QUÂN LỰC THỊNH VƯỢNG CHUNG BA LAN LITVA

Thịnh vượng chung Ba Lan Litva a.k.a Liên bang Ba Lan Litva nổi tiếng với Đội kỵ binh Winged Hussar (Dực Kỵ Binh) là nhà nước lưỡng hợp Ba Lan và Litva được thành lập dựa trên sự hợp nhất 2 quốc gia là vương quốc Ba Lan và Đại công quốc Litva theo thỏa ước liên minh Lublin ngày 1 tháng 7 năm 1569 tại Lublin, Ba Lan

Dù căn cứ theo thỏa ước thì Thịnh vượng chung Ba Lan Litva được thành lập từ năm 1569 nhưng nền tảng hợp nhất 2 quốc gia lại bắt đầu từ năm 1386 bởi mối hôn nhân của nữ hoàng Ba Lan là Jadwiga a.k.a Hedwig với đại công tước Jogaila a.k.a Wladyslaw Jagiello Đệ Nhị tạo nên liên minh cá nhân giữa 2 nước và tới 1569 thì cùng với thỏa ước Liên Minh tại Lublin thì Liên Bang Ba Lan – Litva được chính thức thành lập

Liên bang Ba Lan Litva với kinh đô lần lượt đóng ở Krakow (1569-1793) và Warsaw (1793 -1795) là một trong nước lớn ở châu Âu với diện tích vào năm 1650 lên tới 1,100,000 cây số vuông cùng dân số khoảng 11 triệu người

Nền quân chủ Ba Lan Litva dựa trên quyền lực dân chủ của các quý tộc (szlachta) khi các vua được Nghị viện (Sejim, senat) bầu lên một cách tự do và phải tuân theo Điều khoản Henry, Hiến chương 18 điều do vua Henry Đệ Tam bị bắt buộc phải ký phê duyệt khi đăng cơ làm vua Liên bang Ba Lan Litva từ ngày 16 tháng 5 năm 1573 cho tới 12 tháng 5 năm 1575 và nó trở thành thứ mà các vua Ba Lan Litva được bầu lên sau đó phải thề tuân thủ theo nếu muốn được làm vua

Nghị viện liên bang là cơ quan mà nhà vua phải tổ chức họp cứ 2 năm 1 lần

Trong khi đó thì vua thường xuyên được giám sát bởi 1 nhóm nghị viên

Bên cạnh đó thì Liên bang Ba Lan Litva cũng có vài điều luật khác mà có lẽ các quốc gia bây giờ cũng không có như điều luật cho phép nổi loạn của quý tộc 1 cách hợp pháp để chống lại các quân chủ vi phạm đến quyền tự do mà họ thề sẽ gìn giữ (rokozs), quyền cho phép cá nhân 1 nghị viên được phản đối quyết định được đưa ra bởi đa số các nghị viên khác tại cuộc họp nghị viện (Liberum veto)…

Tuy nhiên thể chế như vậy cũng khiến vua và nghị viện của các quý tộc và giữa các quý tộc với nhau xảy ra mâu thuẫn khi ai cũng có quyền lực của riêng mình cùng cả quyền phủ quyết quyết định của người khác cũng như quyền lực quý tộc quá lớn dẫn đến việc nhiều lúc cần có sự thống nhất thì lại nội bộ lủng củng dẫn đến các sai lầm và thất bại

Liên bang Ba Lan Litva từng tham gia nhiều cuộc chiến với nhiều cường quốc, nhiều quốc gia khác nhau ở như Thụy Điển, Đế quốc Ottoman, người Cossack Zaporozhia, hãn quốc Crimea…

Vào triều vua cuối cùng là Stanislav August Poniatowski thì Liên bang Ba Lan Litva bị suy yếu và bị các thế lực như Nga, Áo và Phổ 3 lần chia nhau xâu xé, phân chia lãnh thổ

Trong suốt quãng thời gian tồn tại của mình thì quân đội Ba Lan Litva là công cụ quan trọng để giúp nhà nước có thể đương cự kẻ thù tứ xứ như Thụy Điển, đế quốc Ottoman…

Tổ chức lực lượng liên bang Ba Lan Litva gồm các thành phần chính bắt nguồn từ thời kỳ liên minh cá nhân Ba Lan với Litva lực lượng quân đội thường trực (obrona potoczna, quân số 1500-3000) và quân huy động khi có chiến sự gồm 2 thành phần là quân vương hầu hiệp sỹ phong kiến (Pospolite ruszenie) và quân được tuyển mộ cho chiến dịch bởi các sỹ quan chỉ huy Ba Lan (Wojsko zaciezne)

Vài năm trước khi ký thỏa ước tại hội nghị Lublin, lực lượng quân thường trực được Nghị viện tái lập (wojsko kwarciane) có quy mô quân số 3000-5000 người (quân số thường trung bình là 2500 người) với phần lớn là kỵ binh nhẹ được các quý tộc cung cấp và được các chỉ huy hetman chỉ huy

Lực lượng này được nhà vua chi trả lương để duy trì nó bằng nguồn tiền thu được từ thuế kwarta (thuế ¼) từ các lãnh địa hoàng gia

Thỉnh thoảng vào lúc có chiến sự thì Nghị viện cũng phê chuẩn việc tạm thời gia tăng quân số đội quân thường trực

Trong số các dân tộc của liên bang Ba Lan Litva thì người Litva chiếm ¼ tới 1/3 quân đội Liên bang

Tổ chức đơn vị kỵ binh hạng vừa được tuyển mộ từ công dân liên bang Ba Lan Litva gồm có cấp bậc đơn vị nhỏ nhất là đoàn tùy tùng (poczet) theo chân lãnh chúa ra trận cùng các đơn vị hỗ trợ khác, nhiều đơn vị poczet hợp thành đội (Choragiew) với quân số 60-300 người và được thống lĩnh bởi chỉ huy kỵ binh (rotmistrz/rittmeister)

