#quansu
QUÂN BỊ ETRUSCA
Etrusca (ở 1 số khu vực như Hy Lạp thì người Etrusca được gom thành Tyrrhenia) là nền văn minh của những người nói tiếng Etrusca thuộc nhóm ngôn ngữ Tyrrhenia (Tysenia, từng có giả thuyết và đánh đồng dân Etrusca với dân Tyrrhenia từng hoạt động cướp biển trên vùng Địa trung Hải vào thời cổ) từng tồn tại trên bán đảo Italia từ khoảng thế kỷ thứ 9 TCN cho tới khoảng thế kỷ thứ 3 – thứ 1 TCN
Nền văn minh của người Etrusca đã bắt đầu nảy nở trên bán đảo Italia từ khoảng năm 900 TCN với sự tồn tại văn hóa Villanova vốn cũng là giai đoạn đầu của văn minh Etrusca kéo dài từ khoảng 900 TCN cho tới khoảng năm 720 TCN
Vào cuối giai đoạn đầu của thời kỳ Villanova của người Etrusca thì xuất hiện sự kiện thành Rome được thành lập vào năm 753 TCN với nền móng đặt tại đồi Palatine bởi Romulus bú sói huyền thoại
Tuy nhiên thành Rome ngay từ khi mới thành lập thì rất yếu ớt và dân cư thưa thớt nên ban đầu không phải là đối thủ của người Etrusca nên rất nhanh chóng sau đó thành Rome rơi vào vòng ảnh hưởng của người Etrusca khi theo sử gia Livy thì 1 người Etrusca ở thành Tarquin là Lucius Tarquinius Priscus đến trở thành vua La Mã đầu tiên có gốc gác Etrusca cũng như là đời vua thứ 5 của La Mã cho đến tận đời vua thứ 7 của thành Rome thời cổ đại là Lucius Tarquinius Superbus khi cầu viện quân đội từ các thành bang Veii và Tarquinii về để đàn áp cuộc khởi nghĩa lật đổ nền chuyên chế và thiết lập chế độ cộng hòa của người dân thành Rome
Tuy là vương quốc La Mã thời này phải chịu sự chi phối, ảnh hưởng từ người Etrusca song nó cũng đã kịp thôn tính 1 ít thành bang của người Latin đồng tộc như Alba Longa (quê ngoại của vua khai quốc Roma là Romulus) cũng như là bắt đầu chuỗi cuộc chiến xuyên thế kỷ cùng nhiều lần hòa hoãn xen kẽ với người Etrusca mà trực tiếp là thành bang Fidenae và Veii
Cho tới thời điểm khoảng thế kỷ thứ 7 TCN và thế kỷ thứ 6 TCN thì nền văn minh của người Etrusca bắt đầu phát triển rực rỡ với hàng loạt thành phố được thành lập cũng như người Etrusca còn bành trướng ra các khu vực xung quanh như bắc tiến tới tận lưu vực sông Po (người Etrusca vùng Padania) cũng như nam hạ xuống tận vùng Campania (Etrusca vùng Campania)
Các khu định cư nhỏ lẻ của người Etrusca lần lượt được thay bằng các thành bang lớn để rồi các thành bang liên minh với nhau tạo thành các liên minh Dodecapolis a.k.a liên minh 12 thành phố (dù có thể không nhất thiết là 12 thành phố)
Theo sử gia Livy thì liên minh 12 thành bang Etrusca được biết đến nhiều nhất là liên minh ở vùng trung tâm của nền văn minh người Etrusca gồm các thành bang Vulci, Volsinii, Veii, Vetulona, Voltera, Perugia, Corrtona, Tarquini, Caere, Clusium, Rusellae và Areezzo a.k.a Arettium với việc các vị vua Etrusca sẽ tụ họp mỗi năm 1 lần tại đền thờ chính thờ thần Voltumna của người Etrusca đặt tại Volsinii
Bên cạnh đó thì người Etrusca cũng có 2 liên minh Dodecapolis khác tại vùng đồng bằng sông Po ở phía Bắc cũng như là vùngCampania ở phía nam
