Trong đó, đối với nhóm công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, mức tiền lương cao nhất 100 triệu đồng thuộc về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Tây Quảng Ninh, mức tiền thưởng Tết Âm lịch cao nhất 68,12 triệu đồng thuộc về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Uông Bí.
Khối doanh nghiệp này có mức tiền lương bình quân năm 2024 là 16,705 triệu đồng/người/tháng. Mức tiền thưởng bình quân dịp Tết Dương lịch 2025 là 1,8 triệu đồng/người. Mức tiền thưởng bình quân dự kiến dịp Tết Âm lịch 2025 là 11,477 triệu đồng/người. Đây cũng là khối doanh nghiệp có mức bình quân thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ cao nhất trong ba khối doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp dân doanh, mức tiền lương cao nhất 176 triệu đồng, mức tiền thưởng Tết Dương lịch cao nhất 45 triệu đồng, mức tiền thưởng Tết Âm lịch cao nhất 176 triệu đồng. Về mức tiền lương bình quân năm 2024 là 7,5 triệu đồng/người/tháng. Mức tiền thưởng bình quân dịp Tết Dương lịch 2025 là 1,2 triệu đồng/người. Mức tiền thưởng bình quân dự kiến dịp Tết Âm lịch 2025 là 5,1 triệu đồng/người.
Đối với doanh nghiệp FDI, mức tiền lương cao nhất 270 triệu đồng, mức tiền thưởng Tết Dương lịch cao nhất 145 triệu đồng, mức tiền thưởng Tết Âm lịch cao nhất 100 triệu đồng. Về mức tiền lương bình quân năm 2024 là 9,874 triệu đồng/người/tháng. Mức tiền thưởng bình quân dịp Tết Dương lịch 2025 là 500.000 đồng/người. Mức tiền thưởng bình quân dự kiến dịp Tết Âm lịch 2025 là 8,757 triệu đồng/người.
Ông Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng cơ bản các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn giữ tiền lương, thưởng cho người lao động trên địa bàn như dịp Tết năm 2024”.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2024, vẫn còn có 7 doanh nghiệp, đơn vị còn nợ lương của 246 người lao động với số tiền là hơn 8,8 tỷ đồng (giảm so với năm 2023). Còn 395 đơn vị, doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm từ 6 tháng trở lên với tổng số nợ là hơn 152 tỷ đổng, ảnh hưởng đến 1.876 người lao động.