Quân số nhà Minh huy động đánh Đại Ngu là bao nhiêu?

Dẫn lại từ Hội những người thích tìm hiểu Lịch sử

Năm 1406, Minh Thành Tổ Chu Đệ huy động 1 lực lượng lớn tấn công Đại Ngu với chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ”. Lực lượng này chia làm 2 đạo do 2 tướng là Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy.

Về quân số thì Toàn thư ghi rằng mỗi đạo có tới 40 vạn quân, tổng là 80 vạn. #Khálàchắckèo Toàn thư dựa vào tin Trương Phụ phao lên để hư trương thanh thế làm số liệu của mình.

Mình thực lục cũng chép rằng Trương Phụ phao tin đem 80 vạn quân sang đánh Hồ Quý Ly. Tuy nhiên, con số huy động thực tế thì Minh thực lục lại ghi khác. Cụ thể như sau:

1. 70.000 quân từ Tứ Xuyên và các đô ty khác, 5000 quân từ Thành Đô. http://www.epress.nus.edu.sg/…/yong…/year-4-month-4-day-24-0

2. 80.000 quân từ 6 tỉnh: Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Quảng, Quảng Đông, Quảng Tây http://www.epress.nus.edu.sg/…/reign/y…/year-4-month-5-day-1

3. 10.000 quân từ các vệ rải rác http://www.epress.nus.edu.sg/…/yong…/year-4-month-5-day-15-1

4. 30.000 thổ binh Quảng Tây http://www.epress.nus.edu.sg/…/reign/y…/year-4-month-6-day-7

5. Có lẽ thấy vẫn hơi ít nên tăng cường thêm 15.000 quân từ Chiết Giang, Phúc Kiến, Hồ Quảng http://www.epress.nus.edu.sg/…/yong-le/year-4-month-6-day-10

6. Thêm 10.000 quân tiếp viện cùng 22 vạn thạch lương từ Vân Nam http://www.epress.nus.edu.sg/…/year-4-month-intercalary-7-d…

7. Ngoài ra, tù trưởng Đèo Cát Hãn cũng mang 4.000 quân giúp quân Minh trả thù cho con rể y là Đèo Mãnh Mạn và vợ Mãn là Nang Diệc bị nhà Hồ bắt. Sự tham gia của Đèo Cát Hãn có lẽ đã đảm bảo cho tuyến tiếp vận của quân Minh từ Vân Nam sang không bị đánh phá. Đây chính là một điểm thuận lợi nữa của họ so với nhà Nguyên trước đây http://www.epress.nus.edu.sg/…/yong-le/year-4-month-7-day-12

Như vậy tổng binh lực quân Minh là 22 vạn quân và 4000 quân của Đèo Cát Hãn, không rõ số phu vận lương là bao nhiêu. Số quân này được huy động từ nhiều tỉnh khác nhau: Tứ Xuyên, Vân Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Hồ Quảng, Quảng Đông, Quảng Tây. Theo Tôn Lai Thần thì khoảng 1/10 được trang bị hỏa khí.

Đội quân này đòi hỏi 1 số lượng lương thực rất lớn. Rút kinh nghiệm từ quân Nguyên trước đây, lúc nào cũng bị thiếu lương, nhà Minh chuẩn bị kỹ càng hơn. Và họ gặp may hơn triều đại trước khi miền nam Trung Quốc đã trải qua 1 thời gian dài tương đối thanh bình, không bị chiến tranh tàn phá gì nhiều, kể cả trong Tĩnh Nan chi dịch vài năm trước đó. Nếu như thời Nguyên, vì chiến tranh liên miên nên 1 tỉnh huy động 3 vạn thạch lương đã kiệt quệ và phải mất tới 2 năm mới gom được 17 vạn thạch lương cho lần 3 xâm lược thì lần này số lương thực huy động là vượt trội. Ngoài 22 vạn thạch lương từ Vân Nam thì Quảng Tây cũng góp thêm 20 vạn thạch nữa. Tổng là 42 vạn thạch lương, tương đương khoảng 28.000 tấn. (http://www.epress.nus.edu.sg/…/yong…/year-4-month-5-day-15-0)

Sự thất bại chóng vánh của nhà Hồ đã giúp quân Minh có 1 số lượng chiến lợi phẩm cực lớn: 13.600.000 thạch thóc (mười ba triệu sáu trăm ngàn thạch thóc) tương đương khoảng gần 1 triệu tấn, 235.900 voi, ngựa và gia súc (http://www.epress.nus.edu.sg/…/yong-le/year-6-month-6-day-12). Đây là một con số khổng lồ. Tuy nhiên, cá nhân tôi cũng hơi nghi ngờ tính xác thực của con số này, có lẽ chính Trương Phụ đã phóng đại lên để lấy thành tích.

Với ưu thế về chỉ huy tốt, sự thiện chiến, trang bị cũng như khắc phục được những khó khăn về hậu cần, cộng thêm những yếu kém bên phía đối phương, không quá khó hiểu khi quân Minh đã nhanh chóng đánh bại đội quân đông đảo của nhà Hồ, chấm dứt triều đại nhiều tai tiếng này cũng như khởi đầu 20 năm đầy tai họa trong lịch sử nước ta!

Bài viết có sự hỗ trợ của ad Quốc Bảo. Nguồn tham khảo Minh thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *