#quansu

CHIẾN BINH CHUKCHI

#quansu

CHIẾN BINH CHUKCHI

Người Chukchi là nhóm người bản địa vùng cực sống bằng nghề săn bắn (nhóm ở sâu hơn trong nội địa thì còn chăn nuôi tuần lộc) ở khu vực cực đông châu Á tại bán đảo Chukchi dọc theo 1 dải khu vực ven eo biển Bering chia cắt Châu Mỹ với đại lục Á Âu và biển Chukchi tại Bắc Băng Dương của Nga cũng như là nhóm người châu Á có mối quan hệ bà con gần gũi nhất với người Mỹ bản địa sống ở bên kia eo Bering

Người Chukchi theo truyền thống được chia làm 2 nhóm là nhóm Chukchi ở duyên hải ven khu vực eo Bering nơi con nước Thái Bình Dương gặp Bắc Băc Dương và Bắc Băng Dương a.ka Anqallyt phần lớn sống định cư với nghề săn bắn các động vật vùng cực và nhóm Chukchi nội địa sống du mục bằng nghề chăn thả tuần lộc tại các lãnh nguyên vùng cực

Chính vị thế vùng cực khắc nghiệt đã tôi luyện người Chukchi trở thành những chiến binh khó nhằn cả trong các cuộc xung đột với những hàng xóm bản địa trong khu vực như người Koryat hay các bà con bên kia eo Bering như người Inuit và cả với những nhà thám hiểm Nga tới chinh phục

Với nhóm người Chukchi sống bằng nghề săn tuần lộc (Chauchi Chuk chi) thì nơi cư trú của họ là những ngôi nhà lều (yaranga) di động có khung bằng gỗ nhẹ được khâu vào da tuần lộc với 1 căn lều cỡ trung bình như vậy cần tới số lượng da của 50 con tuần lộc

Yaranga của người Chukchi có nhiều kích cỡ là lớn, vừa và nhỏ và với các lều yaranga có kích thước lớn của người Chukchii thì do khó có thể làm ấm nơi trú ẩn có kích thước lớn như vậy nên họ thường làm thêm căn buồn nhỏ để giữ cơ thể khô, ấm bên trong gọi là polog

Với người Chukchi sống cố định bằng nghề săn bắn ven biển thì lều yaranga có khung bằng các trụ cũng như phủ bạt để che chắn

Bên cạnh đó thì các yaranga này cũng hơi khác 1 tí khi có nền lót ván hoặc cỏ cũng như có khác biệt về cấu trúc khi có thêm 1 căn phòng nhỏ, ấm cúng hơn với bộ khung như cái cũi cũng như được che phủ bằng bộ da rậm lông tuần lộc, cỏ nằm ở khu vực phần sau của ngôi nhà dùng cho mục đích làm phòng ngủ và nơi sinh hoạt trong khi phần nhà trước lạnh hơn là nơi làm việc của mọi người cũng như là nơi ở của lũ chó vào ban đêm cũng như vào thời điểm các cơn bão mùa đông hoành hành

Người Chukchi bắt đầu chạm trán với người phương tây mà chủ yếu là đế quốc Nga vào các năm 1643 tại sông Kolyma và năm 1649 tại sông Anadyr năm khi người Nga tiến hành công cuộc chinh phục vùng Siberia thế kỷ 16 tới thế kỷ 17

Tuy nhiên cho tới năm 1701 thì 2 bên mới bắt đầu dùng vũ lực để gặp gỡ khi người Nga bắt đầu tìm cách chinh phục khu vực sinh sốn này bằng việc cử các đoàn quân tới chinh phục lần lượt vào các năm 1701, 1708,1709 và 1711 song đều chỉ thu được 1 chút thành công nhỏ

Nếu như trên chiến trường châu Âu thời kỳ người Nga dũng mãnh như những con gấu thì ngược lại trên mặt trận vùng Tây Bá Lợi Á thì các đoàn quân chinh phục lẻ tẻ của những chú gấu Nga sau thời gian ban đầu chiếm ưu thế thì nhanh chóng bị các chính quyền có chủ quyền tại khu vực như người Mãn Châu cũng như các nhóm dân bản địa như Chukchi làm cho sa lầy , khốn đốn và nhiều lúc thất bại thảm hại

Chiến tranh giữa gấu Nga với những thợ săn vùng cực Chukchi tiếp tục nổ ra vào năm 1730 khi người Chukchi đánh tan 1 cuộc hành binh từ Otkhotsk của người Nga và giết được chỉ huy của quân Nga ở gần sông Paren

Người Nga sau đó thay thế bằng chỉ huy mới Dmitry Pavlutski nổi tiếng với việc đã áp dụng các chiến thuật đốt sạch phá sạch tài vật của người Chukchi như bắt giữ phụ nữ và trẻ em Chukchi, đốt phá, tàn sát làng mạc cũng như xua đuổi tuần lộc vốn được người Chukchi xem như là gia súc và là nguồn sống của mình…

Tuy nhiên các chính sách này lại chỉ chọc tức thêm các chiến binh Chukchi cho đến khi Pavlutski cùng đoàn quân gồm 131 mạng (96 người Cossack cùng 35 người Koryak bản địa là đồng minh của quân Nga) bị 500 chiến binh Chukchi nhử đến và vây diệt toàn bộ tại chiến trường ở gần Markovo vào ngày 21 tháng 3 năm 1747

Người Nga sau đó vẫn tiến hành thêm nỗ lực chinh phục người Chukchi vào những năm 1750 song kết quả thu được vẫn như cũ

Triều đình Nga sau đó vẫn tuy vẫn muốn tiếp tục duy trì quân đồn trú ở khu vực nhưng do bởi chi phí duy trì quá tốn kém so với nguồn thuế thu đoực trong khu vực (1,380,000 rúp: 29,150 rúp) nên đến năm 1764 thì người Nga bỏ luôn pháo đài đồn trú tại Anadyrsk

Các nỗ lực cố gắng chinh phục dân Chukchi vùng cực của đế quốc nga Sa hoàng đã phải chấm dứt

Sau khi người Nga chấm dứt các cuộc chinh phục Chukchi thì người Chukchi đã tiến hành các cuộc giao thương hàng năm với người Nga tại các điểm giao dịch ở khu vực hạ lưu sông Kolyma cũng như sau đó vào năm 1755 là thêm điểm ở sông Angarka

Môi trường khắc nghiệt của vùng cực đã tôi luyện nên các chiến binh Chukchi gan lì dũng mãnh

Sự dũng mãnh của người Chukchi trở nên nổi danh trong khu vực khi trong các cuộc chinh phục của Nga thì dù với sự trợ lực từ các tộc người bản địa trong khu vực vốn cũng ngán người Chukchi như Koryat, Chuva, Yukagir cũng không thể chinh phục được người Chukchi

Thậm chí trong 1 số trường hợp đụng độ lẻ tẻ ở cấp địa phương thì ngay cả 1 nhóm đông tới 50 người Koryak cũng không dám tấn công 1 nhóm Chukchi chỉ có 20 người cũng như các phụ nữ Koryat luôn thủ sẵn 1 con dao bên mình để quyên sinh khi cần thiết nhằm tránh chịu số phận sa vào tay người Chukchi

Người Chukchi thậm chí còn tiến hành các cuộc đột kích với mục đích trả thù vào các khu vực của người Inuit ở Bắc Mỹ

Khí giới của người Chukchi chỉ đơn giản gồm có các món vũ khí thô sơ như giáo, thòng lọng, cung cũng như có 1 chiến cụ riêng phục vụ cho việc đấu tay bo và bộ giáp trụ to lớn và có phần hơi kềnh càng

Về phần vũ khí thì để tiện việc đấu tay bo thì người Chukchi chế tạo 1 loại chiến cụ làm sàn đấu gồm 1 mảnh da con moóc được kéo căng và giữ các cạnh bằng các mảnh xương nhọn cũng như bề mặt da đã được bôi mỡ nên nên nhiệm vụ của các đấu thủ trong cuộc chiến tay đôi trên mảnh da moóc này là phải đốn ngã đối thủ bằng cách ném hoặc lăn đối phương trên mặt da tới chỗ các cạnh để kết liễu họ

Ngoài ra thì vũ khí chính của người Chukchi còn gồm có cây cung lớn làm bằng gỗ cây bu lô hay thông rụng lá với đầu mút được bịt bằng xương, nanh động vật hoặc đá cũng như dây cung bằng các sợi da hải cẩu hoặc gân

Để thêm phần chết người thì đầu mũi tên của người Chukchi thường được tẩm độc dược được chiết xuất từ cây mao lương hoa vàng và người bị ăn tên này sẽ chết sau vài ngày mà không phải là 1 cái chết nhẹ tựa lông hồng mà là rất đau đớn khi độc chất lây nhiễm vào các cơ quan và hệ thần kinh trong cơ thể người

