Quốc gia nào có khả năng sống sót tốt nhất nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra?

TẤT CẢ CÁC QUỐC GIA ĐỀU SẼ SỐNG SÓT.

Là một nhà nghiên cứu về chủ đề này (chiến tranh hạt nhân), tôi nhận ra rằng rất nhiều người không biết sự thật, và luôn cho rằng điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra (nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra). Hầu như không ai cố gắng hiểu được những hàm ý thực sự và thay vào đó họ coi những thông tin hoang đường như là sự thật duy nhất.

Sự sợ hãi và chủ nghĩa giật gân thường bán chạy, và nếu bạn nghe đủ nhiều, bạn sẽ bắt đầu tin vào điều đó mà không cần kiểm chứng Giữa những câu chuyện tin tức giật gân bất tận và những bộ phim Hollywood, chúng ta đã từ bỏ mọi tư duy phản biện và logic và chấp nhận một viễn cảnh hư cấu về ngày tận thế trong khi sự thật thì cực kỳ khác, dưới góc nhìn phân tích thực tế của các nhà nghiên cứu.

Một cuộc chiến tranh hạt nhân hoàn toàn giữa Hoa Kỳ và Nga (hai quyền lực hạt nhân duy nhất có sức công phá đáng kể và cũng là hai nước có khả năng đối đầu hạt nhân cao nhất).

Chiến tranh hạt nhân giữa hai cường quốc này gần như sẽ không ảnh hưởng lớn như bạn ghĩ, vì chỉ ít hơn 0.5% diện tích trái đất sẽ bị ảnh hưởng. Mặc dù thiệt hại do vũ khí hạt nhân gây ra thực sự nghiêm trọng, nhưng ý tưởng về ngày tận thế được báo chí phóng đại rất nhiều.

Hãy xem xét một số sự thật sau đây:

  1. Các kho vũ khí hạt nhân trên thế giớihiện tại chỉ bằng một phần nhỏ so với kho vũ khí của những năm 1980. Giữa hai cường quốc hạt nhân Mỹ và Nga, Hơn 50,000 vũ khí hạt nhân đã được tháo dỡ và 7,000 vũ khí khác đang chờ tháo dỡ.
  2. Mỹ và Nga mỗi nước hiện tại có dưới 2000 đầu đạn được coi là vũ khí hạt nhân chiến lược được đặt trong tình trạng báo động cao. Những vũ khí này có sức công phá nhỏ hơn nhiều so với những gì chúng có trong những năm 1980. Vũ khí hạt nhân nhiều megaton đã lỗi thời và không còn được coi là hữu ích về mặt quân sự. Đây là kết quả của hệ thống phân phối (ICBM, SLBM, vv…) có độ chính xác cao hơn và việc sử dụng các đầu đạn xuyên đất có sức công phá gấp 30 lần so với vụ nổ bề mặt nên sức công phá lớn không còn cần thiết nữa.
  3. Trong một kịch bản chiến tranh, không phải tất cả vũ khí hạt nhân chiến lược sẽ được sử dụng. Có lẽ 2/3 số đầu đạn sẽ được trong cuộc tấn công đầu tiên, phần còn lại sẽ được dự trữ.
  4. Cả Mỹ và Nga đều có chính sách không nhắm mục tiêu vào dân thường và do số lượng vũ khí có sẵn ÍT HƠN số mục tiêu quân sự cần loại bỏ, bất kỳ vũ khí nào sẽ được sử dụng đều ưu tiên nhắm vào các mục tiêu quân sự. Bạn không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến bằng cách ném bom dân thường. Việc ném bom dân thường đã được chứng minh là vô nghĩa khi người Đức làm điều đó vớ nước Anh và nó không hiệu quả khi Anh (và ở mức độ thấp hơn là Mỹ – nhưng Mỹ cố gắng hạn chế ném bom vào các mục tiêu quân sự… ..chỉ là do họ ném không chính xác lắm) đã thử nó trên nước Đức. Việc ném bom dân thường cũng không đạt được mục đích của nó khi Hoa Kỳ ném bom Nhật Bản (không phải quả bom nguyên tử kết thúc chiến tranh mà là Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và tấn công lực lượng Nhật Bản ở Mãn Châu), và cũng không thành công ở Việt Nam, hoặc Trung đông.
  5. Cách giành chiến thắng trong một cuộc chiến là LOẠI BỎ KHẢ NĂNG CHIẾN ĐẤU của đối thủ chứ không phải nhắm vào dân thường. Cả Nga và Mỹ đã NHẤT TRÍ trong trường hợp xảy ra chiến tranh, sẽ không nhằm vào các mục tiêu dân dụng và không nhằm vào những thứ như nhà máy điện hạt nhân dân dụng. Tất cả các chi tiết này đều là thông tin chính thức mà ai cũng có thể kiểm chứng được.
  6. Một vụ nổ hạt nhân trên không (airburst) hầu như để lại rất ít phóng xạ.
  7. Các vụ nổ mặt đất và các xuyên đất để lại bức xạ nhỏ, chỉ sau 2-3 tuần là an toàn để đi lại và sau vài tháng trở lại mức bức xạ nền. Đảo san hô Bikini của Mỹ, nơi hứng chịu rất nhiều vụ thử bom hạt nhân, ngày nay có chỉ số phóng xạ thấp hơn những gì bạn sẽ đo được từ những tảng đá granit được tìm thấy trong Central Park của New York và nó cũng thấp hơn 1/2 bức xạ nền mà thành phố Denver nhận được từ các nguồn tự nhiên.
  8. Vũ khí hạt nhân hiện đại được thiết kế để giảm thiểu tác dụng phụ của phóng xạ lâu dài hơn. Vụ tai nạn Chernobyl đã giải phóng lượng phóng xạ gần như tương đương với tất cả các vụ thử vũ khí hạt nhân trên mặt đất trong lịch sử, hơn 500 quả bom. Thảm kịch Chernobyl, tuy nghiêm trọng thật đấy, nhưng nó không mang tới ngày tận thế hay sự ảnh hưởng lâu dài nào cả. Báo chí đã thổi phồng tất cả mọi thứ chỉ để đe dọa công chúng.
  9. Như đã nói, PHẦN LỚN VŨ KHÍ HẠT NHÂN SẼ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁ HỦY MỤC TIÊU HẠT NHÂN và QUÂN SỰ của đối phương. Phần còn lại của đất nước sẽ không bị động đến, vì chỉ đơn giản là không có đủ vũ khí hạt nhân để rải khắp toàn bộ một đất nước. Hãy cùng làm một phép toán:
  10. Nếu Nga tung ra 1300 vũ khí hạt nhân, và mỗi vũ khí có đường kính hủy diệt là 10 dặm, thì diện tích hủy diệt là 100 dặm vuông cho mỗi quả bom, tương đương với 130,000 dặm vuông(square miles). Vì sức công phá các đầu đạt hạt nhân ngày nay nhỏ, mỗi mục tiêu cần ít nhất 2 đầu đạn mới bị phá hủy hoàn toàn. Vì vậy, hãy chia diện tích đó ra làm đôi. Con số sẽ là 65,000 dặm vuông. Tổng diện tích Hoa Kỳ là 3,7 triệu dặm vuông. Điều đó có nghĩa là tổng diện tích bị tàn phá của Hoa Kỳ trong một cuộc chiến tranh hạt nhân với Nga là 1,7% diện tích đất của Hoa Kỳ. Chỉ có vậy thôi! Và hãy biết rằng, hầu hết số vụ nổ hạt nhân đó sẽ nhắm vào các mục tiêu quân sự ở những vị trí xa dân cư, chính phủ đặt chúng ở đó là có mục đích cả.
  11. Học thuyết Đảm bảo phá hủy lẫn nhau (Mutually Assured Destruction – MAD) không còn tồn tại trong thế kỷ 21. MAD là di tích tuyên giáo của những năm 1960 – 1980s khi chính phủ không muốn chi tiêu nhiều cho quốc phòng toàn dân. Hiện nay cả Mỹ và Nga, hai cường quốc hạt nhân, không còn đủ số lượng vũ khí cho việc phá hủy hoàn toàn bất kỳ quốc gia nào.
  12. Các tính toán về mùa đông hạt nhân dựa trên những nghiên cứu về những quả bomb có sức công phá > 1 megaton, và những thành phố xây dựng bằng nhiều vật liệu dễ cháy. Tất cả những điều này đều không còn đúng với ngày nay. Phần lớn các thành phố hiện đại đều có tỷ lệ sử dụng vật liệu dễ cháy thấp hơn mức tối thiểu cần có để bão lửa có thể xảy ra.

Ghi chú về lịch sử các mục tiêu dân sự:

Quan điểm vào năm 2016 từ các luật sư quân sự: việc nhắm vào các mục tiêu dân sự là bất hợp pháp theo Luật xung đột vũ trang (LOAC). Tuy nhiên Luật không phải luôn luôn như vậy. Vào cuối những năm 1940, Hoa Kỳ không có học thuyết hạt nhân rõ ràng. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các nhà lãnh đạo quân sự cho rằng số bom ít ỏi trong kho hạt nhân sẽ được sử dụng để chống lại một số lượng nhỏ các thành phố của kẻ thù như ở Hiroshima và Nagasaki. Năm 1948, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) đã mở rộng khái niệm Hiroshima thành một kế hoạch chiến tranh: một cuộc không kích chiến lược duy nhất nhằm vào các thành phố lớn của Liên Xô. Có ý kiến cho rằng điều này sẽ ngăn cản Matxcơva bắt đầu một cuộc chiến tranh vì lo sợ về sự tàn phá khủng khiếp mà các đòn trả đũa của Mỹ sẽ gây ra cho Liên Xô.

Năm 1949, Liên Xô thành công chế tạo vũ khí hạt nhân đầu tiên. Kho vũ khí hạt nhân mới nổi của Liên Xô đã đặt ra một yêu cầu mới quan trọng đối với học thuyết của Hoa Kỳ. Mặc dù JCS tiếp tục lên kế hoạch cho một cuộc tấn công nhằm vào các thành phố của Liên Xô, nhưng TIÊU DIỆT VŨ KHÍ HẠT NHÂN CỦA ĐỐI PHƯƠNG ĐÃ TRỞ THÀNH ƯU TIÊN CỦA CÁC LỰC LƯỢNG HẠT NHÂN MỸ VÀ VẪN NHƯ VẬY CHO ĐẾN NGÀY NAY. Đồng thời, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã tranh luận nghiêm túc về việc có nên tiến hành một cuộc chiến tranh phòng ngừa để tiêu diệt các lực lượng hạt nhân của Liên Xô trước khi chúng có thể được sử dụng hay không. Năm 1950, Tổng thống Truman bác bỏ chiến tranh phòng ngừa là không phù hợp với các giá trị của Mỹ.

Trong chính quyền Kennedy, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã phát triển các kế hoạch hạn chế các cuộc tấn công hạt nhân của Hoa Kỳ vào một hoặc hai trong ba loại mục tiêu truyền thống: Lực Lượng Hạt Nhân, Mục Tiêu Quân Sự, và Mục Tiêu Công Nghiệp Quân Sự. Theo học thuyết tuyên bố sửa đổi, được gọi là học thuyết “Không Nhắm Tới Thành Phố”, các lực lượng Hoa Kỳ sẽ trước tiên, trong trường hợp Liên Xô gây hấn, tấn công các mục tiêu quân sự (loại một và hai) và đồng thời đe dọa bên cạnh các thành phố bị tấn công (loại ba), nhằm ngăn chặn Moscow trả đũa các trung tâm dân cư Mỹ. Học thuyết ” Không Nhắm Tới Thành Phố ” đại diện cho sự chuyển hướng từ các cuộc trả đũa lớn, mà hướng tới một chiến lược hiệu quả hơn đối với sự xâm lược từ Liên Xô. Trên thực tế, sự linh hoạt về mục tiêu này đã được NATO thông qua vào năm 1967 khi NATO chính thức thông qua học thuyết Tuyên bố về phản ứng linh hoạt và nó vẫn còn hiệu lực ngày nay.

Trong đầu những năm 1960, sự răn đe đã được thảo luận bằng cách nhắm tới mục tiêu dân sự. Ví dụ, Jerome Wiesner, cố vấn khoa học của Tổng thống John F. Kennedy và Tổng thống Lyndon B. Johnson, đã làm chứng trước Quốc hội rằng Hoa Kỳ có thể thiết lập khả năng răn đe dựa trên mối đe dọa phá hủy 6 trong số 10 thành phố lớn nhất của Liên Xô. Tuy nhiên, vào giữa những năm 1980, các quan chức Hoa Kỳ bắt đầu công khai giải thích rằng Hoa Kỳ không nhắm mục tiêu vào dân thường và thay vào đó nhắm mục tiêu vào các tài sản quân sự của Liên Xô, bao gồm cả lực lượng hạt nhân.

Sau Chiến tranh Triều Tiên, Quân đội Hoa Kỳ đã sửa đổi sổ tay hướng dẫn thực địa về Luật chiến tranh. Sách hướng dẫn sửa đổi năm 1956 ghi rằng: Một quy tắc chung được công nhận của luật pháp quốc tế là dân thường không phải là đối tượng của cuộc tấn công, mà cuộc tấn công đó chỉ nhằm vào họ. Sách hướng dẫn sử dụng trong quân đội trước đây đã không giải thích quy tắc này.

OPLAN 8010 (Kế hoạch tấn công hạt nhân định sẵn của Hoa Kỳ) Kế hoạch tấn công hiện tại đã tích hợp vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường để giảm thiểu thương vong dân sự. Chính quyền tổng thống George W. Bush đã ra lệnh cho quân đội tích hợp vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường vào OPLAN 8010 này để giảm thiểu thương vong dân sự khi chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Vậy tóm lại là, nếu chiến tranh hạt nhân thực sự nổ ra, đây sẽ là một cuộc chiến cực kỳ tang thương và tổn thất là rất lớn, nhưng phần lớn thế giới sẽ sống sót. Chiến tranh hạt nhân ngày nay sẽ không hủy diệt thế giới, hay bất kỳ một đất nước nào, nếu nó có nổ ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *