#quansu
BINH MÃ HY LẠP – ĐẠI HẠ QUỐC (256 TCN -125 TCN)
Đại Hạ a.k.a Bactria là tên gọi theo xưa theo cách gọi của người Hy Lạp cho vùng bình nguyên sông Amur Darya (Oxus) nằm ở phía bắc rặng Hindu Kush, tây cao nguyên Thông Lĩnh Pamir và phía nam của rặng Thiên Sơn ở Tân Cương Trung Quốc gồm 1 bộ phận lãnh thổ của Afghanistan, Tajikistan và Uzbekistan ngày nay ( 1 tỉnh Afghanistan ngày nay cùng với 1 thành phố trực thuộc nó vẫn giữ tên gọi bản địa Balkh a.k.a Phược Hát vốn là tên địa danh mà Đường Huyền Trang đã từng đi qua trên con đường Tây thiên Thỉnh Kinh và đã được Đường Tam Tạng đề cập trong Đại Đường Tây Vực Ký của mình)
Với vị trí nằm trên con đường Tơ lụa huyền thoại nên Đại Hạ Bactria từ rất sớm đã đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành cầu nối giữa các trung tâm văn minh phương Đông cổ xưa ở Trung Quốc với các trung tâm nền văn minh của người Hy Lạp, người Ấn Độ và cả Ba Tư
Vào thời cổ đại thì vùng Đại Hạ ngày nay từng là 1 bộ phận nền văn minh Oxus mà tên đầy đủ là phức hợp khảo cổ Bactria – Margiana là nền văn minh thời kỳ Đồ Đồng của người Ấn – Âu xưa tồn tại trong khu vực này trong khoảng thời gian từ 2200 TCN tới khoảng 1900 TCN
Cư dân Đại Hạ từ rất sớm đã được đề cập tới tại các bản trường ca sử thi Mahabrata cũng như tại các văn bản khác của Ấn Độ cổ khi mà trong số các tên tộc người thời cổ được đề cập tới có các tên Tushara, Bahlika là các tộc người nói ngôn ngữ Bactria cũng như tồn tại trên vùng Bactria
Từ các căn cứ như Đại Hạ mà các tộc người nói ngữ hệ Ấn Âu xưa đã tỏa ra khắp thế giới với 1 bộ phận đông tiến vào sinh cư ở bồn địa sông Tháp Lý Mộc Tarim và khu vực cao nguyên Hà Sáo Ordos mà tới nay các vết tích họ để lại bên cạnh các công cụ cổ còn là các xác ướp cổ xưa mang các đặc điểm của chủng Caucasoid được phát hiện rải rác khắp vùng bồn địa Tarim trong khi 1 nhánh khác thì lại nam tiến vào tiểu lục địa chinh phục giống Dravidia bản địa vốn là chủ nhân của các thành phố Mohenjo Daro và Harappa thuộc nền văn minh sông Ấn
Với địa thế bình nguyên, các cư dân Ấn Âu cổ xưa sống trên vùng Đại Hạ này nhanh chóng trở thành các kỵ sỹ lành nghề mà tới khoảng khi đế quốc Ba Tư Achaemenid nổi lên chinh phục và biến vùng Đại Hạ thành các trấn satrap miền Đông thì các cư dân Bactria đã đóng góp 1 phần của họ trong đội ngũ quân đội đế quốc Achaemenid với các đội kỵ binh Đại Hạ
Các đội kỵ binh Đại Hạ phục vụ trong đại binh Achaemenid có thể gồm đội kỵ binh trang bị nhẹ với cung tên với lao cũng như là cả các đội kỵ binh nặng như thiết kỵ cataphract
Vào lúc A Lịch San Đại Đế đông chinh Ba Tư thì người Macdonia đã giáp mặt với các đội kỵ binh của người Đại Hạ bản địa tại các chiến trường dã chiến như Gaugamela khi mà trong đội hình quân đội Achaemenid tại trận này bên cạnh các lực lượng bản tộc, các binh sỹ đánh thuê Hy Lạp… thì còn có sự góp mặt của khoảng 1000-2000 kỵ binh Đại Hạ
