Quốc gia giữa vùng biển.

Międzymorze (Tiếng Ba Lan nghĩa là quốc gia giữa vùng biển), quen gọi trong tiếng Anh và Tiếng Latinh là Intermarium, là một trong những chính sách nổi bật của Józef Klemens Piłsudski, lãnh đạo Đệ nhị Cộng hòa Ba Lan. Mục tiêu và kế hoạch của Piłsudski chính là thiết lập một liên minh các quốc gia ở Trung và Đông Âu để đối chọi lại với ảnh hưởng của Nga và Đức bấy giờ, cũng như tránh lệ thuộc vào những cường quốc khác. Ông cũng có ý định mời các quốc gia thuộc khu vực này như Các nước Baltic (Estonia, Latvia, Litva), Hungary, România, Bulgaria, Tiệp Khắc, Belarus, Ukraina, Nam Tư, Phần Lan và Thụy Điển để gia nhập nhà nước liên bang này.
Trong tiếng Ba Lan, (từ między = “giữa”; + morze = “biển”) được hiểu là giữa các vùng biển.
Ý định của ông này là tái lập lại vinh quang của khối Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva vốn đã tồn tại từ năm 1569 tới 1795, khi Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva hợp nhất thành một quốc gia xuyên biển Baltic tới biển Đen. Nó chính là đại diện của cách nhìn Piłsudski về tư tưởng Promotheus nhằm làm yếu đi Đế quốc Nga và những nhà nước làng giềng như Đức.
Tuy nhiên các quốc gia mới thành lập ở Đông và Trung Âu đều không có hứng thú với ý tưởng này. Hàng loạt quốc gia vừa giành độc lập từ sự tan rã của các đế quốc Nga, Đức và Áo – Hung đều mong muốn được tự quyết định số phận dân tộc thay vì là 1 phần của 1 đế quốc mới. Các cường quốc khác trên thế giới đều phản đối ý tưởng này, trừ Pháp (Pháp cần 1 quốc gia làm vùng đệm kiềm chế Đức và Nga). Để hiện thực hóa nó, nước Ba Lan mới thành lập đã gây chiến và chiếm các lãnh thổ của nước Nga Xô viết và Litva (cũng là các quốc gia vừa độc lập từ Đế quốc Nga), năm 1938 Ba Lan cũng tranh thủ xâu xé đất Tiệp Khắc, chiếm gần 1.700 km2 chung quanh Teschen có 228.000 dân, trong số này có 133.000 người Séc.
Cuối cùng thì ý tưởng này cũng thất bại, mặc dù chiếm thêm một số đất đai nhưng Ba Lan không thể lôi kéo thêm nước nào vào liên minh với mình. Thay vào đó, các nước Tiệp Khắc, Rumania và Nam Tư thành lập một khối Tiểu Hiệp ước (Litter Entente) khi liên minh với Pháp năm 1921 (và tan vỡ năm 1938 sau vụ bán đứng Tiệp Khắc). Các cường quốc trong khu vực là Liên Xô và Đức, dù ghét nhau nhưng vẫn có điểm chung là ghét Ba Lan, và cùng hội đồng Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, chấm dứt luôn giấc mông đại cường quốc của nước này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *