kỹ thuật.

>>u/rockmann1997 (2 points)
Không cần phải mô tả “xuất sắc hơn” một cách trực diện trong hoàn cảnh nghệ thuật như vậy. Tôi tin đây là sai sót ban đầu của post này khi suy luận Van Gogh thì dở hơn các họa sĩ khác. Trong nghệ thuật, kĩ năng được coi trọng hơn là khả năng truyền tải cảm xúc và góc nhìn cá nhân của bạn (dù theo nghĩa đen hay tình cảm/cá nhân) nếu bạn cần liên kết xác định thuật ngữ.

Người xem có thể cảm nhận rõ ràng hơn cảm giác phối cảnh mà Van Gogh có được vào lúc này khi vẽ cảnh này hơn là trong tác phẩm khác, nhưng đồng thời điều đó có thể bị đảo ngược. Điều này có thể thấy trong âm nhạc, thể thao, viết lách và phim ảnh: văn hóa là tập hợp để bạn định hình những gì bạn thích, không phải để ngăn cản những gì bạn không thích.
_____________________

u/HappySadGay (143 points)
Tôi đã quá mệt mỏi với phong trào cực thực. Tôi hiểu nó cần kĩ năng và kĩ thuật xuất sắc, nhưng tôi thấy thật kì lạ khi 1 phong trào như vậy lại xuất hiện 100 năm sau máy ảnh được phát minh.

>u/anusblaster69 (135 points)
Tôi gọi phong trào này là “nghệ thuật của quần chúng” vì tôi thực sự nghĩ nó là nghệ thuật cho những ai không thể làm nghệ thuật. Nếu ai đó không tiếp xúc lịch sử nghệ thuật, rất có thể họ nghĩ nghệ thuật chỉ là cuộc đua tranh giữa những kỹ năng với nhau, vậy nên khi họ thấy chủ nghĩa cực thực họ hoàn toàn có thể nhận biết các kỹ thuật được áp dụng và xem đấy là mục tiêu. Tôi thực sự cố gắng không tỏ ra kiêu căng và xin lỗi nếu nó xảy ra theo cách đó. Nhưng tôi thấy như thể một phần của việc trở thành nghệ sĩ hoặc nhà sử học nghệ thuật là nhận ra kĩ năng không là gì nếu không có ý tưởng nâng đỡ.

>>u/cupofvoid (39 points)
Nah bạn không hề kiêu căng, tôi cũng nghĩ rằng khi nghệ thuật trở nên đại chúng hơn nhờ có internet thì nghệ sĩ đã cố gắng thu hút nhiều người hơn, và để thực hiện điều đó họ cần làm những thứ mà mọi người dễ tiếp cận hơn và dễ dàng cảm thấy ấn tượng, đó là chủ nghĩa siêu hiện thực.

Tôi không nghĩ rằng vốn dĩ có gì sai với điều này, cũng không có gì sai với chủ nghĩa cực thực vì tôi cảm thấy nó có thể sử dụng tốt nếu nghệ sĩ thực sự suy nghĩ về thông điệp mà họ muốn truyền tải thông qua tác phẩm của họ và đôi khi tôi thấy cũng khá ổn nếu không có thông điệp nào hết vì đôi khi nghệ thuật chỉ là niềm vui và nếu bạn thấy vui vẻ khi vẽ tất cả lỗ chân lông trên khuôn mặt của ai đó thì cứ làm thôi.

Nhưng tôi nghĩ vấn đề xuất hiện khi chủ nghĩa hiện thực bằng cách nào đó hiện diện trên hầu hết các loại hình nghệ thuật (và khi tất cả các sub reddit nghệ thuật về cơ bản đều giống nhau). Hãy xem Vua sư tử chẳng hạn, bản gốc rõ ràng vượt trội hơn nhưng vài người lại thích remake hơn vì bằng cách nào đó chủ nghĩa hiện thực = hay hơn, tốt hơn.

Nhìn chung, tôi nghĩ có đủ không gian cho cả hai, nhưng để mà nói cái này tốt hơn cái kia thì không hề đúng và ý tưởng như chủ nghĩa siêu thực tốt hơn xuất phát từ nghệ thuật ngày nay dễ tiếp cận hơn.
_____________________
Bài đăng của bạn Aelia trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/638804853696393
Edited by https://rvnweb.site

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *