#quansu
QUÂN SỰ NHẬT BẢN THỜI TRUNG ĐẠI
II. Quân sự
Sự hưng vong của chế độ Mạc Phủ luôn song hành với tầng lớp võ sỹ samurai (chính xác hơn là bushi) và quân đội phong kiến của các võ sĩ
Quân đội vào thời trun đại của Nhật Bản gồm có kỵ binh, bộ binh, hải quân, ngoài ra thì trong suốt chiều dài lịch sử thì còn có sự xuất hiện của 1 số lực lượng phi võ sỹ như tăng binh sohei, các nhẫn giả ninja, lực lượng trị an Shinsengumi và về sau là 1 số đơn vị được tổ chức và huấn luyện theo mô hình chiến đấu của phương Tây như Denshutai
Tổ chức đơn vị của quân đội Nhật vào thời này tùy thuộc vào các nhà với trường hợp của Hojo Ujiyasu thì phiên chế đơn vị là quân cận vệ Hojo được chia làm 48 đội do 48 tay đội trưởng chỉ huy để rồi phân cấp xuống là mỗi đội cấu thành từ 6 nhóm và mỗi nhóm từ tổ thấp hơn với cấp tổ chức đơn vị thấp nhất là nhóm gồm 20 mạng
Trong khi đó thì tổ chức đội tinh binh Oban của nhà Tokugawa lại khác khi mà Tokugawa Ieyasu phiên chế đội tinh binh Oban thành 3 đội và số đội lần lượt tăng lên thành 5 đội vào thời điểm đánh nhau với triều Tiên và tới năm 1623 thì lên tới con số 12 đội với mỗi đội gồm 1 đội trưởng, 4 cấp phó cùng 50 lính
Về cấu trúc thì vào tổ chức xã hội của toàn bộ Nhật Bản vào thời kỳ Mạc phủ tương tự mô hình chế độ phong kiến phân quyền của Tây Âu thời Trung Cổ với quyền lực nằm trong tay các giới võ sỹ mà đứng đầu là các quý tộc lãnh chúa phong kiến rồi tới tầng lớp võ sỹ (bushi, buke) rồi nông dân và lần lượt các tầng lớp tiếp theo là thợ thủ công và thương nhân
Trong các tầng lớp này thì võ sỹ chính là lực lượng chiến đấu chính của các lãnh chúa đại danh Daimyo tương tự như tầng lớp hiệp sỹ bên Tây Âu thời phong kiến hoặc là các bồi thần (thegn) vào thời gian trước đó
Từ khoảng thế kế thứ 10 trở đi thì các nhóm chiến binh (bushidan) ở các tỉnh (shoen) dần bắt đầu đóng vai trò đáng kể và cho tới khi nền chính trị của dòng họ Ashikaga bắt đầu bị suy yếu vào thế kỷ 15 thì các chiến đoàn bắt đầu trở thành các lực lượng gia binh của các lãnh chúa quý tộc
Lực lượng nòng cốt chiến đấu chính vào thời đại Mạc Phủ chính là các võ sỹ (bushi) Samurai (từ nguyên nghĩa là phục vụ)
Các võ sỹ có nhiều cấp bậc khác nhau song một số Võ sỹ thân tín và có thế lực thường thông qua chiến công và quyền thừa kế trở thành các đại danh daimyo quản lý han (phiên) cũng như quản lĩnh các võ sỹ cấp dưới
Thường thì các Daimyo quản lý các phiên thời Sengoku có xuất thân từ các thủ hộ shugo (thống đốc quân sự) vào thời Kamakura song cũng có vài trường hợp ngoi lên vào thời Ashikaga
Các võ sỹ chư hầu vào thời Kamakura và Ashikaga được gọi chung là Ngự Gia Nhân (Gokenin)…song vào sang thời Edo (Giang Hộ) thì sau chiến thắng tại Sekigahara thì lực lượng võ sỹ và cấp trên của họ quý tộc võ sỹ bị phân hóa làm 2 là nhóm theo họ Tokugawa từ trước trận Sekigahara (gồm cả các daimyo xuất thân từ họ gốc phát sinh ra nhà Tokugawa là Matsudaira Tùng Bình) và nhóm mới quy thuận về sau
Các Daimyo thời Giang Hộ có thể phân ra làm 3 loại là là loại Shinpan Thân phiên có quan hệ thân tộc gồm các thành viên nhà Tokugawa song không được truyền vị chức Shogun cùng với các thành viên của họ gốc Matsudaira, bên cạnh đó thì 1 số Daimyo khác họ song do đã quy thuận và phục vụ với vai trò đồng minh thủy chung không đổi từ trước trận Sekigahara như Honda, Sakai, Ii, Sakakibara…được liệt vào nhóm 2 là fudai daimyo (Phổ Đại Đại Danh) hưởng đãi ngộ cao hơn 1 tý so với các đại danh bên ngoài Tozama Daimyo Ngoại hạng Đại Danh là các đại danh đối nghịch và chỉ quy thuận nhà Tokugawa về sau
Trong số 3 loại này thì nhóm Shippan và Fudai là được hưởng ưu đãi khá nhiều cũng như được các vị Shogun ban cấp phong ấp nằm tại các điểm yết hầu giao thông quan trọng trên đường tới kinh đô trong khi nhóm 3 thì luôn bị họ Tokugawa nhòm ngó giám sát cũng như nhiều lúc là thuyên chuyển sang phong địa khác để tránh mọc rễ sâu quá lại đe dọa quyền lực họ Tokugawa
Trong nhóm thân phiên thì có 3 nhánh nhà Tokugawa cao nhất được gọi là Ngự Tam Gia Gosanke gồm 3 nhánh Tokugawa quản lý các phiên ở Owari, Mito và Kii
Về sau thì xuất hiện thêm và có lẽ thay thế Gosanke là nhóm 3 nhà Tokugawa ở Shimazu, Tayasu và Hitosubashi được gọi chung là Gosankyo Ngự Tam Khanh song khác với Ngự Tam Gia khi hội này không có quản phiên
Ngoài ra thì nhà Tokugawa còn tổ chức lại hệ thống võ sỹ dưới trướng
Nếu trước đây Gokenin nói chung được xem là tầng lớp võ sỹ chư hầu của các lãnh chúa thì tới thời Edo thì Gokenin bị hạ xuống 1 bậc thành các võ sỹ hạng thường và thấp trong khi các võ sỹ trung tín theo họ Tokugawa từ những ngày đầu ở Mikawa cũng như từ các gia tộc luôn hết lòng trung thành với nhà Tokugawa lại được tổ chức thành tầng lớp võ sỹ cao cấp Hatamoto và chỉ có đám Hatamoto (loại thuộc nhómome mie ijo) mới được quyền diện kiến và báo cáo trực tiếp với Tướng quân
Trong hội Hatamoto cũng có nhiều loại được phân chia dựa theo loại thu nhập là nhóm ăn bổng lộc của họ Tokugawa là kuramaitori và nhóm được giữ thái ấp jikatatori
Nhóm Hatamoto có thu nhập được tính theo số thạch (koku) gạo trong năm với mức thu nhập cao nhất lên tới 8000 thạch trở lên được gọi là taishin hatamoto và bên cạnh đó thì 1 số hatamoto có công trạng hoặc được ban ơn mưa móc thăng lên hàng đại danh thì họ thường được liệt vào nhóm Phổ Đại Đại danh
Quân số Hatamoto vào thời Edo ước khoảng 5000 người trong khi loại võ sỹ cấp dưới vào khoảng 17,000
Các võ sỹ chiến đấu dưới ngọn cờ của đại danh (kashidan) thường có bị trói buộc với đại danh thông qua quan hệ chủ tớ truyền thừa song cũng có khi là các võ sỹ cũng có quan hệ là bà con thông qua các cuộc hôn nhân hay sự liên kết lâu đời giữa các gia đình, dòng họ…
Hành trang chính của các võ sỹ bên cạnh kỹ năng võ thuật chính là hệ thống quy luật ứng xử cốt lõi dành riêng cho các võ sỹ: Võ sĩ đạo (Bushido) gồm các nguyên tắc và giá trị sống như luôn trung thành với chủ mình cũng như khi làm chủ muối mặt hoặc khi có biến thì phải dùng cái chết để báo đáp ơn chủ, phải luôn biết cư xử đúng mực… và trong 1 số trường hợp là phải chết theo chủ – Junshi a.k.a Tuẫn tử (khác với seppuku và harakiri ở chỗ 2 thứ này thực hiện đa phần để giữ hoặc bảo toàn danh dự còn Junshi dùng để thể hiện sự cống hiến vô điều kiện của võ sĩ đối với chủ ngay cả sau khi chủ qua đời)
Có thể nói bộ nguyên tắc sống Bushido này chính là 1 trong những thứ thuộc về mảng Nghĩa vụ, trách nhiệm (Giri) của mà võ sỹ cần phải tuân theo và thực hiện đổi lại cho các Ơn sủng, ân điển (On) hay dân dã hơn là các quyền lợi mà võ sỹ sẽ nhận được từ các đại danh như đất đai, chức tước, đặc quyền
Bên cạnh các nguyên tắc võ sỹ thì các chiến binh samurai cũng phải được trang bị các kỹ năng võ thuật
Vào thời kỳ Edo thì các võ sỹ được huấn luyện 18 loại kỹ năng chiến trận (Bugei Juhappan, Thập bát ban võ nghệ) gồm kiếm thuật (kiếm đạo, Kendo, kenjutsu), kỵ thuật (thuật cưỡi ngựa, bajutsu), cung thuật (kyudo, Kyujutsu), thuật rút kiếm (iaijutsu), Nhu đạo (yawara, Jujutsu), kỹ năng do thám (Nhẫn thuật, Ninjutsu), các kỹ thuật đánh thương hay các vũ khí cán dài (naginata jutsu), kiếm ngắn (tanto), đánh gậy (bojutsu), dùi cui (Jitte), trượng (mojiri), giáo (sóc thuật, sojutsu), dây thừng (torite), lưỡi hái có gắn xích (kusarigamajutsu), ném phi tiêu (shurikenjutsu), phun kim (fukumibarijutsu), bơi lội (suieiijutsu) và cả kỹ năng bắn súng (teppo)
Tuy là phải học và áp dụng nhiều thứ song cũng đáng bõ công khi các võ sỹ được phục vụ dưới trướng các lãnh chúa sẽ được các ông chủ của mình ban cấp đất đai, đặc quyền để đổi lấy việc khi hữu sự thì các vũ sỹ chư hầu sở hữu thái ấp này sẽ đóng góp 1 phần binh lực cho lãnh địa
Phần binh lực mà các võ sỹ được ban cấp đất đóng góp cũng tùy theo nhân khẩu của phần đất mà họ có với các nhân khẩu này chủ yếu xuất thân là các nông dân ngày thường song tới lúc chiến loạn thì phải tạm gác lại việc đồng áng để đi đánh trận
Tuy nhiên thì khi ra vào trận mạc thì quyền lực chỉ huy tối cao thường do Shogun hoặc đại danh nắm giữ; trường hợp các sếp tổng này không thân chinh thì họ sẽ chọn 1 thống soái taisho thay mặt họ quản lý các tướng là các võ sỹ chư hầu dưới quyền những người chỉ huy quân bản bộ của họ gồm các đơn vị kỵ, bộ, cung thủ được tập hợp từ nhân khẩu trong phong ấp nhà họ
Với các đặc quyền của mình thì lực lượng các võ sỹ dưới quyền của đại danh thường góp mặt vào đội hình kỵ binh của chính lãnh địa bên cạnh các thuộc hạ của họ
Ngoài ra thì kích thước kỳ hiệu của các samurai mang cũng căn cứ vào thu nhập lãnh địa khi mà các võ sỹ có thu nhập 8000 thạch 1 năm được phép sở hữu kỳ hiệu lớn hơn so với bọn chỉ có 1000 thạch/ năm
Kỵ binh vốn xuất hiện hơi muộn tại Nhật Bản khi mà quân đội thời cổ của Đại Hòa chủ yếu là bộ binh nặng để rồi kỵ xạ được du nhập sau khi Đại Hòa thu phục được người Emishi
Ngựa thường dùng cho trận mạc vào thời trung đại tại Nhật thường được chăn nuôi ở các các tỉnh vùng đông bắc, hầu hết đều có tầm vóc thấp nhưng chắc nịch cũng như còn sót chút phần nào phẩm chất hoang dã ngoài tự nhiên
Vì bản chất công việc nên các võ sỹ thường đánh giá cao các chiến mã dai sức và mạnh mẽ
Yên cưỡi ngựa (gura) được người Nhật dùng trong lịch sử có nhiều loại dựa theo xuất xứ và người sử dụng như loại xuất xứ từ Trung Hoa (karagura) hoặc về sau là loại được chế tạo ở Nhật (yamatogura); bên cạnh theo xuất xứ thì người Nhật cũng phân biệt yên ngựa theo người dùng cũng như mục đích dùng như loại yên suikangura dành cho quý tộc hoặc loại yên dùng khi trận mạc là gunjingura
Nhưng dù loại nào thì yên ngựa Nhật đều do thợ mộc chế tác từ gỗ với phần cốt yên (kurabane) cấu thành từ 4 bộ phận gỗ gồm miếng gờ dạng vòm (maewa) cùng với miếng đuôi vểnh của yên (shizuwa) ráp với 2 miếng đã được tiện (igi)
Các yên ngựa dùng trong trận mạc thường có phần gờ ráp với đuôi vểnh dày hơn nhằm giúp bảo vệ khỏi tên đạn cũng như bị dịch chuyển khi đang dừng cương bắn cung
Lớp phủ dưới yên (shita-gura) bằng da độn gồm 2 lớp được buộc vào phần khung gỗ bằng dây thừng cũng như được kẹp và lèn chặt ở giữa mặt dưới yên với lớp da độn ở phần chỗ yên để ngồi (basen) thông qua phần dây da bàn đạp (chikaragawa, gekiso) để rồi phần dây da bàn đạp này sau đó được xỏ xuyên qua các lỗ ở phần miếng gỗ tiện igi cũng như phần yên để ngồi
Yên ngựa thắng lên lưng ngựa và được khóa bằng 3 sợi dây đai bằng thừng ở ba vị trí là 1 ở ngay dưới bụng ngựa, 1 qua phần vai ngựa và phần kia qua phần 2 chân sau của nó
Về phần bàn đạp thì kể từ cuối thời Heain thì bàn đạp dùng cho chiến trận thì hơi dài hơn, thon hơn so với loại bàn đạp dùng trong nghi lễ cũng như có phần bao để đút ngón chân vào
Loại bàn đạp này được sử dụng cho tới tận thế kỷ 19 khi các bàn đạp có hình dạng vòng của châu Âu được du nhập vào
Bên cạnh yên và bàn đạp thì đồ nghề kỵ binh Nhật nói chung và của nhà Takeda nói riêng không thể thiếu bộ dây cương gồm dây cương, dây đầu và hàm ngựa với các dây đầu và dây cương bằng vải bện cũng như roi ngựa có dây đeo vào tay được làm bằng tre hay liễu
Tuy nhiên thì khác với kỵ binh các quốc gia khác ở chỗ chiến mã Nhật thời Trung đại không được trang bị giáp mã nên nếu chẳng may ngựa của võ sỹ bị thương hay què thì xác định là có 1 túc khinh ashigaru (bộ binh) hoặc đầy tớ túc trực gần đó mang ngựa khác tới thay
Trang bị của các võ sỹ trước nhất phải kể đến vật bất ly thân phân biệt địa vị của họ với thường dân chính là kiếm – võ sỹ luôn phải mang 2 thanh kiếm cùng lúc gồm 1 thanh katana dài khoảng 3 feet và thanh đoản kiếm 16-20 inch là wakisazhi có lưỡi cong vốn cũng là thứ mà họ dùng thực hiện nghi thức mổ bụng tự sát seppuku (Ai không thuộc tầng lớp võ sỹ mà mang 2 thanh kiếm cùng lúc thì xác định sẽ gặp rắc rối lớn tới mức có thể lĩnh án tử)
Ngoài kiếm Nhật thì có cung tên dù rằng ngoài võ sỹ cưỡi ngựa bắn cung thì người Nhật cũng có đám cung thủ bộ binh riêng
Trong nhiều trường hợp mà tiêu biểu và điển hình nhất là đội kỵ binh nhà Takeda thì trang bị của kỵ binh còn có thương dài khiến cho đội kỵ binh bấy giờ còn có thể hoạt động như đội thương kỵ binh bên cạnh việc dùng kiếm cận chiến
Bên cạnh đó không thể không kể đến bộ giáp trụ hộ thân gồm các miếng kim loại có dây buộc bằng da
1 bộ giáp trang bị tận răng theo tiêu chuẩn thời Mạc Phủ tại Nhật dành cho các võ sỹ tính sơ sơ chỉ gồm 19 bộ phận khác nhau trong đó các bộ phận chính không thể thiếu gồm giáp ngực Do (dou) bằng các tấm da hoặc sắt nhiều kích cỡ hình dạng với công dụng chủ yếu che phần ức trên trong khi phần ngực dưới tới phần cẳng trên được che bằng các tấm giáp bằng thép và da Kusazuri vốn được liên kết treo với các phần mặt trước và sau của giáp ngực Do bằng dây buộc
Che chở cho bả vai chính là các miếng giáp hình chữ nhật bằng sắt hay da gọi là Sode vốn có gắn các phù hiệu, gia huy (mon) để phân biệt phân biệt sode-jirushi (các binh sỹ ashigaru thì ngược lại hay mang các cờ gắn vào lưng gọi là sashimono)
Dưới lớp giáp bả vai và có thể là sâu bên trong các lớp giáp dạng tấm bằng thép hay da bên ngoài thì các võ sỹ sẽ mặc độn bộ giáp vòng lưới kiểu Nhật với cỡ mắt lưới còn nhỏ hơn cả loại tương tự bên châu Âu; Phân loại giáp lưới Kusari được dựa trên cách thức liên kết các mắt lưới giáp Kusari gồm 2 loại chính là loại dùng liên kết bằng đinh tán và loại liên kết bằng gút dây
Lớp Kusari mặc độn này sẽ là lớp giáp bên trong nhất trong bộ giáp võ sỹ nhằm giúp gia tăng sự bảo vệ cũng như là bề mặt chuẩn để vận, móc các giáp dạng miếng bên ngoài
Phần cẳng tay sau khi độn giáp Kusari sẽ được trang bị bằng phần giáp bảo hộ cẳng tay – bàn tay vốn mở rộng lên phần vai gọi là Kote cấu thành từ vải được bọc các miếng giáp sắt đa dạng về kích thước và hình dạng; Kote được liên kết, néo giữ trực tiếp vào lớp giáp lưới Kusari
Ngoài ra thì đôi khi còn có giáp riêng bảo vệ bàn tay gọi là tekko mang bên ngoài bao tay lót yugake
Trong khi đó thì phần đùi được che chở bởi bộ phận giáp chuyên biệt buộc ngay tại thắt lưng được gọi là Haidate gồm các tấm giáp sắt và da nhỏ phong phú về hình dạng và kích cỡ may thẳng vào vải; Các tấm giáp Haidate ở các bên liên kết với nhau qua thông qua việc buộc vào bộ phận lót là giáp lưới Kusari
Dưới Haidate thì phần giáp chính có thể kể đến là phần giáp xà cạp bảo vệ cẳng chân Suneate gồm các miếng nẹp sắt được khâu vào vải và buộc tại phần bắp vế tương tự như bộ phận giáp bảo hộ cẳng chân của bọn phượt thủ bây giờ và tất nhiên là bộ phận này mặc ngoài giáp Kusari
Ngoài ra thì người ta còn độn phần gối nhồi nhỏ tate-eri vào dưới các miếng Haidate nhằm giúp bảo vệ cơ thể khỏi trọng lượng nặng nề của phần giáp phần trên cơ thể khi ngồi
Để bảo vệ phần bàn chân thì các võ sỹ còn mang cả phần găng chân hay dễ hiểu là vớ chân bọc giáp lưới Kogake a.k.a Kusari Tabi
Về phần giày dép thì có nhiều loại mà các võ sỹ có thể mang vào chân gồm dép kẹp bện warazi a.ka. zori, các loại ủng da ngắn dùng cho việc cưỡi ngựa kutsu hoặc kegutsu
Ngược về phần đầu thì bộ phận chính bảo vệ đầu chính là mũ chiến Kabuto gồm từ 3 tới 100 miếng da hay sắt được tán đinh vào nhau
Mũ Kabuto của võ sỹ sẽ luôn đi kèm với giáp che phần gáy Shiroko cấu thành từ vài lớp sắt uốn cong hoặc dải da treo ở phần đáy của kabuto
Ở phần trước mặt của mũ chiến thì có gắn phần giáp mặt (đôi khi có thể xem là mặt nạ) Mengu, menpo gồm các miếng sắt hay dải da phủ sơn mài tạo thành, được gắn và cố định vào mũ chiến Kabuto bằng các chốt kim loại và dây; dưới phần giáp che mặt thì còn có phần giáp bảo vệ cổ yodare-kake cấu thành từ các dải da, sắt hoặc là phần giáp lưới khâu thẳng vào vải và được liên kết treo vào phía dưới phần giáp mặt Menpo
Đỉnh phần mũ chiến võ sỹ thường có gắn mào trang trí bằng hình 2 sừng trâu Wakidate hoặc mào hình tròn (Đĩa mặt trời) gọi là maedate thông qua phần giáp trán trước mabisashi ở trên mũ trụ ; ngoài ra thì còn có các miếng trang trí gắn mũ khác với muôn hình vạn trạng được gọi chung là Datemono/tatemono
Một thứ không thể thiếu cho lắm mà các võ sỹ luôn mang chính là đai lưng hoặc dây vai bằng vải vốn là nơi treo móc các vũ khí như kiếm katana, wakisazhi và dao ngắn tanto được gọi là Uwa-obi hay himo
Đó là trang bị chung của các chiến binh võ sỹ nòng cốt trong khi các chỉ huy có vai vế cao hơn trên chiến trường đôi khi còn mặc thêm áo choàng không tay Horo và xài quạt chiến trong khi đám túc khinh bộ binh cấp thấp thì thay mũ chiến kabuto cầu kỳ bằng mũ chiến (Jingasa) rộng vành có hình dạng na ná giống cái nón lá được làm bằng các chất liệu như sắt, đồng, gỗ, giấy, tre hoặc là da và có gắn các gia huy quân đội mình phục vụ
Một số võ sỹ cũng được trang bị thứ trang bị hộ thân bằng các tấm vải dài quấn quanh thân vốn sẽ phồng lên khi đón gió lúc mà võ sỹ phi ngựa tốc độ cao
Loại trang bị này, Horo, được dùng để chống tên lạc và về sau thì có khi cái túi gió chống tên gắn sau lưng này được gia cố với lớp lõi là là lồng, giỏ đan phủ vải có thuê huy hiệu gia tộc
Ngoài ra thì hầu hết các binh sỹ túc khinh lẫn 1 số võ sỹ kỵ binh khi chiến đấu đều đeo vào lưng 1 cây cờ nhỏ sashimono gồm 1 cây sào dài với lá kỳ hiệu có mang huy hiệu gia tộc mà họ phục vụ được căng cho vuông góc bằng 1 thanh sào ngắn hơn nhằm để nhận diện phe họ đang chiến đấu cho khi đang ở chiến trường
Các kỳ hiệu sashimono đeo lưng này là phiên bản cỡ nhỏ của của các kỳ hiệu chiến trường như hata-jirushi, uma-jirushi, nobori…
Đi kèm các võ sỹ thường là những tùy tùng của họ như yoriki và doshin’ Yoriki cao cấp hơn doshin
Vào thời mạc phủ Ashikaga cũng như thế kỷ 16 thì các tùy tòng Yoriki và doshin này thường là các võ sỹ cấp dưới và có khi là túc khinh nằm dưới quyền điều động của võ sỹ cấp cao hơn để rồi sang thời Edo thì quy định yoriki chỉ huy hoạt động canh gác và tuần tra của đơn vị do các phần tử doshin cấu thành
Và bên cạnh đó thì doshin và maekashi (nhân viên quân sự) vào thời Edo trở thành các lực lượng canh gác kinh đô cũng như các thành trấn
Bên cạnh lực lượng võ sỹ thì bộ binh ashgaru a.k.a túc khinh vốn ban đầu vào thời kỳ Kamakura và trong cuộc chiến với nhà Nguyên thì xuất thân là nông dân tá điền của lãnh địa
Vào thời kỳ đỉnh cao của các trận thư hùng của các daimyo thì bên cạnh số bị trưng dịch từ từ nông dân lãnh địa nhiều chiến binh túc khinh xuất thân là binh lính đánh thuê sống bằng chiến quả thu được từ chiến tranh
Vì bởi sống bằng chiến quả nên nhiều băng túc khinh khá là vô tổ chức tới mức họ đánh phá và đốt Miyako trong loạn Onin
Tuy nhiên thì các binh lính túc khinh đánh thuê này sau đó rơi vào tầm mắt xanh của Oda Nobunaga (Chức Điền Tín Trường) khi nhà Oda mộ cả đống lính thuê về dưới trướng
Các lính đánh thuê tuy chiến đấu có yếu kém lại ô hợp nên nhiều lúc khó quản lại dễ bị đội quân lãnh địa vốn tổ chức quy củ và bài bản hơn đánh bại song ưu thế sử dụng quân đánh thuê với nhà Oda là miễn bàn cãi khi họ thuộc nhóm dễ dàng tiếp thu việc sử dung công nghệ quân sự mới nhất từ phương tây là súng hỏa mai cũng như có lợi thế là vì quân đánh thuê được duy trì bằng tiền nên nhà Oda có thể canh me đợi các đại danh khác vào giải tán quân đội họ về thu hoạch khi tới mùa vụ để đưa quân tới đánh úp
Về trang bị thì các binh sỹ túc khinh thời đầu có trang bị tương tự các samurai cưỡi ngựa với đao dài naginata (Thế đao) mà về sau thì chuyển sang xài giáo dài Yari, cũng như là kiếm Nhật và cung tên (Các võ sỹ chỉ huy cấp cao thì có thêm món sai-hai là gậysơn mài có đuôi bịt kim loại với 1 đầu có đục lỗ xỏ dây buộc vào 1 quả tua rua gồm các sợi vải, giấy hay thậm chí là lông tóc đã được xử lý để chống ướt)
Khiên cũng là 1 thứ đã từng đóng vai trò lâu đời trong lịch sử Nhật Bản với các khiên đời đầu có hình chữ nhật được làm từ nhiều lớp da phủ sơn mài để rồi sang thời gian sau đó thì nó hoàn toàn bằng chất liệu gỗ
Khiên vào thời Nara có chiều cao tầm 1m5 với bề ngang dưới 1m cấu thành từ các tấm ván ghép lại và có thể dựng đứng ngoài trận bằng các trụ sào chống đỡ
Cho tới trước khi hỏa khí được xài phổ biến vào thế kỷ 16 thì khiên cũng vẫn được sử dụng như ít vì nó nặng và cồng kềnh cũng như mất dần hiệu quả dù có thể vận chuyển được ra chiến trường
Chiến thuật dùng khiên trong 1 số trường hợp là ghép các khiên lại với nhau tạo thành bức tường khiên kaidate giúp che chắn cho đại quân tốt hơn song cũng tạo thành chướng ngại gây khó khăn cho việc tràn lên tấn công của kẻ thù như hàng rào cọc nhọn bằng gỗ sakamogi
Dù vậy thì cả tường khiên kaidate và rào gỗ cự mã sakamogi do làm bằng gỗ nên kỵ lửa và đồ hỏa khí vốn cũng rất hay đượcsử dụng trên chiến trường
Bên cạnh đó thì từ sau năm 1543 thì các binh sỹ ashigaru mà bắt đầu với nhà Oda đã tiếp thu và sử dụng hỏa mai Tanegashima một cách đại trà thay dần cho cung
Nhưng dù vậy thì cung vẫn không hoàn toàn biến mất khi mà các samurai chiến đấu trên lưng ngựa vẫn có thể tác chiến với nó
Về giáp trụ thì giáp trụ của Ashigaru cũng có phần tương tự như giáp trụ võ sỹ với giáp ngực Do, giáp phần cẳng tay Kote, xà cạp suneate và giáp che đùi Haidate song họ cũng có phần khác khi mang mũ chiến có hình dạng nón lá với vành rộng jingasa cũng như có vận cả giáp trụ loại nhẹ và có thể xếp lại được gọi là giáp Tatami
1 bộ giáp tatami đầy đủ (tatami gosoku) thường gồm mũ chiến nhẹ và ít cầu kỳ hơn so với loại của võ sỹ là chochin kabuto hoặc loại mũ trùm đầu tatami zukin đi kèm với các bộ giáp ngực gấp được là Tatami Do hoặc áo khoác bọc giáp tatami katabira là giáp cấu thành từ các miếng sắt hình chữ nhật hoặc lục giác được cố định lên phần nền giáp lưới bên dưới để rồi phần giáp lưới này lại được khâu thẳng lên vải
Ưu điểm của giáp Tatami như là nhẹ, dễ và tiện mang đi do xếp gọn lại được cũng như là ít tốn chi phí sản xuất nên được các binh sỹ ashigaru và samurai các tầng lớp thấp sử dụng
Trong suốt thời Nam Man (Nanban) Mậu Dịch từ năm 1543 tới khoảng 1615 thì cùng với việc cập cảng mua bán và truyền đạo của các thương nhân phương Tây như người Bồ Đào Nha là việc các đại danh Nhật dần tiếp thu và mua các loại hỏa khí teppo như súng hỏa mai Tanegashima Chủng Tử Đảo
Dù ban đầu hỏa lực Tanegashima không mấy hiệu quả lại thêm môi trường ẩm ướt tại nhật Bản khiến việc sử dụng hỏa mai thêm khó khăn song chỉ sau vài cải tiến gồm cả việc thêm hộp sơn mài bảo vệ thuốc súng khỏi bị ướt mưa thì hỏa mai Tanegashima bắt đầu phát huy dần ưu thế chiến trường hơn so với cung truyền thống khi có thể dễ dàng đào tạo đại trà và nhanh chóng cho bọn dân đen bị trưng dịch trong khi cung thì cần phải có thời gian đào tạo lâu hơn cũng như phải có kỹ năng và nền tảng thể lực để sử dụng
Chính người đầu tiên áp dụng chiến thuật tấn công bằng đợt xung phong ồ ạt của kỵ binh trang bị thương là Takeda Shingen cũng phải nhận xét vũ khí thống trị chiến trường sau đó là hỏa mai và rằng nên thay vũ khí giáo bằng súng hỏa mai cho đội kỵ binh nhà mình song Takeda Shingen chưa kịp có hành động gì thì đã qua đời và người kế vị là con trai Takeda Katsuyori vì quá tin tưởng vào đợt tấn công ồ ạt bằng thương kỵ mà đã dẫn đến việc chôn vùi luôn đội kỵ binh danh tiếng của dòng họ Takeda tại Nagashino ngày 28 tháng 6 năm 1575 để rồi không lâu sau đó thì họ Takeda bị diệt vong
Với việc trang bị hỏa mai thì 1 số Daimyo như Oda Nobunaga đã cải biến chiến thuật thích hợp là chia xạ thủ Tanegashima thành nhiều hàng luân phiên nạp đạn và khai hỏa từ đằng sau công sự là các hàng rào gỗ và kết quả là chiến thuật này đã xả gọn đội kỵ binh Takeda tại Nagashino năm 1575
Với hỏa mai trong tay thì các binh sỹ Nhật trở nên nguy hiểm bội phần để rồi tới thời kỳ Azuchi –Monoyama theo tên 2 lâu đài nơi tọa lạc quyền lực chính trị của Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi thì lực lượng quân đội trang bị hỏa mai được gửi sang đánh nhau với nhà Joseon đã tung hoành tới mức trong các trận thủy chiến trên biển thì đô đốc thủy sư Triều Tiên đã áp dụng chiến thuật dùng đại pháo xử gọn từ xa nhằm tránh ăn các trận mưa đạn hỏa mai vô cùng chính xác và chết người từ các xạ thủ Nhật cũng như là cho ra trận các thuyền rùa có mai che đạn cho thủy quân Triều Tiên
Bên cạnh Ashigaru thì một số Daimyo còn có các đơn vị tinh nhuệ tổ chức riêng như đội Bạch Hổ Byakkotai của phiên Aizu, Kiheitai của Choshu, đội kỵ binh truyền tin có cờ lưng hình con rết của họ Takeda, Shagima của Tosa cũng như đội Oban là lực lượng được các Mạc phủ Ashikaga và Tokugawa đặt ra dùng để bảo vệ địa bàn tỉnh nhà là nơi long hưng của mình cũng như bảo vệ ngôi vị
Song song các võ sỹ thì vào thời Chiến quốc và xa hơn là cuối thời Heian, 1 số chùa chiền như Enryakuji,Kofukuji, Miidera… cũng tổ chức trang bị vũ khí cho ác nhà sư tạo nên tầng lớp nhà sư chiến binh – sohei và các nhà sư chiến binh này đã tham chiếu nhiều trận cho tới khi thế lực họ bị suy giảm đáng kể sau khi quân chùa Enryakuji bị quân nhà Oda đánh bại; một trong các nhà sư chiến binh nổi danh có thể kể đến là Saito Musashibo Benkei, người đã theo phò Minamoto Yoshitsune ra chiến đấu ngoài chiến trường và tử trận năm 1189
Ngoài ra thì các daimyo và shogun, nhất là Shogun nhà Tokugawa cũng sử dụng 1 số lực lượng chiến đấu riêng là đặc cảnh Shinsengumi, lãng nhân đội Roshigumi và nổi danh hơn hết là đám Nhẫn giả Shinobi a.k.a Ninja
Ninja có thể nói là lực lượng đặc công xuất hiện lâu đời trong lịch sử Nhật mà nguồn gốc có lẽ từ sự kiện hoàng tử Yamato Takeru cải nữ giới ám sát tộc trưởng của Kumaso tại bữa tiệc
Vào thời Sengoku thì Nhẫn giả hội hoạt động mạnh với 2 trường phái chính là Ninja Iga (nay là tỉnh Mie) và Ninja Koga
Các Nhẫn giả này cũng như các võ sỹ đều phải trải qua quá trình tu tập võ thuật riêng mà với các nhẫn giả thì các bài học này được gọi chung là nhẫn thuật Ninjutsu gổm các kỹ năng chính phi thân, ẩn nấp và dùng đồ hỗ trợ (vũ khí cậnchiến hay vật liệu nổ), xử lý tình huống, điều nghiên địa hình…
Ngoài ra thì bên cạnh kiếm thuật thì cũng như các võ sĩ thì các nhẫn giả học và sử dụng các vũ khí nhà nghề riêng của mình như kỹ năng tàng hình, đột nhập cũng như xài các bảo bối như phi tiêu ném hình ngôi sao shuriken, các loại vũ khí nổ ra khói che mắt nhằm cắt đường đuổi đối phương là metsubushi hoặc gansubushi gồm các món nhồi đầy bột ớt với vỏ bằng thủy tinh và có nhiều hình dạng từ từ ống tre tới nổi tiếng hơn cả là hình trứng, chông sắt makibishi, ống thổi phi tiêu fukiya cũng như lưỡi hái có gắn dây xích là kusarigama…
Với các bảo bối này thì lực lượng ninja đã đóng vai trò không hề nhỏ trong việc đánh phá, tập kích, do thám hay ám sát các yếu nhân của đối phương
Một trong những Nhẫn giả nổi danh nhất đã đóng góp không ít công lao cho cơ nghiệp nhà Tokugawa là Hattori Hanzo (Phục Bộ Bán Tàng) thuộc phái Iga
Lực lượng Ninja Iga dù sau đó bị Oda Nobunaga đánh cho tơi bời song họ cuối cùng cũng phục vụ cho họ Tokugawa bên cạnh nhóm Koga vốn cũng được nhà Tokugawa phái ra quậy vài tập từ Sekigahara qua trận vây hãm Osaka tới đàn áp loạn Shimabara
Các nhẫn giả về sau được nhà Tokugawa trọng dụng khi cho người phái Iga canh nội điện trong khi phái Koga thì trở thành cảnh vệ hỗ trợ canh gác vòng ngoài
Bên cạnh Nhẫn giả chính tông thì đời tướng quân thứ 8 nhà Tokugawa thì hội Oniwaban gồm các điệp viên thám báo ngầm với nhiệm vụ thu gom tin tình báo và báo lại cho Mạc Phủ cũng được thành lậpvà đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Shogun và theo vài nguồn thì lực lượng này vào thời Mạc Mạt đã cử người sang tận Hoa Kỳ để do thám không chỉ đối thủ chính trị của nhà Tokugawa mà còn cả bản thân Hoa Kỳ
Ngoài nhẫn giả thì không thể không kể đến các lực lượng trị an đường phố gồm Roshigumi (Lang Sĩ Tổ), Mibu Roshigumi, Shinchogumi, Shinsengumi (Tân Tuyển tổ) và Mikaigumi được thành lập vào thời Mạc mạt Bakumatsu nhằm dập tắt các thành phần chí sỹ (shishi) bất đồng tư tưởng cũng như các lãng nhân ronin quá khích
Xuất thân ban đầu của các lực lượng trị an này là Roshigumi gồm 234 lãng nhân ở Edo cho tới khi nhóm này dù ăn lương từ Mạc phủ song lại có thành viên bị phát hiện là ngả về phía Thiên Hoàng nên bị triệu hồi, giải thể và tái tổ chức lại thành 2 nhóm do các phiên Shonai và Mito chu cấp gọi là Shinchogumi và Mibu roshigumi
Mito roshigumi sau đó lại có lục đục nội bộ với thành viên kẻ bị giết, người phải tự sát nên sau đó được tổ chức lại lần nữa thành Shinsengumi với thành phần nòng cốt là nông dân, lãng nhân… trong khi 1 nhóm khác chức năng tương tự là Mikaigumi lại là người có xuất thân là gia thần Mạc phủ
Shinsengumi với trang phục gồm áo khoác ngoài dài tới hông hoặc đùi có màu xanh nhạt với viền tay áo hình dãy núi có màu trắng , có sợi dây thừng tasuki trắng nhỏ trên ngực vòng ra thắt đằng sau lưng cùng quần ống cụt bên ngoài bộ kimono cũng như là bên trong người có mặc thêm bộ giáp lưới nhẹ và họ thậm chí còn được trang bị cả mũ chiến nhẹ bằng sắt cũng như có cờ riêng nền đỏ với chữ Thành màu vàng ở giữa có chút nền trắng
Về tác chiến thì Shinsengumi thường tác chiến bằng kiếm thuật cận chiến xen với sử dụng hỏa khí.
Sau này do yêu cầu thời cuộc thì hội này đã chuyển hẳn sang dùng hỏa khí
Lực lượng Shinsengumi đã góp mặt trong không ít vụ đàn áp người bất đồng chính kiến để rồi họ về phe Mạc phủ trong chiến tranh Boshin (Mậu Thìn) cho tới khi phải đầu hàng lực lượng quân đội của thiên hoàng Minh Trị vào thời điểm nhà nước cộng hòa duy nhất trong lịch sử Nhật là nước cộng hòa Exzo do thành phần tàn dư Mạc Phủ lập nên trên đảo Hokkaido bị thua trận và phải giải giáp đầu hàng ngày 27 tháng 6 năm 1869
Ngoài ra thì lực lượng Tokugawa còn có đội quân tinh nhuệ gồm 800 người được sĩ quan Pháp huấn luyện cũng như trang bị súng không chỉ hỏa mai Tanegashima cũ mà còn các loại súng trường Enfield Minnie mà còn cả súng trường nòng trơn cũng như lực lượng võ sỹ bộ chiến xung kích Shogitai…
cạnh hầu hết quân đội của đàn ông đực rựa vai u thịt bắp gân cuồn cuộn thì trong phụ nữ Nhật trong một số trường hợp đã mặc giáp trụ ra trận đánh nhau bên cạnh bọn đàn ông, hình thành các chiến binh nữ Onna-bugeisha
Trong số các nữ chiến binh thì nữ chiến binh Nakano Takeko vốn xuất thân là con gái 1 võ sỹ phiên Aizu trong giờ phút nguy cấp khi thành Aizu bị quan quân (kangun) triều đình Minh Trị công hãm đã tổ chức 1 đội quân hội bánh bèo Joshitai (Nữ Binh) gồm khoảng 20 người cùng tác chiến bên cạnh các võ sỹ Aizu và tại trận chiến này thì Nakano Takeko đã bị trọng thương do kẹo đồng quân triều và buộc phải nhờ các đồng đội chém đầu khi thực hiện nghi thức seppuku
Về đội hình trận mạc thì 1 số chiến thuật, trận hình đã được các đại danh áp dụng như tại chiến trường Kawanakajima thì phe Takeda bố trí quân đội theo trận hình cánh hạc Kakuyoku trong khi phe Uesugi lại cho bố trí theo đội hình kuruma garaki mà theo đó thì khi đơn vị suy yếu sẽ được thay bằng đơn vị mới hoặc đội hình vảy cá…
Ngoài ra thì vào thời đầu thì do ngựa Nhật còn có thể chất yếu ớt trước trọng lượng giáp trụ và khối thịt của các ông chủ đang ngồi trên lưng nó thì trong 1 số trường hợp kỵ binh cung thủ sẽ được bao quanh che chắn bởi bộ binh khi tràn lên tấn công
Bên cạnh tấn công thì người Nhật thời kỳ Mạc phủ cũng xây dựng các lâu đài (shiro) với mục đích là nơi ở của các lãnh đạo cũng như là nơi phòng thủ kiêm cả vai trò đầu mối thương mại và quản trị của vùng
Ở 1 số nơi thì từ việc ban đầu chỉ là 1 tòa lâu đài trơ trọi thì sau 1 thời gian dài thì khu vực dưới chân các lâu đài đã mọc lên các đô thị bao quanh (Jokamachi) khi mà các thương nhân và thợ thủ công tụ về
Các lâu đài ở Nhật vào thời Ashikaga và Momoyama thường được xây dựngtrên phần đất có địa thế cao
Ngoài ra để giúp gia tăng thêm sức phòng thủ của lâu đài thì người ta còn xây thêm các bức tường cao lớn hơn với bề mặt tường trơn nhẵn khiến cho việc leo lên tấn công trở nên thách thức hơn cũng như đào các con hào (hori) bao quanh
Về hải quân thì hải quân góp mặt trong lịch sử Nhật Bản từ rất lâu đời và 1 số đại danh ở ven biển như họ Mori có lực lượng hạm đội hùng mạnh
Nhắc đến thuyền hạm người Nhật thì vào cuối thời Chiến quốc có các loại tàu như Tekkousen (Thiết hạm) và Atakebune hoặc Sekibune tuy nhiên thì các loại thuyền chiến này chỉ là vài nhánh của nhóm thuyền được người Nhật đóng cho mục đích phang nhau vốn bằng chiến thuật là xạ kích đủ loại từ tên tới đạn hỏa mai ở tầm xa và khi cập mạn sẽ thành cuộc ẩu chiến trên boong – ikusabune
Thủy chiến xuất hiện từ lâu trong lịch sử Nhật song vào thời Kamakura và khoảng thời gian nổ ra thủy chiến Dan no Urathì thuyền để đánh nhau và chuyên chở binh lính thường là thuyền độc mộc hoặc có khoang với hình dạng giống mấy chiến thuyền Mao Lộ Đột Nhiêu thời Hán với thân dài, hẹp gồm các loại thuyền kuribune.
Các thuyền Kuribune này có nhiều loại với 1 số được sử dụng tới tận khi kết thúc thời Nam Bắc Triều gồm loại phổ biến Tanzai Kuribune là thuyền làm từ 1 khối nguyên khối và loại có thân phức hợp xuất hiện muộn hơn và là fukuzi kuribune để rồi vào thời Kamakura xuất hiện thêm các loại thuyền có thân dài bằng ván gọi là Junkosozen
Cùng với sự phát triển của quy mô cũng như công nghệ trận mạc từ thời Nam Bắc Triều trở đi thì dần dần các thuyền chuyên dụng hơn cho việc đánh lộn là ikusabune ra đời
Ikusabune là tên gọi chung cho nhóm thuyền chiến vào thời Chiến quốc kéo dài về sau gồm 3 loại chính là thuyền chiến cỡ lớn nhất có dạng hình hộp với phần buồng khoang yagura được làm từ ván có bề dài 6cm tới 10cm gọi là Atakabune
Thuyền Atakabune có thể tải quân số trung bình gồm 3 khẩu hỏa pháo, 30 khẩu hỏa mai cùng 60 chiến binh và thủy thủ đoàn 80 tay chèo
Atakabune chính là loại lâu thuyền của nhật vào thời kỳ này khi với kích thước và tải trọng của mình thì nó có thể hoạt động với vai trò là 1 pháo đài nổi trên mặt nước
1 phiên bản đặc biệt hơn được Oda Nobunaga sử dụng trong trận chiến với thủy quân Mori có phần thân bọc các tấm giáp sắt để chống tên gọi là Oatakebune (An Trạch Thuyền) và loại này thì được liệt vào nhóm Tekkosen Thiết hạm có độ cơ động thấp
Nhỏ hơn các tàu Akabune và xếp vào kích cỡ tầm trung là loại sekibune có phần thân thuôn nhọn với tải trọng 1 hỏa pháo, 20 hỏa mai, 30 lính chiến cùng 40 tay chèo; tuy rằng không to lớn và mạnh bằng akabune song lại cơ động và di chuyển nhanh hơn
Nhỏ nhất trong 3 loại là thuyền có thân giống chiếc sekibune song không có cấu trúc khoang boong thuyền được gọi là kobayabune a.k.a kobaya với tải trọng vào cỡ 10 lính chiến, 8 hỏa mai cùng 20 tay chèo
Bên cạnh đó thì 1 số đại danh cũng triển khai và bảo trợ các lực lượng chiến đấu khác bên cạnh hải quân làm đám hải tặc Uy khấu với vai trò là lực lượng đột kích đánh phá tiềm lực là nhiều song khi cần thì cũng có thể trưng dụng vào thủy chiến
Sang tới sau năm 1854 thì cùng với sự xuất hiện của chạm đội tàu chiến hơi nước Hoa Kỳ thì người Nhật bắt đầu thấy hạm đội vận hành bằng tay chèo đã lỗi thời nên họ đã và kiếm thêm bằng cách đặt đóng thêm 1 số mẫu thuyền theo kiểu phương Tây bao gồm các thuyền 3 cột buồm chở được 10 khẩu pháo là Hoo Maru, và Shohei Maru, thuyền 12 pháo có động cơ hơi nước phụ trợ Kanrin Maru và tới năm 1867 thì tàu bọc thép đầu tiên được người Hà Lan đóng cho là Kaiyo Maru và sau đó thêm các chiếc khác như Kotetsu
Cho tới trận chiến vịnh Hakodate trong chiến tranh Boshin thì thì Nhật đã nắm trong tay hạm đội gồm vài tàu hơi nước theo kiểu châu Âu