Trên cấp đội (Choragiew) là đội quân (pulk) với quân số tương đương sư đoàn hay quân đoàn thường do 2 hoặc nhiều đội (thường hiếm khi nhiều hơn 12 đội và xác định là không bao giờ nhiều hơn 40 đội) hợp thành và do 1 chỉ huy cấp hàm đại tá (pulkownik/polkovnik) quản lĩnh

Đối với các đơn vị tuyển mộ từ các thành phần là người ngoại quốc thì các đơn vị được phiên chế thành các trung đoàn với quân số 500-1000 người được hợp thành từ các đại đội

Quân đội Ba Lan – Litva còn được tổ chức theo vài hình thức khác nhau song hình thức chính là quân đội quốc gia và quân ngoại quốc và được áp dụng cho các nhóm, đơn vị và thậm chí cả cho quân chính quy và lực lượng sỹ quan với phần lớn lực lượng đến từ các thành phần được tuyển mộ ở bên trong lãnh thổ Liên bang, nhất là từ những năm 1630 trở đi

Về thành phần đơn vị quân đội thì các công dân của Liên Bang chủ yếu góp mặt trong các lực lượng kỵ binh và ít hơn là bộ binh trong khi các thành phần nước ngoài thì chủ yếu góp mặt trong đội hình bộ binh, pháo binh

Từ thập niên 1620 trở về sau thì quân đội Ba Lan Litva bổ sung thêm lực lượng them các lực lượng long kỵ binh và lực lượng kỵ binh sử dụng súng Đức

Vào thập niên 1670, vua Ba Lan Litva là Jan Sobieski Đệ Tam mà về sau là cứu tinh của thành Vienna trong trận đại chiến thành Vienna ngày 12 tháng 9 năm 1683 đã tiến hành cải tổ loại bỏ và thay cấu trúc quân sự kép giữa các đơn vị chính quốc – ngoại quốc bằng cấu trúc quân sự đơn gồm bộ binh, kỵ binh, long kỵ binh nhưng cuộc cải cách này mất nhiều thời gian để có thể gặt hái thành quả

Nói tới Ba Lan Litva không thể không nhắc tới đội kỵ binh nói chung cũng như lực lượng kỵ binh nhẹ a.k.a khinh kỵ nói riêng đội được trang bị nặng nhất trong bọn chính là đội Winged Hussar (Dực Kỵ binh/Dực Khinh Kỵ)

Lực lượng khinh kỵ bắt nguồn từ từ các đơn vị lính đánh thuê người Serbia lưu vong với các lực lượng thương kỵ binh được người Serbia thành lập nhằm để đối phó lại các đội kỵ binh kỵ binh chính quy (sipahi) và kỵ binh nhẹ không chính quy (deli) của người Thổ

Thời điểm lực lượng khinh kỵ bắt đầu góp mặt vào quân đội Ba Lan được ghi nhận sớm nhất là vào năm 1500 dù có thể họ đã góp mặt vào thời gian sớm hơn thế nữa

Lực lượng khinh kỵ thế kỷ 15 được các quốc gia châu Âu du nhập dựa trên lực lượng khinh kỵ trong đội quân Đội Quân Đen (Hắc Binh Đoàn) tồn tại từ năm 1458 tới 1494 của vua vương quốc Hungaria (Hung Gia Lợi) là Matthias Corvinus nhằm bổ sung vào quân đội họ các lực lượng kỵ binh nhẹ và rẻ cũng như có thể sử dụng một cách thoải mái mà không sợ tốn kém nhiều chi phí vận hành như đám hiệp sỹ khi trước

Lực lượng khinh kỵ Ba Lan về sau nguyên thủy dựa trên lực lượng khinh kỵ Hung Gia Lợi và từ thế kỷ 16 trở đi thì 1 phần khuôn mẫu của khinh kỵ người Serbia từng phục vụ trong đội quân của vua Matthias Corvinus xứ Hungary

Nguyên thủy lực lượng khinh kỵ góp mặt trong Hắc Binh Đoàn của vua Matthias Corvinus xứ Hungary được tuyển mộ, tổ chức theo cách tính là cứ mỗi 20 nông nô của 1 quý tộc sẽ phải đóng góp 1 người lính kỵ binh (Hus trong cụm Hussar là từ chữ húsz có nghĩa là 20)

Lực lượng này sau đó được phiên chế thành nhóm 25 người do 1 đội trưởng chỉ huy trong Hắc Binh Đoàn với nhiệm vụ là do thám, tuần tra, tập kích đường tiếp vận kẻ thù cũng như là bọc sườn tập kích vào trung tâm đội hình kỵ binh nặng trên chiến trường nếu cần thiết

Trang bị của đội khinh kỵ bên Hắc Binh Đoàn Hungaria gồm có vũ khí là các món kiếm lưỡi cong của kỵ binh, giáo và trong 1 số trường hợp còn có cả rìu ném, rìu chiến và cung tên

Trong số này thì kiếm lưỡi cong (szablya) a.k.a gươm là loại kiếm theo phiên bản trường kiếm Châu Âu có phần kiếm cách hình dạng chữ S mà về sau thì dần loại kiếm cong có pha lẫn phong cách kiếm cong phương Đông của người Thổ

Ngoài ra thì khinh kỵ Hung Gia Lợi cũng sử dụng 1 loại kiếm cong kỵ binh khác gọi là kiếm cong của khinh kỵ binh (huszarszablya) là loại gươm nhiều lớp dày 40 mm được đính chặt nhau bằng 3-6 cái đinh tán

Về rìu thì rìu ném được chế tác từ kim loại nguyên khối với cán ngắn được chạm khắc; loại này được định danh là rìu Hung Gia Lợi khi phần võng của lưỡi hầu như phẳng hoặc cong nhẹ; ngoài rìu thì cuốc chim mũi khoằm, đỉnh lồi cũng hay được sử dụng khi nó có thể lực mạnh hơn để xuyên phá giáp trụ

Ngoài ra các các khinh kỵ binh cũng sử dụng cung với ban đầu là cung phức hợp truyền thống của người Magyar song về sau du nhập thêm cung Thổ – Thát Đát do loại này uy lực mạnh hơn

Về hộ thân thì các khinh kỵ Hung Gia Lợi này được trang bị khiên nhỏ cùng áo giáp lưới và mũ chiến

Lực lượng khinh kỵ Hung Gia Lợi sau đó đã được nghị viện Ba Lan thuê với số lượng 3 đội vào năm 1503

Không lâu sau đó thì việc tuyển mộ nhân sự cho hội này được áp dụng cho công dân Ba Lan

Giữa thế kỷ 16 thì lực lượng khinh kỵ trang bị nặng đã thay thế bộ phận lớn thương kỵ binh cưỡi ngựa bọc thép đang góp mặt trong các đội kỵ binh thường trực ở khu vực biên giới phía nam

Vào thời điểm này khinh kỵ Ba Lan đã bỏ đi vài đặc điểm so với phiên bản khinh kỵ gốc của Hung Gia Lợi bao gồm việc bỏ đi các tấm khiên bằng gỗ và thay cho nó là bộ giáp tấm bảo vệ cơ thể bằng kim loại

Tuy nhiên mãi cho tới cuộc cải cách của vua Ba Lan Litva Stephen Bathory vào những năm 1570 thì lực lượng Winged hussar (Dực Khinh kỵ) đúng nghĩa mới xuất hiện và tồn tại cho tới khi họ đạt được thành công vang dội khi sát cánh cùng vua Jan Sobieski Đệ Tam càn quét đội hình Thổ binh ở thành Vienna năm 1683

Hầu hết các khinh kỵ đều được tuyển mộ từ tầng lớp quý tộc Ba Lan (szlachta) giàu có bao gồm các sỹ quan, quý tộc cấp thấp, hiệp sỹ (towarzysz)

Tới lượt các sỹ quan, quý tộc cấp thấp, hiệp sỹ này lại tập hợp lực lượng tùy tùng, hộ vệ (poczet a.ka kopia) của riêng mình

Vài đoàn tùy tùng gồm cả các chủ nhân là hiệp sỹ, quý tộc cấp thấp này hợp lại thành thành đội khinh kỵ (choragiew husarska)

1 đội quân khinh kỵ (choragiew) thường gồm 30 tới 60 toán kopia hợp thành

Dù chỉ huy quân khinh kỵ là chỉ huy (rotmistrz) song thường thì trên thực tế thì cấp phó (porucznik) mới là người chỉ huy.

Tương tự như các binh đoàn lê dương La Mã xưa thì trong các đội quân khinh kỵ cũng có người mang cờ hiệu của đội song khác với người La Mã thì người này sẽ là cấp chỉ huy thứ 3 trong trường hợp 2 cấp chỉ huy trên giấy tờ và trên thực tế của đội khinh kỵ tỏ ra bất lực hay không thể quản đội

Ngoài các toán do các quý tộc dẫn đến nhập đội thì trong đội quân khinh kỵ cũng có 1 toán của chỉ huy với quy mô lớn hơn các toán người ngựa của các quý tộc nhập ngũ khi toán này có thêm các nhân sự làm các công việc như lính thổi kèn, nhạc công (đánh trống hoặc thổi thêm kèn khi cần phát hiệu lệnh to hơn) cũng như 1 quý tộc làm nhiệm vụ bảo đảm giữ đội quân hoạt động trơn tru thông qua các việc như chấp pháp, hành pháp trong quân)

Cùng với sự đăng cơ của vua Stephen Bathory thì nhà vua đã phiên chế đám khinh kỵ vào quân đội cận vệ hoàng gia và vũ trang cho cây thương dài làm binh khí chính

Cũng chính từ thời điểm này, đội khinh kỵ trở thành phần chiếm số lượng lớn trong quân đội Ba Lan cũng việc các đội khinh kỵ khác cũng được vũ trang theo mô hình trang bị như đội trong đơn vị cận vệ hoàng gia.

Các đơn vị khinh kỵ được trang bị nặng như vậy được biết đến trong tiếng Ba Lan là Husaria

Cũng chính vì thành phần chính của khinh kỵ là gom từ hội quý tộc nên nhà nước chỉ bao khoản vũ trang cây thương dài trong khi các binh khí khác cùng giáp trụ cho bản thân quý tộc và đội cận vệ tháp tùng quý tộc đều do bản thân các quý tộc này tự gánh

Thứ vũ khí đầu tiên cũng như bạn đường không thể thiếu chính là con ngựa chiến

Ngựa hội khinh kỵ dùng là loại ngựa lai giữa giống ngựa cổ của Ba Lan với các giống ngựa phương Đông, thường là giống của dân Tatar để tạo ra nòi ngựa có thể vừa tải nặng vừa phi nhanh lại nhanh lại sức sau khi được cho nghỉ ngơi

Ngựa chiến loại này có thể đi được trăm cây số dù phải tải trên lưng khối lượng hơn 100 kilogram (gồm kỵ sĩ, giáp trụ với vũ khí) cũng như có thể tiến hành đợt phi nước đại xung sát sau khi vừa ra tới trận tiền

Chính các đặc điểm của loại ngựa này mà có hình phạt là tử hình với những ai bán những con ngựa loại này ra ngoài lãnh thổ liên bang Ba Lan Litva

Các chiến binh khinh kỵ cũng hay trang bị yên ngựa kiểu Thổ

Vũ khí của đội khinh kỵ cũng như khinh kỵ có cánh a.k.a Dực khinh kỵ có thể kể đến đầu tiên chính là cây thương dài kopia

Nguồn gốc cây thương này bắt nguồn từ vùng Balkan và cả thương Hung Gia Lợi nhưng trong tay đám khinh kỵ Ba Lan thì loại thương này có chiều dài hơn các loại trước, với kích thước chung là dài 4,5m – 6,2m với phần cán làm bằng gỗ linh sam trong khi mũi thương bằng thép rèn, trên thương có gắn quả cầu lớn bằng gỗ với nhiệm vụ bảo vệ tay cầm gọi là galka

Thương được chế tạo rỗng ruột và được gắn lại bằng keo, sơn vẽ và thậm chí là thường được mạ vàng 1 cách chi tiết

Phía dưới đầu thương thường có gắn cờ đuôi nheo

Bên cạnh thương trên thì 1 loại thương khác nhẹ và ngắn hơn với chiều dài 3-3,6m cũng được sử dụng trong các cuộc chiến chống người Tatar và Thổ vào thế kỷ 17

Các loại thương được cấp cho kỵ binh bởi vua và quản lĩnh đội quân chứ không phải đồ nhà vác vào

Bên cạnh thương để xiên thì các khinh kỵ binh quý tộc cũng thường trang bị tận răng các hàng nguội khác, đa phần là đồ nhà mang vô quân ngũ với 2 loại kiếm mang ở cả 2 bên bắp đùi trái và phải

Ở bắp đùi bên trái của chiến binh khinh kỵ là trường kiếm thẳng loại estock theo kiểu phương Đông có cán chữ thập, cán cầm bằng 2 tay, lưỡi có hình tam giác ở ngay đỉnh và vuông ngay kiếm cách nhằm tang độ cứng cho kiếm, thẳng và cùn nhưng có đầu nhọn dùng để đâm thẳng xuyên phá các loại giáp trụ như giáp lưới, giáp tấm thông qua các khe giữa tấm giáp như thương thay vì dùng để chặt chém như các loại kiếm thường, chiều dài loại kiếm lên tới 1,5m

Trong khi đó ở bắp đùi bên kia thì khinh kỵ Ba Lan trang bị 1 loại gươm khinh lưỡi đơn cầm bằng 1 tay, có sống gươm phẳng đối diện với lưỡi chém ở mặt bên kia hoặc các loại gươm dùng cho khinh kỵ của Ba Lan với cả loại có cán rộng và không có miếng che bảo vệ tay cầm và hợp với đốc kiếm hình chữ thập làm cánh đốc kiếm cũng như có phần lưỡi kiếm hơi cong hoặc thẳng và nặng buổi đầu

Thời sau thì 1 sợi dây được buộc vào phần cán nối từ phần đốc gươm xuống chuôi gươm, loại gươm này được gọi là Batorowka (gươm vua Bathory do lệnh vua sản xuất ra hàng loạt loại gươm như vậy để cấp cho binh sỹ)

Bên cạnh đó thì khinh kỵ binh thỉnh thoảng cũng mang thêm món hàng nguội phòng thân khác là cuốc chim dành cho kỵ binh hoặc rìu chiến loại nhẹ

Song song các món dùng khi giáp lá cà thì các khinh kỵ binh cũng trang bị các vũ khí tầm xa vói mỗi chiến binh quý tộc thường thủ sẵn 1 – 2 hoặc thậm chí 6 khẩu súng lục điểm hỏa bằng bánh xe (thời sau là loại dùng đá lửa điểm hỏa) cất sẵn trong bao để dùng khi cần trong khi các cận vệ tháp tùng họ cũng sử dụng 1 khẩu súng lục hoặc là khẩu hỏa mai nhẹ hay có khi là khẩu cacbin; từ những năm 1680 trở đi thì súng cacbin là thứ bắt buộc phải trang bị cho các cận vệ của quý tộc tham gia đội khinh kỵ

Bên cạnh đó thì 1 số chiến binh khinh kỵ cũng sự dụng cung phản xạ Tatar hay Thổ với tên đựng trong bao

Các sỹ quan kỵ binh mang cung tên cho mãi đến khi diễn ra cải cách những năm 1770

Về giáp trụ thì trong giai đoạn 1576 -1653, binh sỹ khinh kỵ binh mang giáp trụ gồm bộ giáp ngực gồm 2 tấm giáp miếng che ngực và che lưng, miếng bảo vệ che cổ họng, các tấm che vai, bộ phận giáp bảo vệ cẳng tay đi kèm với gang kim loại kiểu phương tây cũng như đội mũ chiến có tấm che gáy hình đuôi tôm hùm phiên bản Ba Lan

Loại này có phần đầu hình bán cầu, tấm che má dạng mũ không lưỡi trai (mũ morion) của phương tây, có mào với lưỡi mũ cùng phần bảo vệ được hình thành từ các miếng có gắn đinh tán có thể trượt được cũng như là miếng phần che bảo vệ mũi hình chiếc lá, có thể điều chỉnh

Bên cạnh đó thì các binh sỹ cũng mang thêm các miếng giáp che phần bắp vế và hông cũng như các miếng che đầu gối và cẳng chân bên dưới bộ áo giáp lưới dài tới vế hoặc là áo độn bông có tay áo dạng giáp lưới

Từ những năm 1630 trở đi thì các bộ phận bảo vệ cẳng tay có nguồn gốc từ Ba Tư cũng được du nhập

Và đó là trang bị chuẩn cho các chiến binh khinh kỵ xuất thân quý tộc

Với các hộ vệ và tùy tùng thì họ được trang bị các bộ giáp rẻ hơn và cũ hơn cũng như được sơn đen với mũ chiến dạng ấm; theo vài nguồn thì sau những năm 1670 thì số này có thể còn không được trang bị giáp

Bên cạnh đó thì một số loại giáp như loại áo giáp vảy kiểu người Sarmatia gồm các miếng vảy sắt tán vào lớp áo giáp da đệm bên trong cùng mũ vảy, miếng bảo vệ cổ họng cùng các miếng giáp trụ bảo vệ vai và chân nhưng do giá thành cũng như trọng lượng nên có lẽ loại này chỉ được số ít sỹ quan chỉ huy sử dụng