Về y phục thì các chiến binh có trang bị bộ giáp phiến dài tới đầu gối hoặc hơn cũng từ các lớp da được làm cứng với phần giáp gồm các mảnh da từ da con moóc bao bọc trong khi phần ngực của giáp lại từ da sư tử biển và điểm đặc trưng nhất của bộ giáp chính là giáp phiến (gồm 1 hay 2 tấm) bằng gỗ có gắn dây đai, móc, khóa chốt với kích thước to kéo dài tới tận vùng cổ tay có nếp gấp cố định theo chiều dọc cơ thể gắn ở khu vực lưng cũng như là áo giáp phiến có phần cổ áo cao có mũ trùm bằng da và gỗ nhằm để bảo vệ khu vực đầu và cổ và phần xco63 tay

Chính vì sự đồ sộ, nặng nề cũng như bất tiện của miếng giáp gỗ che ở sau lưng mà một số chiến binh dũng cảm coi việc đeo cái giáp lưng bảo vệ này là tượng trưng cho sự hèn nhát

Bên cạnh giáp phiến thì người Chukchi cũng như là hàng xóm Koryat cũng xài cả giáp đan truyền thống có dạng của 1 bộ giáp ngắn hoặc đơn giản chỉ là 1 bộ giáp ngực bằng các chất liệu như xương, ngà, sừng hàm của cá voi và gỗ dù về sau thì cũng có loại giáp đan bằng kim loại như sắt, thép hoặc đồng cũng như có chiều dài như giáp phiến

Các bộ giáp đan cũng có phần cổ cao mũ trùm và phần giáp phiến gắn lưng tương tự như giáp phiến

Ngoài ra thỉnh thoảng thì phần giáp lưng của bộ giáp trụ ngắn và được làm từ 1 miếng ván gỗ nguyên khối với phần tay được bổ sung thanh nẹp hoặc giáp cẳng tay cũng như giáp trụ nhiều khi còn đi kèm với mũ đan, thanh nẹp hoặc xà cạp để bảo vệ chân

Các cuộc tấn công trả đũa của người Chukchi thường được báo trước và hầu hết các cuộc tấn công này đều được hai bên giải quyết bằng các trận đấu tay đôi sinh tử

Ngoài ra thì người Chukchi cũng tiến hành các cuộc đột kích bất thình lình bằng cách sử dụng các xe trượt do tuần lộc hay chó kéo để di chuyển tới chỗ đột kích

Họ thường chọn ra tay thời điểm hừng đông, vượt qua các chốt gác rồi chia ra 1 tốp dùng dây thòng lọng kéo đổ lều đối phương trong khi số khác dùng giáo đâm xiên đống đổ nát để giết những người đang ở bên trong lều

Chiến lợi phẩm cho các cuộc đột kích này của người Chukchi là các đàn tuần lộc và có khi là cả tù binh

Với các chiến tù thì người Chukchi đối xử khá tử tế, hiếm khi dùng các hình thức trấn áp, khủng bố, tra tấn song như vậy cũng là quá đủ với các tộc láng giềng nên các phụ nữ của tộc Koryat trong vùng thường thủ sẵn con dao đễ kết liễu tính mạng của mình cũng như con cái nhằm tránh bị người Chukchi lùa về

Các chiến binh Chukchi khải hoàn trở về sẽ xăm 1 hình xăm dạng chấm nhỏ ở lưng cổ tay họ; với các chiến binh lão luyện thì các chấm này thường xếp 1 hàng dài

Bên cạnh đó thì chính các điều kiện khắc nghiệt và kham khổ của vùng cực cũng đã tôi luyện người Chukchi khiến cho họ coi thường cái chết khi những chiến binh bại trận trong cuộc đấu tay đôi không cầu xin khoan hồng để sống cuộc sống bị giam cầm và khinh thường mà họ thường yêu cầu đối phương kết liễu họ

Để có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt cũng như việc bị tập kích thường xuyên do bởi các lý do thù hận hay lợi ích kinh tế thì trẻ em của người Chukchi cũng như Koryat đã được huấn luyện để trở thành chiến binh ngay từ độ tuổi rất sớm với món đồ chơi chủ yếu là cây cung và khi tới tuổi thành thì các chiến binh thợ săn này đã đủ sức hạ gục các loài thú lớn vùng Cực như gấu Bắc Cực hay cá voi zagarpunit

Người Chukchi tiếp tục sống độc lập và giao thương với người Nga cho tới tận cuối thế kỷ 19

Cùng với sự giao thương thì từ năm 1815 trở đi thì Chính thống giáo phương đông bắt đầu được truyền bá vào khu vực của người Chukchi

Sau khi đế quốc nga Sa hoàng sụp đổ năm 1917 thì chính quyền đã tiến hành việc định cư cho người Chukchi



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *