Tuy nhiên, nếu ý của bạn là dân tộc nào gần gũi hơn với Trung Quốc, thì sẽ dễ trả lời hơn. Dân tộc được xác định là “một tập hợp lớn những người thống nhất với nhau bởi nguồn gốc, lịch sử, văn hoá, hoặc ngôn ngữ chung, cư trú tại một quốc gia hoặc lãnh thổ cụ thể.” Theo nghĩa một cách hiểu nào đó, dân tộc có nghĩa là nhóm người có cùng nền văn hoá.
[xem định nghĩa “nation” trong tiếng Anh tại đây và định nghĩa tương ứng “dân tộc” trong tiếng Việt tại đây.]
Định nghĩa này cho chúng ta người Hán Trung Hoa, người Nhật Yamato, người Hàn và người Kinh Việt Nam. Cụ thể là Trung Quốc Đại lục/Đài Loan/Hoa kiều, Nhật Bản/Nhật kiều, Triều Tiên/Hàn Quốc, Việt Nam/Việt kiều. Không ngạc nhiên gì, đây là những dân tộc duy nhất có tên tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng Trung: Chin(ese) Tần 秦, Japan(ese) Nhật Bản 日本, Korea(n) Cao Li 高麗, Vietnam(ese) Việt Nam 越南. Tóm lại, các dân tộc này được gọi chung là Sinosphere [Văn hóa quyển Hán tự], tức các dân tộc nằm trong tầm ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa.
Lưu ý rằng tôi không nêu Singapore trong nhóm này, chỉ đơn giản là vì Singapore là một quốc gia Tây hóa cao độ với mục đích hòa trộn nhiều nền văn hoá, do đó, mặt dù người Hán là sắc tộc lớn nhất, điều đó không đồng nghĩa với việc Singapore có một nền văn hóa Trung Hoa. Trên thực tế, đó là sự kết hợp rất lớn giữa văn hoá Anh, Trung Hoa, Ấn Độ và Mã Lai.
Thêm nữa, tôi sẽ nói về các nền văn hóa truyền thống chứ không phải văn hóa hiện đại, bởi văn hóa hiện đại là tương tự cho mọi người vì toàn cầu hóa đã liên kết tất cả chúng ta lại với nhau. Đa số người trên hành tinh này giờ đây mặt quần áo hiện đại, cụ thể là áo và quần/váy. Vì vậy tất cả mọi người đều giống nhau về vẻ bề ngoài và văn hóa.
Ngôn ngữ
Một số ví dụ
Tiếng Quan thoại: 学生 xuéshēng
Tiếng Quảng Đông: 學生 hok6 saang1
Tiếng Hàn: 學生 (학생) hagsaeng
Tiếng Việt: 學生 học sinh
Tiếng Nhật: 学生 (がくせい) gakusei
Một ví dụ khác là từ “thế giới”
Tiếng Quan thoại: 世界 shìjiè
Tiếng Quảng Đông: 世界 sai3 gaai3
Tiếng Hàn: 世界 (세계) segye
Tiếng Việt: 世界 thế giới
Tiếng Nhật: 世界 (せかい) sekai
Cả 4 dân tộc này đều đã từng sử dụng chữ Hán làm chữ viết chính thức (Hanzi tiếng Hán, Hán tự tiếng Việt, Hanja tiếng Hàn, Kanji tiếng Nhật).
+Kiến trúc
Các thành phần và thiết kế kiến trúc ở Vùng văn hóa Đông Á đều bắt nguồn từ kiến trúc Trung Hoa. Nhật Bản vay mượn từ Trung Hoa thời Đường, Hàn Quốc vay mượn từ thời Đường tới thời Minh, Việt Nam vay mượn từ thời Đường tới thời Thanh. Tuy nhiên, những đặc điểm văn hóa dễ thấy nhất có lẽ là những thứ được vay mượn từ triều đại sau cùng, do đó với Nhật Bản sẽ là ảnh hưởng thời Đường, Hàn Quốc sẽ là ảnh hưởng thời Minh, và Việt Nam sẽ là ảnh hưởng thời Minh-Thanh.
Một số ví dụ
[Trung Quốc (góc trên bên trái) – Nhật Bản (góc trên bên phải) – Hàn Quốc (góc dưới bên trái) – Việt Nam (góc dưới bên phải)]
Kiến trúc truyền thống
Cổng Hoàng cung (ảnh ở trong link phía dưới –
Cầu ngói (ảnh ở trong link phía dưới )
+Thời trang
Trung Hoa giống như nước Mỹ của Đông Á cổ đại. Tất cả mọi người đều bắt chước thời trang của họ. Do đó, tất cả họ đều tiếp nhận Hán phục (漢服). Tuy nhiên, theo thời gian, mặc dù ảnh hưởng Trung Hoa vẫn còn đó, chúng đều biến đổi thành những thứ khác biệt. Nhật Bản có Wafuku (和服 Hòa phục), Hàn Quốc có Hanbok (韓服 Hàn phục), và Việt Nam có Việt phục (越服). Mỗi triều đại mỗi khác, tuy nhiên, những trang phục cuối cùng được dùng để đại diện cho mỗi dân tộc đều khác biệt và rất đẹp.
-Aoqun [襖裙 áo quần] thời Minh vs. Chima Jeogori thời Joseon(ảnh trong link phía dưới )
Tất cả các nền văn hóa trong vòng văn hóa Đông Á đều có truyền thống Tam giáo, tức Phật giáo, Đạo giáo, và Nho giáo. Phật giáo hiện diện ở cả 4 nền văn hóa và được ghi sâu vào tiềm thức, cả cổ đại và hiện đại. Đạo giáo đã phai mờ, nhưng ảnh hưởng của nó vẫn hiện diện trong các giá trị và tôn giáo bản địa của mỗi dẫn tộc, gồm Đạo giáo Trung Quốc, Thần đạo Nhật Bản, Vu giáo Hàn Quốc, và Đạo Mẫu Việt Nam. Việc thực hành và truyền bá Nho giáo cũng hiện diện ở cả 4 quốc gia mặc dù nó không phải một tôn giáo.
-Đền thờ Đạo giáo ở Nhật Bản (ảnh trong link phía dưới )
-Mỗi dân tộc đều có phiên bản bánh trung thu riêng của mình dành cho lễ hội truyền thống này suốt hàng thế kỉ qua.(ảnh trong link phía dưới )
+Trùng hợp là cả 4 nước cũng đều có nội chiến giữa 3 thế lực. Bức ảnh bên dưới minh họa hình ảnh của những người chiến thắng, với tên của 3 thế lực màu đen, và tên của người chiến thắng màu trắng. Các cuộc nội chiến này được gọi là thời kì Tam Quốc Trung Hoa (góc trên bên trái), Phong trào Tây Sơn Việt Nam (góc trên bên phải), Tam Quốc Triều Tiên (góc trái bên dưới), và thời kì Chiến quốc Nhật Bản (góc dưới bên phải).
Ngay cả ở thời hiện đại, các nền văn hóa Á Đông vẫn tiếp tục ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng thế giới. Anime ảnh hưởng cả thế giới, và bây giờ phim hoạt hình Hàn Quốc và Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng từ Nhật Bản. Manga ảnh hưởng Manhwa, Manhua, và Mạn họa. Jdrama cũng ảnh hưởng Kdrama và Cdrama, và Kdrama giờ lại ảnh hưởng Cdrama. Manga và anime tiếp tục đóng vai trò là nguồn cảm hứng văn hóa cho điện ảnh Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Hallyu ảnh hưởng nhạc pop ở Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản (thứ có ảnh hưởng lên Kpop lúc ban đầu). Trung Quốc thì ảnh hưởng Hàn Quốc và Việt Nam thông qua điện ảnh tiếng Quảng từ Hồng Kông. Buồn thay, Việt Nam vẫn chưa ảnh hưởng được ai hết