Sau khi đại binh Ba Tư của nhà Achaemenid thảm bại tại chiến trường Gaugamela thì 1 thuộc hạ vua Darius Đệ Tam của đế quốc Achaemenid Ba Tư là Bessus khi ấy đang là thống đốc cai quản Đại Hạ trấn của Ba Tư đã ám sát vua Daririus Đệ Tam để lên ngôi thành Artaxerxes Đệ Ngũ cũng như rút về vùng đất Đại Hạ căn bản của mình để kháng chiến chống lại đội quân chinh đông của Alexander Đại Đế cho tới khi bị bọn thuộc hạ dưới quyền phản phé bắt giao nộp cho Alexander Đại Đế và bị xử tử vào mùa hè năm 329 TCN
Cùng với việc hoàn toàn tiêu diệt được đế quốc Ba Tư Achaemenid thì toàn bộ lãnh thổ đế quốc này được sát nhập vào bản đồ Macedonia cũng như đoàn quân Macedonia tiếp tục đông tiến tới bờ sông Hydaspes (Jhelum) để rồi triệt thoái hồi binh
Cùng với việc Alexander Đại Đế băng hà vào ngày 10 hoặc 11 tháng 6 năm 323 TCN thì lãnh thổ đế quốc Macedonia của Alexander Đại Đế trải dài trên khắp 3 châu lục tới đây bị những người kế tục Diadochi gồm các thuộc hạ, bạn bè và thân thích của Alexander Đại Đế chia nhau nắm giữ và không ngừng đấu đá, thôn tính nhau
Lần lượt hàng loạt tiểu quốc diadochi được thành lập sau 2 cuộc họp phân chia lãnh thổ tại Babylon với 1 số gương mặt kiệt xuất như Lysimachus nắm giữ Thracia, Ptolemy có Ai Cập, Antipatros rồi nhà Antigonos hùng cứ bán đảo Hy Lạp và đất Macedonia căn bản trong khi vùng Lưỡng Hà Ba Tư lại rơi vào tay của Seleucid Đệ nhất a.k.a Vạn Thắng Vương Seleucid…
Sau bao cuộc thư hùng thì mãi cho đến cuối thế kỷ thứ 4 đầu thế kỷ thứ 3 thì cường độ tranh hùng của các diadochi dần giảm xuống và từ trong đống đổ nát của đế chế mà Alexander Đại Đế đã tạo dựng sau cùng đã trụ lại được 3 vương quốc Diadochi mạnh nhất là vương quốc Macedonia của dòng họ Antigonos, xứ Ai Cập Ptolemy và đế quốc Seleucid Ba Tư
Các tiểu quốc dù vẫn còn liên thủ hại nhau song không bên nào đủ sức gom các đối thủ còn lại về dưới 1 ngọn cờ như Alexander Đại Đế đã làm xưa kia
Trong khoảng thời gian từ năm 274 TCN tới năm 168 TCN lần lượt bùng nổ cuộc chiến tranh giành vùng Syria giữa 2 nhà Selukos Ba Tư với Ptolemy Ai Cập dẫn đến quốc lực 2 bên suy kiệt tạo cơ hội cho sự li khai của 1 số phần tử ở khu vực ngoại biên xa xôi như thống đốc Andragoras của vùng Parthia, thủ lĩnh Arsaces thị tộc Parni của người Dahae cũng như Diotus Đệ nhất của Đại Hạ
Khoảng năm 256 TCN -255 TCN, tổng trấn vùng Đại Hạ của nhà Seleucid là Diodotus Đệ nhất a.k.a Vị Cứu tinh Diodotus đã lợi dụng lúc nhà Selukos đang vướng bận cuộc chiến tranh giành vùng Syria lần thứ 2 với phe Ptolemy Ai Cập đã đứng lên ly khai khỏi đế quốc Seleucid để thành lập nên vương quốc Hy Lạp – Đại Hạ
Tuy nhiên thì không chỉ có mỗi Diodotus Đệ nhất đơn độc chia tay đế quốc Seleucid mà còn có cả tổng trấn vùng Parthia của Seleucid là Andragoras cũng như là thủ lĩnh Arsaces của tộc Parni dù thời điểm ly khai của mấy tay này vẫn chưa thể xác định song có thể là trước hoặc sau việc ly khai của Diodotus Đệ nhất vài năm
Sau khi ly khai khỏi Seleucid thì dù ban đầu Hy Lạp Đại Hạ đánh nhau với người Parni của Arsaces song về sau thì trước mối hiểm họa từ việc đế quốc Seleucid điều binh tại chiếm lại xứ sở giàu có (được mệnh danh là xứ sở ngàn đô thị) Đại Hạ cũng như là Parthia mà vua Hy Lạp Đại Hạ đã giảng hòa với Parthia để cùng đối phó kẻ thù chung là đế quốc Seleucid
Năm 230 TCN, 1 thần tử Bactria là Euthydemus Đệ Nhất đã nổi dậy đảo chính chiếm hoàng vị Hy Lạp Đại Hạ, lật đổ triều đại Diodotus
Tận dụng tình hình nội bộ Hy Lạp Đại Hạ quốc mới xảy ra đảo chính khiến cho lòng người \ dao động thì khoảng năm 209 TCN, vua Antiochus Đệ tam a.k.a Antiochus Đại Đế thân chinh đem binh tiến đánh Hy Lạp Đại Hạ quốc và tại bờ sông Arius mà nay là sông Hari ở Afghanistan thì lực lượng 2000 kỵ binh Seleucid do vua Antiochus Đệ Tam chỉ huy đã đánh bại lực lượng 10000 thiết kỵ Hy Lạp Đại Hạ do Euthydemus Đệ Nhất chỉ huy và buộc vua Hy Lạp Đại Hạ phải rút chạy về cố thủ kinh thành Đại Hạ mà nay chính là thành phố Balkh, Afghanistan
Dù đã vây hãm 3 năm ròng song lực lượng Seleucid vẫn không công hạ nổi kinh thành Đại Hạ nên phe Seleucid quyết định triệt thoái, công nhận quyền cai trị Hy Lạp Đại Hạ của Euthydemus Đệ Nhất cũng như gả con gái cho cho con trai của Euthydemus Đệ Nhất
Sau khi yên được mặt Seleucid thì Hy Lạp Đại Hạ đã quay sang tiến hành cuộc chiến chinh phục Ấn Độ nhân khi Khổng Tước Đế quốc a.k.a Maurya đang chiếm giữ vùng này bị suy yếu và thay thế bởi đế quốc Shunga
Dù chiếm được thêm 1 bộ phận lãnh thổ mới song lực lượng Hy Lạp Đại Hạ do con trai Euthydemus Đệ Nhất là Demetrius Đệ Nhất chỉ huy đã lại để mất hậu phương Hy Lạp Đại Hạ như tiền triều Diodotus khi mà Eucratide Đệ Nhất nhân khi vua Demetrus Đệ Nhất đang viễn chinh xa nhà đã tiến hành đảo chính để chiếm giữ hoàng vị Hy Lạp Đại Hạ và buộc Demetrius Đệ nhất cùng lực lượng viễn chinh phải rút về chiếm giữ vùng đất mà họ mới chinh phục ở Ấn Độ để lập nên xứ Ấn- Hy Lạp (180 TCN -10 CN)
Tuy nhiên cuộc đảo chính của Eucratide Đệ Nhất lại mang lại sự bất ổn cho Hy Lạp Đại Hạ khi mà người Hy Lạp Đại Hạ lúc này phải liên tục chiến đấu với nhiều thế lực khác nhau bao gồm cả dân Túc Đặc lẫn dân Parthia và trong các chiến này thì người Parthia do vua Mithradates Đệ Nhất đã đánh bại và chiếm giữ 2 tỉnh phía tây của Đại Hạ mà theo sử gia Hy Lạp Strabo là Tapuria và Traxiane
Giữa lúc tình hình đang khó khăn thì Euractide Đệ Nhất lại bị ám sát khiến cho vương quốc Hy Lạp Đại Hạ chìm ngập trong nội chiến , tạo cơ hội cho người Nguyệt Chi nam hạ xâm lược
Quân đội Hy Lạp Đại Hạ quốc là đội quân đa sắc tộc được cấu thành từ người Hy Lạp vốn phần lớn góp mặt trong đội hình bộ binh nặng đánh thương chính trong khi dân Đại Hạ bản địa cùng lính đánh thuê thì hợp thành lực lượng bộ binh nhẹ thureophoroi và kỵ binh
Về trang bị thì cũng như các quốc gia thời Hy Lạp hóa khác, lính đánh thương gốc Hy Lạp trong đội hình quân đội Hy Lạp Đại Hạ cũng duy trì kiểu trang bị từ thời Alexander Đại Đế với thương dài sarissa, kiếm xiphos, khiên tròn nhỏ cùng với giáp trụ kiểu Hy Lạp
Bên cạnh lực lượng thương binh người Hy Lạp thì bộ binh Hy Lạp Đại Hạ còn có lực lượng bộ binh trang bị nhẹ hơn là thureophoroi (thyreophoroi) gồm các binh sỹ người bản địa và cả lính đánh thuê gốc Hy Lạp hoặc từ các sắc tộc trong vùng như người Sogdia, Scythia
Trang bị của các binh sỹ thureophoroi nhẹ hơn so với lực lượng binh sỹ đánh thương với thương dùng để đánh tầm xa và đoản kiếm cho màn cận chiến, lao song thứ khí giới khiến cho đội bộ binh hạng trung này có cái tên thureophoroi chính là việc họ được trang bị khiên lớn hình bầu dục thureo với bề mặt lộ rõ bướu cũng như sống khiên
Loại khiên bầu dục Thyreo được cho là phát xuất ban đầu từ người Celt như các chiến binh Galatia song về sau thì các quốc gia Hy Lạp hóa đã dần áp dụng trang bị cho quân đội, thay thế dần lực lượng peltast là các chiến binh hạng nhẹ được trang bị lao akontia và khiên hình bán nguyệt pelte
Bên cạnh lực lượng bộ binh thì thì Hy Lạp Đại Hạ sở hữu 1 lực lượng kỵ binh hùng hậu gồm cả kỵ binh nặng lẫn kỵ binh nhẹ
Cũng như tổ chức quân sự của các quốc gia Hy Lạp hóa thì thành phần kỵ binh của Hy Lạp Đại Hạ gồm 2 thành phần chính là đội kỵ binh hetaroi a.k.a chiến hữu kỵ binh gồm khoảng 3000 quân được tuyển từ nhân sự người Hy Lạp và các đơn vị kỵ binh bản địa hipparchiai bao gồm cả các đội thiết kỵ cataphract lẫn kỵ binh nhẹ
Trong đội hình kỵ binh Macedonia thời Alexander Đại Đế thì đội kỵ binh hetairoi đóng vai trò là kỵ binh xung kích được trang bị nặng với giáo xyston, kiếm lưỡi cong kopis hoặc kiếm xiphos
Trong số 3000 kỵ binh hetairoi thì khoảng 300 người được lựa chọn vào đội cận vệ của nhà vua
Bên cạnh số kỵ binh hetairoi gốc Hy Lạp thì Hy Lạp Đại Hạ còn tuyển mộ nguồn nhân lực từ cộng đồng bản địa người Đại Hạ, Túc Đặc…vào các đội kỵ binh của mình và đội kỵ binh bản địa này a.k.a hipparchiai được tổ chức thành các đội quân có cấp tổ chức mỗi đơn vị vào khoảng 1000 người
Đội hình kỵ binh hipparchiai của Hy Lạp Đại Hạ gồm có các đơn vị thiết kỵ cataphract có gốc gác từ tầng lớp quý tộc bản địa và các đội kỵ binh nhẹ
Chỉ tính riêng tổng quân số kỵ binh mà Hy Lạp Đại Hạ huy động tại mặt trận sông Arius vào năm 208 TCN đã lên tới con số 10,000 kỵ binh cataphract
Song song kỵ binh với bộ binh thì binh lực Hy Lâp Đại Hạ cũng từng có lúc sở hữu lực lượng tượng binh 50 chiến tượng mang tháp chiến đấu (thorakio) hoặc bành voi với các chiến binh trang bị cung tên và lao song toàn bộ lực lượng tượng binh này sau đã được Hy Lạp Đại Hạ chuyển giao hết toàn bộ cho vua Antiochus Đệ Tam của Seleucid theo điều khoản trong bản hiệp định hòa bình mà 2 bên đã ký kết khi mà vua Antiochus Đệ Tam đông chinh Hy Lạp Đại Hạ
Không chỉ dừng lại ở đó, các vua Hy Lạp Đại Hạ quốc cũng sử dụng các nguồn lính đánh thuê từ Ấn Độ, Scythia, Dahae, Parthia
Sau khi binh bại trước người Parthia thì Hy Lạp Đại Hạ quốc bước vào thời kỳ suy sụp với việc bị các làn sóng dân du mục người Saka cũng như người Nguyệt Chi tràn vào tấn công
Khoảng năm 130 TCN – 125 TCN thì người Nguyệt Chi nam hạ tiêu diệt hoàn toàn vương quốc Hy Lạp Đại Hạ
Tuy nhiên thì sự hiện diện của người Hy Lạp trên vùng thung lũng sông Ấn tại vùng đất mà người Hy Lạp chiếm được từ tay người Ấn trong chiến dịch năm 180 TCN vẫn còn tiếp tục đến những năm đầu Công Nguyên khi các tiểu quốc Ấn Hy Lạp cuối cùng bị dân Ấn Scythia tiêu diệt