Quãng thời gian này cũng vừa hay tương ứng với thời kỳ Hy Lạp Cổ điển khi mà các làn sóng người Hy Lạp tỏa ra từ bán đảo Hy Lạp đã lần lượt thiết lập các thuộc địa mới rải rác trên khắp vùng Địa Trung Hải như các thành bang Ionia ở ven biển Tiểu Á, Naucratis ở Ai Cập hay Syracuse ở đảo Sicily hoặc Massallia ở phía nam của nước Pháp…
1 bộ phận người Hy Lạp đã định cư và thành lập 1 loạt các thành bang Hy Lạp ở phía Nam bán đảo Italia như Tarentum và các thành phố này được gọi chung là vùng Đại Hy Lạp (Magna Graecia)
Sự tỏa ra thành lập các thuộc địa của người Hy Lạp đã dẫn đến việc họ chạm trán với các đối thủ thương mại người Etrusca và thuộc địa mới nổi của người Phoenicia thành Tyre là Carthago
Trước sự phát triển của người Hy Lạp thì người Etruria và người Carthago đã buộc phải liên minh với nhau vào khoảng năm 540 TCN cùng chiến đấu chống lại người Hy Lạp
Liên minh Etrusca – Carthago sau đó đã cùng người Hy Lạp tranh hùng tại trận hải chiến Alalia ngoài khơi bờ biển đảo Corsica trong khoảng từ năm 540 TCN cho tới năm 535 TCN
Lực lượng gồm 60 thuyền 50 mái chèo pentekonter của người Hy Lạp thành Phocea cùng thuộc địa Alila đã đánh bại hạm đội liên quân Carthago – Etrusca gồm 120 chiến thuyền
Tuy là chiến thắng song với người Hy Lạp thì đó là chiến thắng kiểu Pyrrhic cho phe Hy Lạp khi họ bị mất tới 2/3 hạm đội và phải buộc sơ tán khỏi đảo Corsica tới vùng Rhegion ở Nam Italia sau khi nhận ra rằng mình sẽ khó lòng chống đỡ được đợt phản công tiếp theo của liên quân Etrusca – Carthago
Chiến thắng chiến thuật tại trận Alila a.k.a biển Sardiana đã mang đảo Corsica về cho người Etrusca trong khi vẫn giữ đảo Sardinia trong tay người Carthago
Người Carthago và dân Etrusca sau đó vẫn tiếp tục tiến hành cuộc chiến chống lại người Hy Lạp song Carthago thì lần lượt bị các thành bang Massalia đánh bại trong 2 trận thủy chiến bên cạnh việc họ đánh bại cuộc tấn công vào Bắc Phi của vua Dorieus xứ Sparta nhằm để thiết lập thuộc địa của dân Sparta trên vùng Bắc Phi cũng như việc thành bang Cumae của người Hy Lạp đánh bại cuộc xâm lược của người Etrusca vào năm 524 TCN
Song điều xui xẻo nhất đối với người Etrusca lẫn Carthago là việc thị dân thành Rome đứng lên hạ bệ vị vua cuối cùng có gốc gác Etrusca là Lucius Tarquinius Superbus của mình để thiết lập nên nền cộng hòa La Mã vào năm 509 TCN
Lực lượng viện binh 2 thành bang của Etrusca Veii và Tarquini vốn là đồng minh của Lucius Tarquinius Superbus đã được gửi tới để hỗ trợ vị vua cuối cùng của vương quốc La Mã (do Lucius Tarquinius Superbus xuất thân từ dòng họ Tarquini thuộc gốc Etrusca) tái khôi phục vương quyền ở thành Roma
Song lực lượng của 2 thành bang của người Etrusca đã bị quân La Mã do đánh cho tan tác tại chiến trường ở khu rừng Silva Arsia mà theo sử gia Livy là đã diễn ra vào ngày 28 tháng 2 năm 509 TCN với truyền thuyết là người La Mã đã được thần rừng Silvanus tiên tri về chiến thắng xác lập nền cộng hòa trước liên quân thành bang Etrusca
Dù thành La Mã sau đó còn phải tiếp tục chiến đấu nhiều trận nhằm để đập tan tham vọng tái khôi phục vương quyền của dòng họ Tarquini khi cựu vương Lucius Tarquinius Superbus quay sang cầu viện các thành bang của người Latin đồng tộc
Tuy nhiên thì với việc thoát ra khỏi sự chi phối ảnh hưởng của người Etrusca thì La Mã bây giờ bắt đầu quay mũi giáo lại lần lượt cắn nuốt các thành bang Etrusca mà khởi đầu là Fidenae vào để rồi sau đó thì thành bang giàu có nhất của người Etrusca là Veii cũng thất thủ vào khoảng năm 396 TCN và lần lượt tiếp theo các thành bang khác của dân Etrusca cũng bị Roma nuốt chửng
Để có thể chống nhau hàng mấy thế kỷ thì quân đội Etrusca cũng là điều đáng bàn cãi
Trong suốt thời gian tồn tại của mình, từ những khu định cư đầu tiên cho tới khi các thành phố cuối cùng bị La Mã dọn sạch ổ vào năm 27 TCN thì chính quyền người Etrusca chưa bao giờ thống nhất lại thành 1 khối mà tồn tại độc lập và lẻ tẻ với nhau nhưng tuy vậy thì họ cũng duy trì 1 liên kết lỏng lẻo bằng liên minh Dodecapolis
Hệ thống quân sự của người Etruscan dựa trên nền tảng của sự phát triển từ xã hội chiến binh sang nền chính trị đầu sỏ của các đại gia đình quý tộc, những gia đình kiểm soát các khía cạnh về tôn giáo, chính trị cũng như là cả việc sở hữu vũ khí, ngựa chiến…
Theo Periklis Derigiannis thì hình mẫu tổ chức quân đội của người Etrusca có thể dựa vào sự kiện vương quốc Rome dưới triều đại của các vua người Etrusca đã thực hiện biện pháp cải tổ lại quân đội thông qua việc phân chia các công dân giới trong độ tuổi binh dịch từ 17 tới 45 thành 5 tầng lớp căn cứ vào điều kiện tài chính của họ để rồi từ các tầng lớp này thì các phân cấp bậc đơn vị xuất hiện khi lực lượng tại mỗi tầng lớp được chia thành các đội và lần lượt mỗi đội này được chia làm thành 4 tổ nhỏ hơn
Có 5 tầng lớp gồm cả các quý tộc góp mặt trong lực lượng bộ binh nặng cũng như kỵ binh và đây là nhóm quân đội thường trực của quốc gia, phản ánh nét khái quát của các tầng lớp quý tộc trong xã hội Italia cổ xưa
Căn cứ theo tổ chức quân đội của vương quốc La Mã thì tầng lớp thứ nhất được tổ chức thành 8 đội bộ binh, 2 đội kỵ binh cùng 2 đội công binh với quân trang rặt kiểu lính hoplite Hy Lạp gồm có mũ chiến, giáp trụ, khiên nặng hoplite, xà cạp bảo vệ chân cùng các vũ khí là giáo và kiếm trong khi các tầng lớp thứ 2 và thứ 3 tương ứng với các tầng lớp trung lưu bị gọi binh dịch trong thời chiến và được phân chia làm 20 đội quân cho mỗi đẳng cấp
Trang bị 2 đẳng cấp này chỉ khác nhau cũng như khác tầng lớp quý tộc chút ít ở việc dân tầng lớp thứ 2 không mang áo giáp ngực cũng như có trang bị rìu với khiên dài scutum thay cho khiên tròn to và nặng Argive (apis, hoplon) cũng như là bổ sung thêm cho phần bảo hộ là miếng giáp hộ tâm kính hình tròn pactorale đeo trước ngực trong khi tầng lớp thứ 3 thì trang bị giống tầng lớp thứ 2 trừ việc mang xà cạp
Thấp nhất trong đội quân là các thành phần thu nhập thấp trong xã hội thì được tổ chức thành tầng lớp thứ 4 và thứ 5 tương ứng với các đơn vị bộ binh nhẹ và phóng thạch thủ với trang bị gồm giáo, lao và dây lăng đá cũng như mỗi tầng lớp được chia làm lần lượt là 20 và 30 đội
Bố trí quân sự của các tầng lớp quân đội này khi ra trận vào thời vương quốc La Mã là tuyến đầu gồm các phóng thạch thủ thuộc tầng lớp thứ 5 trong khi các tầng lớp khác được bố trí theo thứ tự sau tầng lớp thứ 1 đứng ở tuyến đầu, sau các phóng thạch thủ thuộc tầng lớp thứ 5 trong xã hội
Về sau này khi người La Mã lật nhào được sự thống trị của dân Etrusca thì hệ thống quân sự theo đẳng cấp có từ thời cải tổ của vua thứ 6 của vương quốc La Mã cũng như là vua thứ 2 thuộc triều đại của người Etrusca tại La Mã là Servius Tulius a.k.a Mastarna đã được giữ lại và chỉ thay thế bằng hệ thống các tầng lớp quân đội theo tuổi tác và số năm kinh nghiệm trong quân ngũ
Về quy mô lực lượng chiến đấu của người Etrusca thì nó phụ thuộc vào các thành bang của người Etrusca
Quân đội Etrusca gồm các lực lượng như bộ binh hoplite mang giáo hoặc mang rìu chiến, cung thủ, kỵ binh và hải quân
Ngoài ra thì người Etrusca cũng sở hữu các đơn vị lính tinh nhuệ “ sống để chiến đấu” với nhân sự gồm các binh sỹ giỏi chiến đấu trong các binh chủng
Các binh sỹ được gom vào đơn vị quân tinh nhuệ này sẽ phải tuyên thệ lời thề thà chết tại trận chứ không chuồn tại 1 buổi lễ đặc biệt cũng như đội quân ưu tú này có chức năng là các cận vệ của tướng lĩnh, phán quan
Về vũ khí thì trang bị khí giới chiến đấu của quân đội người Etrusca khá đa dạng gồm các vũ khí theo phong cách chiến đấu của bộ binh nặng người Hy Lạp cùng thời là giáo, lao, rìu chiến vung bằng 2 tay hoặc loại bằng sắt có lưỡi vuông, khiên to và tròn bằng động, có mặt phẳng hoặc mặt hơi lồi cũng như khiên dài scutum, kiếm lưỡi đơn hoặc loại kiếm lớn có lưỡi đơn và cong (machaira)… với giáp trụ gồm gồm mũ chiến có hình giống cái chuông kiểu Villanova với miệng hẹp và thậm chí 1 số cái còn gắn các tấm bảo vệ má hoặc mũ chiến có mào cũng như giáp trụ đồng gồm 2 mảnh giáp được nối bằng các khớp nối tại phần hông và phần cổ, các loại giáp che thân là các miếng hộ tâm cũng như xà cạp bảo vệ ống chân
Ngoài ra thì vào thời kỳ sau khi người Celt từ phía bắc tràn vào Italia thì người Etrusca cũng sử dụng 1 số trang bị theo kiểu Celt như là mũ có quả đám
Người Etrusca cũng có sở hữu đội kỵ binh riêng của mình và các kỵ sỹ này cũng từng xuống bộ chiến nên có thể các kỵ binh Etrusca chủ yếu sử dụng ngựa làm vật cưỡi ra trận nhưng cũng sẽ chiến đấu trên ngựa khi phải chiến đấu với kỵ binh kẻ thù
Theo sử gia Livy thì khi người La Mã choảng nhau với dân Celt vào năm 225 TCN thì người Sabine và Etrusca đã gửi đội viện quân tới giúp La Mã với quân số gồm 50,000 bộ binh cùng 4,000 kỵ binh
Bên cạnh đó thì người ta cũng tìm thấy trong vài ngôi mộ Etrusca các cỗ xe chiến mã 2 bánh vốn được du nhập vào người Etrusca khoảng cuối thế kỷ thứ 8 TCN song có thể xe này chỉ được dùng để chuyên chở các nhân vật lớn như tướng lĩnh, quý tộc ra trận hoặc là dùng trong lễ nghi như diễu hành hơn là có giá trị thực tiễn trên trận địa
Ngoài chiến đấu trong đội hình thành bang quê hương thì người Etruscan cũng góp mặt trong các đội hình lính đánh thuê của Carthago và 1 vài thành bang Hy Lạp từ sau cuối thế kỷ thứ 6 đổ đi khi mà lần lượt các thành bang quê hương dần bị người La Mã thịt
Về chiến thuật thì quân Etruscan với các trang bị của lính hoplite cũng như theo các sử gia La Mã thời sau và 1 số bích họa, điêu khắc thì quân Etrusca thường bố trí trận tuyến thành 1 hàng trận với đội hình lính Hoplite thuộc tầng lớp cao nhất trong xã hội đứng ở trung tâm đội hình và đóng vai trò lực lượng xung kích trong khi các binh sỹ thuộc tầng lớp thứ 2 và 3 đứng ở bên cánh nhằm để che sườn trong khi các hàng còn lại với các vũ khí lăng đá sẽ được đứng trước nhằm để bào mòn nhân lực
Ngoài ra thì theo Livy thì trong 1 trận đánh chống lại người La Mã thì ở đầu trận tuyến của người Etrusca còn có sự tham gia của các tư tế Etrusca
Ngoài đánh trực diện thì trong 1 số trường hợp người Etrusca cũng sử dụng các chiến thuật mai phục hoặc nghi binh
Bên cạnh lực lượng trên bộ thì người Etrusca sống ở khu vực ven biển nên sớm thành danh trong các hoạt động thương mại trên biển và thương mại hàng hải cũng trở thành một trong những mạch sống quan trọng của người Etrusca bên cạnh canh tác nông nghiệp
Hạm đội người Etrusca gồm các thuyền năm mươi chèo cũng như thuyền 2 tầng chèo bireme, thuyền 3 tầng chèo nhanh nhẹn hơn là trireme được vận hành bởi các thủy thủ và tay chèo có xuất thân từ các tầng lớp thứ 2 tới tầng lớp thứ 5 trong xã hội
Tuy nhiên thì sau 1 thời gian tung hoành trên biển cả thì các hạm đội của dân Etrusca cuối cùng cũng phải nhường chỗ cho các hạm đội của các cường quốc khác cũng mạnh hàng hải như Carthago và Syracuse nhất là sau khi mà hạm đội của người Etrusca bị liên hạm đội của các thành bang Syracuse cùng Cumae của người Hy Lạp nhấn chìm tại Cumae thuộc vịnh Napoli vào năm 474 TCN trong đợt viễn chinh bằng hải quân vào Cumae
Hệ quả cho thảm bại ở Cumae là người Etrusca sau đó bị mất quốc thổ vào tay bọn Rome, Samite cũng như người Gaul
Về thành trì thì các thành phố, các khu định cư của người Etrusca đều có tường bao quanh bằng gạch bùn với chân bệ tường bằng đá hoặc hoàn toàn bằng đá tuff (đá núi lửa) kết ở những chỗ xung yếu nhất
Trong 1 vài trường hợp thì họ không xây tường mà tận dụng thiên hiểm như vách đá tự nhiên đứng hoặc là thêm thắt các chướng ngại nhân tạo cũng như là hào nhằm gia tăng sức phòng thủ với 1 số thành trì còn xây cả cổng thành cùng các tháp canh kiên cố để thêm phần khó nhằn
Với các công sự được bố trí như vậy thì trong 1 vài trường hợp thì người Etrusca đã cố thủ được nhiều năm ròng , nhất lại thành Veii của người Etrusca dù chỉ cách Rome có 16 cây số về phía Tây tây bắc song lại được phòng thủ kiên cố tới mức phải mất 10 năm từ năm 406 TCN mãi cho tới năm 396 TCN khi người La Mã dùng chiến thuật đào hầm, xâm nhập qua hệ thống thoát nước của thành phố trong khi vẫn để lại bộ phận nghi binh phía trên thu hút sự chú ý của các chiến binh thủ thành thì thành Veii mới thất thủ
Cùng với sự thất thủ của thành Veii là thành bang trù phú nhất của người Etrusca vào năm 396 TCN thì thế lực người Etrusca dần đi xuống
Lần lượt từng thành bang một bị La Mã thôn tính song người Etrusca cũng không dễ dàng gì chịu đứng yên chờ diệt vong mà họi cũng nhiều lần góp mặt trong các thế lực thù địch với Rome và chống phá sự bành trướng của người La Mã cho tới các năm 280 TCN và 264 TCN khi các cuộc kháng cự quy mô lớn cuối cùng của các thàng bang Etrusca là Vulci và Volsinii lần lượt bị La Mã dập tắt và để rồi sau đó thì các thành phố cuối cùng cũng bị La Mã nuốt sạch
Người Etrusca tới đây thì biến mất khỏi lịch sử