Ngoài thì theo một số bức họa ở lâu đài Podhorce thì các binh sỹ khinh kỵ gốc gác quý tộc còn thường khoác tấm da beo ở bên vai trái hoặc là quấn quanh hông hay đặt dưới yên

Ngoài da beo thì còn có cả da gấu, da sói hay mèo rừng cũng hay được sử dụng

Tựu chung thì trọng lượng bộ giáp khá nhẹ, chỉ khoảng 15 kilogram, đủ nhẹ để phi ngựa nước đại trong 1 quãng đường dài

Tuy nhiên thứ làm nên cái tên Winged Hussar a.k.a Dực Khinh kỵ chính là những đôi cánh khổng lồ mang sau lưng họ gồm khung gỗ gắn long vũ các loài chim như đại bàng, đà điểu, ngỗng, ngan

Giả thuyết phổ biến nhất là các cánh này được dùng để tạo âm thanh lóc cóc ồn ào cho mục đích hư trương thanh thế, hù dọa ngựa kẻ thù trong khi có giả thuyết khác là cặp cánh che chắn giúp họ không bị đối phương đâm chém vào sau lưng cũng như tránh bị ăn thòng lọng mà các chiến binh kỵ nhẹ Tatar hay mang dùng để bắt nô lệ tù binh

Chiến thuật đội Dực Khinh kỵ a.k.a Winged Hussar hay dùng là phi ngựa xung sát như các toán quân thiết kỵ cataphract hay hiệp sỹ, tận dụng trọng lượng giáp trụ và vũ khí trên người binh sỹ để làm lợi thế tấn công.

Họ sẽ cho ngựa nước kiệu khi mới bắt đầu tiến về hàng ngũ kẻ thù để rồi khi khoảng cách giữa 2 bên càng dần thu hẹp thì tốc độ di chuyển của đội khinh kỵ sẽ càng tang sao cho tới khi họ áp sát được hàng ngũ kẻ thù ở vị trí gần nhất thì ngựa đã phi ở tốc độ nước đại – 1 tốc độ mà kết hợp với giáo cũng như trọng lượng người ngựa sẽ húc ngã bất kỳ ai đang đứng cản đường

Nếu như một lần không được họ sẽ tiến hành càn qua lại nhiều lần (thương dự phòng được các đoàn xe thồ mang ra mặt trận)

Bên cạnh Dực khinh kỵ a.k.a Winged hussar thì quân kỵ binh Ba Lan Litva còn sở hữu các kỵ binh hạng vừa khác là Petyhorcy của dân Litva và đồng nghiệp tương tự bên phía quốc gia lưỡng hợp Ba Lan là pancerni

Kỵ binh pancerni a.k.a Towarzysz pancerni (thân binh/chiến hữu mặc giáp) là loại kỵ binh trang bị hạng vừa của kỵ binh Ba Lan với tên gọi dựa theo tên bộ áo giáp lưới (pancer) của họ và được xếp hạng nguy hiểm thứ 2 trong quân Ba Lan Litva chỉ sau hội khinh kỵ

Các kỵ binh pancerni được tuyển mộ từ các quý tộc vừa và nhỏ và được tổ chức thành các đội gồm 60 -200 kỵ binh

Nguồn gốc kỵ binh parceni là đoàn tùy tùng, hộ vệ của các công tước, vì lẽ đó nên xác định là phải là dân có tiền để trang bị các vũ khí như kiếm, giáo, khiên, cung cùng bộ giáp lưới và mũ có miếng che mũi

Trang bị của kỵ binh pancerni là giáp lưới hoặc giáp kết hợp giữa giáp lưới với các tấm giáp miếng dạng phẳng cùng giáp cẳng tay – khuỷu tay (karwasz) như của khinh kỵ, găng tay, mũ chiến kim loại dạng tròn có vành, khiên nhỏ, gươm khinh kỵ Ba Lan, cung phản xạ và hỏa khí như súng lục mồi bằng kíp đá lửa súng hỏa maiu móc hay hỏa mai dài và cả các súng cacbin thời đầu

Ở thời kỳ đầu thì trang bị các kỵ binh pancerni thỉnh thoảng còn gồm cuốc kỵ binh, thương và cả giáo ngắn

Vào thời vua Jan Sobieski Đệ Tam thì các vũ khí dài như giáo được áp dụng bắt buộc sử dụng đối với các kỵ binh parceni

Đồng cấp với pancerni là kỵ binh petyhorcy của người Litva

Kỵ binh petyhorcy ban đầu là đội kỵ binh của dân Circassia ở vùng núi Caucasius (tên loại kỵ binh này theo tên thành phố Pyatigorsk ở Caucasus của Nga) di cư đến Litva (về sau được bổ sung nhân lực bằng người Tatar Litva a.k.a Tatar Lipka và quý tộc nhỏ ở địa phương) với trang bị nhẹ gồm mũ giáp lưới (misiurka) cùng phần giáp thép bảo vệ cẳng tay – khuỷu tay (karwasz) với vũ khí chính là ngọn giáo tương tự loại của khinh kỵ

Về sau thì trang bị của kỵ binh petyhorcy vẫn vậy chỉ thêm món giáp lưới cùng khiên tròn kiểu Thổ (kalkan) và sang đến thế kỷ 17 thì áo giáp lưới được thay bằng giáp tấm cũng như các trang bị khác được điều chỉnh hay thêm vào như loại thương dùng để săn gấu hay các loại thú lớn (rohatyna) dài 3 – 4m, gươm kiểu Ba Lan cùng 2 khẩu súng lục và 1 khẩu hỏa mai cacbin cùng cây cung kiểu phương Đông

Bên cạnh kỵ binh hạng nặngvà hạng vừa thì lực lượng kỵ binh nhẹ phi chính quy Lisowczycy là lực lượng đáng gờm của Ba Lan Litva dù đội kỵ binh này được châu Âu biết đến danh tiếng vô kỷ luật, khát máu, tàn bạo, hiếu chiến và song cũng cực kỳ cơ động

Lực lượng Lisowczycy được đặt theo tên Aleksander Josef Lisowski, quý tộc Ba Lan lãnh đạo đội quân bằng cách chiến đấu và kiếm sống dựa trên chiến quả mà họ thẳng tay cướp được, không phân biệt nguồn gốc chiến lợi phẩm đó đến từ dân hay từ quân đội cũng như đồ đó của phe chính quyền hay từ nước khác, thay vì nhận lương từ chính quyền

Quân số Lisowczycy dao động tùy theo thời điểm, khoảng vài trăm tới vài ngàn người

Cũng vì cách kiếm sống trên chiến quả nên phần lớn thời gian theo chân các đội quân chính quy Ba Lan Litva ra trận thì quân Lisowczycy cũng không ngại tung hoành cướp bóc, giết hại, tàn sát cả thường dân , trẻ nhỏ hay thậm chí là cả chó ở các vùng mà nhóm quân này được điều tới hoạt động

Phạm vi và danh tiếng hoạt động của quân Lisowczycy trải dài từ Bắc Nga tới Đế quốc La Mã Thần Thánh, nhất là tại khu vực Đế quốc La Mã Thần Thánh nơi tiếng tăm tàn bạo của nhóm này được bộc phát thoải mái tới mức cả hoàng đế La Mã Thần Thánh Ferdinand II cũng phải chi trả khoản tiền lớn để giải trừ dịch vụ đánh thuê của nhóm này không phải vì lý do biểu hiện xuất sắc mà là vì nhận được nhiều lời than phiền về các hành vi, hoạt động do nhóm quân này gây ra khi tới chiến đấu thuê theo lệnh được biệt phái từ vua Ba Lan Litva

Đội quân này về sau phần lớn trở thành đạo tặc và bị chính quyền Ba Lan săn lùng và tới năm 1636 thì được giải tán theo đạo luật của nghị viện Ba Lan Litva

Sau này khi hỏa khí phát triển dẫn đến việc giảm dần vai trò của các khinh kỵ như Winged hussar trên chiến trường thì quân đội Ba Lan Litva còn xuất hiện thêm các đơn vị kỵ nhẹ Uhlan được trang bị súng lục, gươm và thương có cờ đuôi nheo cùng đồng phục là áo khoác ngực kép cùng mũ chỏm vuông

Đơn vị Uhlan đầu tiên được thành lập những năm 1720 với các nhiệm vụ do thám, đột kích…

Bên cạnh đó thì quân Ba Lan Litva cũng sở hữu lực lượng người Cossack đăng tuyển phục vụ quân ngũ Ba Lan Litva

Lực lượng Cossack đăng ký này được thành lập vào vào ngày 5 tháng 6 năm 1572 khi vua Sigismund Augustus Đệ Nhị ra chỉ dụ thành lập đội quân Cossack đăng tuyển sau khi nhà vua công nhận phẩm hàm cấp bậc của người lãnh đạo dân Cossack cũng như thủ lĩnh quân sự vùng Podole và Ruthenia Jerzy Jazlowiecki để đổi lấy việc thủ lĩnh Cossack đưa người của mình vào phục vụ quân ngũ Ba Lan Litva

Lực lượng Cossack đăng tuyển Ba Lan Litva lấy nhân lực từ dân Cossack hữu ngạn a.k.a dân Cossack Zaporozhia (người Cossack ở vùng đất bên ngoài các ghềnh sông, ám chỉ các ghềnh sông Dnieper a.k.a vùng Đồng Hoang) ở miền trung Ukraine

Cùng với sự trị vì của vua Stefan Batory thì Ba Lan Litva đã điễn ra cuộc cải cách lực lượng Cossack đăng tuyển Ba Lan Litva

Năm 1578, vua Batory phái sứ tới đàm phán với người Cossack.

Ngày 15 -16 tháng 9 năm 1578, 2 bên đã thỏa thuận là dân Cossack sẽ đăng tuyển 500 mạng với khoản lương là 15 đồng florin /mạng/năm (đồng tiền xưa của thành Florence ở châu Âu có trọng lượng tương đương 54 gren vàng với 1 gren tương đương 0,0648g cùng tỷ giá quy đổi hiện thời là xấp xỉ 140 đô la Mỹ – 1000 đô la Mỹ cũng như thêm các người Cossack được cấp lá cờ để thể hiện họ đang phục vụ cho Ba Lan Litva…

Dù thỏa thuận như vậy nhưng 2 bên vẫn cố tình chơi nhau ít nhiều khi về phần dân Cossack thì danh sách đăng tuyển chỉ ghi 500 cái tên nhưng quân số đăng tuyển thực tế lên tới khoảng 4000 người; về phần ba Lan Litva thì dù được sứ giả hứa hẹn sẽ trả lương vào ngày lễ Thánh Nicholas (Dương lịch phương tây là ngày 5-6 tháng 12 trong khi ở các nước phương Đông theo Thiên Chúa giáo thì là 19 tháng 12) thì họ lại thường hay xù, nợ lương dân Cossack

Người Cossack trước tình hình này cũng phản ánh lên các cấp cao hơn nữa với hi vọng sẽ nhận được khoản bồi thường như chính quyền đảm bảo với các đội quân chính quy nhưng kết cục vẫn như cũ nên thành ra nhiều người Cossack phải quay ra tiến hành các cuộc đột kích trái phép vào các lãnh thổ xung quanh Ba Lan Litva

Tình hình kéo dài tới năm 1590, nghị viện mới ra quyết định tái lập lực lượng Cossack với việc tuyển mộ 1000 dân Cossack vào quân nhằm để tránh mấy anh bị nợ lương và rảnh rỗi quay ra cướp bóc hàng xóm cũng như sẽ được trả 5-12 zloty (tiền Ba Lan) mỗi quý

Tuy nhiên, liên bang Ba Lan Litva về sau lại mất kiểm soát trước các hoạt động của người Cossack dẫn đến người Cossack tiến hành các cuộc nổi dậy chống lại liên bang Ba Lan Litva cũng như các cuộc chiến giữa dân Cossack với Ba Lan Litva sau đó

Lực lượng Cossack đăng tuyển của Ba Lan Litva thường góp mặt chủ yếu trong đội hình bộ binh với chính thuật cỗ xe bên cạnh một số thiểu số với khả năng sử dụng cung tên hay về sau là hỏa khí, góp mặt trong đội hình kỵ binh nhẹ với cái giá xác định rẻ hơn so với chi phí cho việc thành lập và vận hành các đơn vị khinh kỵ

Đổi lấy việc phục vụ dưới ngọn cờ Ba Lan Litva thì người Cossack cũng được cho hưởng nhiều đặc quyền như các bà con bên sông Đông về sau

Một số các đặc quyền bao gồm miễn trừ thuế và nghĩa vụ cũng như được trả lương (vì khoản trả lương bằng tiền thường hay bị nợ nên chính phủ cũng hay chi trả bằng hiện vật) cũng như có cấp chỉ huy riêng

Quân số người Cossack trong quân Ba Lan Litva năm 1649 ước tính lên tới 40,000 người

Ngoài lính Cossack đánh thuê thì liên bang cũng sở hữu binh sỹ người Tatar Lipka trong đội hình kỵ binh hạng nhẹ và hạng vừa

Lực lượng kỵ binh nói chung của Ba Lan Litva về sau được nghị viện tái tổ chức và cải tổ thành lực lượng Kỵ binh quốc gia trong giai đoạn cuối thế kỷ 18 cho tới khi xứ này bị diệt vong năm 1795

Tổ chức ban đầu của lực lượng kỵ binh quốc gia sau cải cách gồm 4 lữ đoàn gồm 737 sỹ quan, binh sỹ cùng chiến mã (tương đương tỷ lệ 2 lữ đoàn của vương quốc Ba Lan và 2 lữ đoàn của Đại công quốc Litva)

Tuy nhiên nghị viện vẫn giữ lại quy chế quý tộc – cận vệ thời trước với trang bị thương có gắn cờ đuôi nheo, gươm và súng lục cho quý tộc và cận vệ của họ có súng cacbin và gươm

Bên cạnh đó thì nghị viện cũng bãi bỏ cấp tổ chức quân bên cạnh việc gia tăng số lữ đoàn, quân số của nó cũng như cải tổ biến đổi, thêm cấp bậc tổ chức đơn vị mới là độii kỵ binh cùng các đơn vị cấp dưới của nó là nhóm cug

Quân số mỗi đội kỵ binh là 144 người ngựa và cứ 24 đội kỵ binh này sẽ hợp thành 1 lữ đoàn kỵ binh, quân số mỗi lữ đoàn kỵ binh sẽ là 3600 người

Theo cách tổ chức mới này mỗi đội kỵ binh sẽ gồm phiên chế gồm 1 cug có quy mô lực lượng tương đương 32 nhóm tháp tùng cũ của lực lượng khinh kỵ cùng 3 cug khác có quy mô quân số mỗi cug cũng tương đương 32 đoàn tùy tùng cũ

Tựu chung là 1 đơn vị kỵ binh sau cải tổ vào thế kỷ 18 sẽ gồm 4 nhóm: nhóm đầu đảm nhiệm nhiệm vụ xung sát phá vỡ hàng ngũ địch trong khi 3 nhóm kỵ binh hạng trung kia đóng vai trò hỗ trợ nhóm đầu

Tính tới cuối giai đoạn tồn tại của mình thì quy mô kỵ binh của chính phủ sau cải cách về kỵ binh là có 12 lữ đoàn kỵ binh quốc, 2 trung đoàn kỵ binh cận vệ và 16 trung đoàn vệ binh tiền tuyến

Về đồng phục thì theo năm 1746, đồng phục khinh kỵ binh gồm mũ cao màu đỏ thẫm có 4 cạnh với biểu tượng trung đoàn được gắn vào ở mặt trước; bên cạnh đó thì đôi khi hoa hồng hay lông vũ cũng được gắn lên.

Đi cùng với mũ đỏ đậm thì trang phục khinh kỵ còn có áo khoác ngoài màu đỏ đậm dài quá gối với tay áo dài và rộng, ve áo và cổ áo màu xanh dương đậm trong khi đồng phục của kỵ binh pancerni thì ngược lại với mũ vào áo khoác ngoài màu xanh dương đậm, ve và cổ áo màu đỏ đậm, điểm phân biệt giữa kỵ binh người Ba lan hay Litva chính là dựa trên nút áo với nút bằng vàng là của người Litva và nút bạc là dân Ba Lan

Tới năm 1785 thì đồng phục lại chuyển sang áo khoác ngực kép màu xanh dương đậm trong khi loại màu đỏ là của kỵ binh parceni, quần rộng kiểu Ba Lan, có thắt 6 nút ở bên ngoài đổ xuống từ dưới gối cùng mũ chỏm vuông đỏ thẫm cho các binh sỹ quý tộc và mũ chỏm cao màu đỏ hay đen đối với các binh sỹ thuộc nhóm tháp tùng

Ngoài số trên thì trang phục mà binh sỹ tháp tùng còn sở hữu là trang phục dùng vào mùa đông với áo khoác kỵ binh có 12 nút áo màu trắng ở phía trước với quần bằng vải dày và bộ trang phục dùng khi vào hè oi bức gồm chiếc quần rộng bằng vải lanh

Mũ của nhóm tháp tùng về sau chuyển sang mũ giwer (mũ hình nón với phần lưỡi nằm dưới) cao khoảng 8 inch

Ngoài ra trang phục của binh sỹ cũng gồm ủng theo thiết kế của người Ba Lan với gót cao khoảng 1 inch có gắn đinh thúc ngựa

Ngựa được dùng cho kỵ binh sau cuộc cải cách là ngựa Ba Lan thuộc các giống vùng Podolia hay Volhynia với tầm vóc trung bình, cổ cao và có bờm, có chân khoảng được đóng móng sắt; loại ngựa này có thể chạy nhanh và dai sức

Lính thổi kèn, theo truyền thống, cưỡi ngựa được tô vẽ trong các sự kiện

Ngựa lúc này được trang bị giáp gồm gồm hàm thiếc có thắng dây cương, giáp che ức ngựa có gắn bông hồng nhỏ cũng như yên kiểu Ba Lan với cốt gỗ bọc da, có phần núm yên và đuôi vểnh cao.

Yên ngựa còn được gắn thêm 2 bao da đựng súng lục cũng như lắp vào miếng vải phủ mình ngựa đã qua nhuộm màu đối với các binh sỹ quý tộc hay bộ da cừu nhuộm đen đi kèm với tấm vải có viền sặc sỡ để phủ lưng ngựa đối với các binh sỹ là người tháp tùng các binh sỹ quý tộc

Ngoài ra thì quân trang các kỵ binh còn gồm ba lô quần áo 32 inch để ở sau yên, bên dưới miếng phủ lưng ngựa cũng và phía trên túi thóc

Chưa kể các binh sỹ là người tháp tùng các binh sỹ quý tộc còn mang thêm 2 túi đồ vải lanh cùng 1 chiếc rìu nhỏ

Bên cạnh kỵ binh là xương sống chính của quân đội Ba Lan Litva thì đám bộ binh với lực lượng hadjuk, lấy cảm hứng từ bộ binh Hungary hay Thổ – Balkan là lực lượng xương sống của bộ binh từ những năm 1570 cho tới những năm 1630

Quân bộ binh hadjuk Ba Lan Litva sở hữu đồng phục len dạ màu xanh xám với cổ áo màu đỏ

Trang bị vũ khí chính của lính bộ binh Hadjuk là súng hỏa mai móc cùng các loại gươm

Bên cạnh đó thì các binh sỹ hadjuk cũng được trang bị rìu nhỏ giắt đai lưng dùng cho việc bổ củi trong khi loại loại rìu lưỡi to bardiche hiếm khi được họ sử dụng)

Bên cạnh lực lượng hadjuk thì quân Ba Lan Litva cũng có đội cận vệ hoàng gia

Đây là lực lượng tinh nhuệ của Ba Lan Litva và được chi trả bởi ngân khố quốc gia

Các binh sỹ thuộc đội Cận vệ Hoàng gia được trang bị đồng phục gồm áo khoác bằng vải đỏ có ve áo màu trắng cùng áo gi lê màu xanh lam hay xanh ngọc cùng khẩu hỏa mai đá lửa có gắn lưỡi lê; vào mùa đông thì các binh sỹ còn được trang bị áo khoác đỏ tương tự loại của lính Anh cùng thời

Ngoài ra thì các binh sỹ còn được trang bị ba lô đeo vai cùng các túi nhỏ để đeo vào sợi dây đai có chốt gài bằng gỗ

Với các sỹ quan thì bắt buộc phải đeo gươm bên hông cũng như có thêm các phiên bản ngắn hơn của súng hỏa mai bên cạnh súng lục

Quân số cận vệ hoàng gia thời bình chỉ khoảng 1200

Ngoài ra thì một số lực lượng khác như piechota lanowa (lực lượng quân huy động từ dân ở các lãnh địa của hoàng gia, những người được ban cấp 1 đơn vị diện tích đất đai gọi là lan để đổi lấy việc họ đi lính), zolnier dymowy hoặc zolnier lanowy (những đội quân được chi trả bằng các loại thuế đánh vào đất hay các phí khác)…

Ngoài các đội quân nhất thời hình thành nên từ việc trưng thuế chi trả thì liên bang Ba Lan Litva cũng có các đơn vị tự vệ địa phương như (zolnier powiatory) cũng như lính phi chính quy, dân quân và cả quân tư nhân của các gia đình quý tộc

Bên cạnh các lực lượng trên cạn thì quân đội Ba Lan Litva cũng sở hữu hạm đội hải quân nhưng ở quy mô nhỏ và yếu

Lực lượng hạm đội này về sau bị người Đan Mạch hủy diệt năm 1630 và cho đến 11641 -1643 thì các chiến hạm còn lại cũng được đem bán và chấm dứt hoạt động cũng như sự tồn tại của hải quân Ba Lan Litva

Về lực lượng hậu cần thì do thiếu hệ thống hậu cần trung ương, hậu cần quân Ba Lan Litva chỉ có thể trông cậy vào đội xe thồ

Sau nhiều năm tồn tại thì liên bang Ba Lan Litva bị suy yếu và bị các thế lực hung mạnh hơn như Nga, Phổ, Áo xâm lược, cắt xẻ đất đai và đe dọa nền độc lập

1 số quý tộc trước thời vận suy yếu cũng tổ chức các phong trào chống lại quân chủ bạc nhược cũng như cường địch lân bang như Liên minh Bar

Sau thất bại của cuộc nổi dậy của Tadeus Kosciuszko năm 1794 trước 3 nước Nga, Phổ và Đế quốc La Mã Thần Thánh

Ngày 24 tháng 10 năm 1795, thỏa ước phân chia Ba Lan Litva lần thứ 3 được ký kết

Ngày 25 tháng 11 năm 1795, vua cuối cùng của Ba Lan Litva là Stanislaw Augustus Đệ Nhị thoái vị

Thịnh vượng chung Ba Lan Litva chính thức sụp đổ từ đây

Ngày 12 tháng 2 năm 1798, cựu hoàng Stanislaw Augustus Đệ Nhị của Ba Lan Litva qua đời ở tuổi 66 tại kinh thành Saint Peterburg của Nga


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *