QUÂN LỰC ĐẾ QUỐC MAURYA

Đế quốc Maurya a.k.a Khổng Tước đế quốc là 1 đế quốc hùng mạnh từng làm chủ hầu hết lãnh thổ tiểu lục địa Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ 4 TCN cho tới nửa đầu thế kỷ thứ 2 TCN, từ khoảng năm 323 TCN cho tới khi vua cuối cùng của triều Maurya bị bộ tướng ám sát đoạt vị khoảng năm 184 TCN

Nửa sau thế kỷ thứ 4 TCN cùng với bước chân của đoàn quân chinh phục Macedonia của A Lịch San Đại Đế ở vùng tây bắc tiểu lục địa Ấn Độ trên đất Pakistan ngày nay, ở bên kia sông Hydaspes (sông Jhelum ngày nay) thì đế quốc Nanda đang cai trị Ấn Độ cũng bước vào giai đoạn thoái trào với bất công, tham nhũng, mâu thuẫn giữa quần chúng lao khổ với vua chúa thống trị ngày càng gia tăng.

Mọi việc chỉ lên cực điểm khi vị tăng lữ Brahmin Bà La Môn là Chanakya bị vua cuối cùng của triều Nanda xứ Magadha là Dhana Nanda sỉ nhục

Chanakya đã thề là sẽ lật đổ triều báo thù và cuối cùng cũng được như ý khi ông tìm được 1 đệ tử trẻ là Chandragupta Maurya

Xuất thân của Chandragupta Maurya không rõ nhưng theo nguồn tài liệu Phật giáo thì Chandragupta Maurya là con trai thủ lĩnh thị tộc Maurya, thị tộc cư trú tại thành Maurya (Khổng Tước thành).

Bản thân tu sỹ Chanakya cũng là 1 vị tăng lữ có tài năng nhiều mặt, tài liệu cổ về khoa học chính trị, quản trị đất nước và cả tư pháp, ngoại giao, kinh tế Arthashastra, theo vài nguồn thì tác giả Kautilya hoặc Vishnugupta của nó được cho là cũng chính là Chanakya

Danh sư xuất cao đồ, đệ tử Chandragupta dưới sự kèm cặp, huấn luyện cũng đã nhanh chóng có được tài năng của thầy, dù không được toàn bộ.

Và thời cơ để Chanakya báo thù đã đến.

Năm 323 TCN, Chandragupta với sự hỗ trợ, cố vấn của sư phụ Chanakya cũng như liên minh với các vua tiểu quốc khác ở Ấn Độ đã phất cờ nổi dậy khởi nghĩa chống lại đế quốc Nanda ở Tây Bắc Ấn Độ và nhanh chóng chiếm giữ được miền này

Tới năm 320 TCN thì Chandragupta Maurya đem binh tiến hãm kinh thành Pataliputra của Nanda và nhanh chóng diệt được đế quốc Nanda, chiếm giữ toàn bộ lãnh thổ Nanda ở Ấn Độ.

Sau khi đánh bại xong Nanda thì Chandragupta Maurya quay sang tái chiếm các phần đất bị mất vào tay đoàn quân chinh phục Macedonia.

Đế quốc Macedonia sau khi A Lịch San Đại Đế bang hà tại Babylon thì nhanh chóng vỡ vụn và tan rã thành các lãnh thổ do những người kế tục Alexander – các Diadochi nắm giữ, xui xẻo là các tướng kế tục này thay vì hướng ngoại lại bắt đầu quay mũi giáo vào chém giết nhau.

Nhân tình hình này, quân đội Maurya không tốn mấy sức lực mà thu hồi lại đất cũ cho tới khi 1 danh tướng của Macedonia, thuộc hạ cũ của Alexander Đại Đế là Selekos Đệ Nhất Nicator a.k.a Vạn thắng vương Seleukos chiếm giữ phần phía đông của đế quốc Alexander Đại Đế cũ gồm Ba Tư, đông Địa Trung Hải để thành lập nên đế quốc Seleucid và tiếp bước cuộc đông chinh.

Vạn Thắng vương Seleukos đem quân tràn sang phía đông nhằm tái chiếm lại các trấn cũ bị Chandragupta Maurya mới chiếm giữ.

Vạn Thắng vương Selekos cuối cùng cũng bị Chandragupta Maurya đánh bại và buộc phải ký hòa ước nhả các trấn Paropamisadae, Aria, Arachosia, Gandhara (Kiền Đà La), Gedrosia (gồm lãnh thổ 1 phần Ba Tư, Afghanistan, Pakistan) cho Chandragupta Maurya đổi lại việc Chandragupta Maurya lấy con gái Seleukos với sính lễ 500 con voi.

Chính nhờ 500 con voi chiến bổ sung lực lượng này mà liên quân Vạn thắng vương Seleukos, Lysimachus, Antipater và Cassander lùa sạch 70,000 binh sỹ của Antigonus Monophthalmus (Antigonus Chột) ở Ipsus, Thổ Nhĩ Kỳ năm 303 TCN

Sau chiến thắng và kết minh với Seleukos cũng như yên được mạn tây bắc thì Chandragupta Maurya chĩa mũi nhọn xuống phía nam thôn tính các tiểu quốc Ấn Độ

Theo một vài nguồn thi Chandragupta Maurya sau đó xuất gia đi tu và mất khoảng năm 297 TCN, để lại hoàng vị cho con là Bindusara.

Sự ra đời của Bindusara theo vài tài liệu Phật giáo và Kỳ Na giáo cũng rất khác thường khi sư phụ Chanakya để giữ mạng cậu học trò ngàn năm mới có đã ngày nào cũng kín đáo đánh chút liều nhỏ thuốc độc vào đồ ăn của đệ tử để giúp hệ miễn dịch của đệ tử làm quen và kháng độc nếu lỡ như sau này có bị ai đó đánh bả thiệt.

Một lần Chandragupta Maurya không biết đã cjhia sẻ đồ ăn với vợ chửa sắp tới ngày ở cữ của mình khiến hoàng hậu bị vong mạng.

Chanakya để giữ mạng đứa con của Chandragupta Maurya sắp tới ngày ra đời đã chặt đầu và mổ bụng oi thai vợ Chandragupta rồi lấy bào thai đó để vào bụng 1 con dê mới bị giết mỗi ngày và cứ thế thì sau 7 ngày, Bindusara đã chào đời.

Đế quốc Maurya dưới thời Bindusara tiếp tục được mở rộng

Quan chế Maurya theo Arthashastra có các chức Đại cố vấn Mantrin, Đại tư tế (purohita), quan coi quốc khố (sannidhatr), trưởng quan đảm trách thu thuế (samahatr), thừa tướng (mahaksapatalika), trưởng quan đảm nhận việc quân sự (sandhivigrahika) và đại tướng trực tiếp thống soái quân đội (senapati) bên cạnh hội đồng các nguyên lão (mantriparisad) …

Năm 297 TCN, Bindusara qua đời và con trai Bindusara với hoàng phi Dharma (có nguồn là Subhadragi) là Ashoka (A Dục) đang trấn trị Ujjain đã trở về sát anh là Sushima để đoạt vị

Lãnh thổ Maurya dưới sự cai trị của A Dục vương đã đạt cực hạn, nhất là sau cuộc chiến tranh với Kalinga với diện tích đỉnh điểm là 5,000,000 cây số vuông cùng dân số được ước tính là 50,000,000 người (năm 261 TCN).

1 trong những công cụ để đưa đế quốc Maurya lên đỉnh cao danh vọng chính là quân đội hùng mạnh của đế quốc

Binh lực của Maurya là quân đội hoàng gia và thường được vua giao cho 1 đại tướng (senapati) đảm nhiệm nhiệm vụ thống soái binh mã

Không rõ quân số đế quốc Maurya song quân số mà vua khai quốc Chandragupta Maurya nắm trong tay khi nổi dậy chống lại binh lực 200,000 bộ binh, 20,000 kỵ binh, 2000 cỗ xe cùng 3000 voi chiến của đế quốc Nanda theo các sử gia người La Mã như Plini Già là 600,000 bộ binh, 30,000 kỵ binh cùng 9000 voi chiến

Theo một số văn bản cổ như sử thi Mahabrata thì tổ chức đơn vị cổ của người Ấn ở cấp nhỏ nhất là Patti (tiểu đội) gồm 1 voi chiến (Gaja) chở 1 quản tượng (mahout) cùng 3 chiến binh trang bị cung hoặc giáo, 3 kỵ binh (Ashwa) trang bị khiên tròn cùng giáo và lao, 1 cỗ chiến xa (Ratha) cùng 5 lính bộ binh (Padhata).

Cứ mỗi 3 đơn vị cấp nhỏ hơn hợp lại sẽ lần lượt hình thành các đơn vị cấp lớn hơn lần lượt là Sena-Mukha, Gulma, Gana, Vahini, Pruthana, Chamu, Anikini và 10 đơn vị Anikinihop75 lại sẽ thành 1 đại quân (Akshauhini) với quân số của Akshauhini được ước tính là gồm 21,870 voi chiến cùng 21,870 chiến xa, 65,610 kỵ binh cùng 109,350 bộ binh

Bên cạnh đó thì trong Arthashastra có đề cập đến tổ chức đơn vị Samavyuha ( đội hình dàn trận) với quân số cỡ tương đương quân số binh đoàn Lê Dương La Mã được hợp thành từ 5 đơn vị nhỏ hơn với quân số mỗi phân đội gồm 45 chiến xa, 45 voi chiến, 225 kỵ binh cùng 675 bộ binh

Nhân sự quân đội Maurya đến từ nhiều nguồn khác nhau với 1 trong số đó là từ các chiến binh thuộc tầng lớp Kshatriya (Sát đế lị) tức là tầng lớp các chiến binh truyền đời trong 4 đẳng cấp của xã hội Ấn Độ là (đẳng cấp tu sỹ Bà La Môn /Brahman cao nhất theo quan niệm được sinh ra từ miệng thần Phạm Thiên a.k.a Brahma, kế đến là đẳng cấp Sát đế lị đứng thứ 2 theo quan niệm sinh ra từ cánh tay Brahma, 2 đẳng cấp còn lại là Vệ xá (Vaisya) của thương gia, điền chủ với quan niệm sinh ra từ bắp đùi thần Brahma và thấp nhất là Sudra (Thủ Đà La) a.k.a tiện dân, sinh ra từ gót chân của thần) – tầng lớp Kshatriya cũng chính là nguồn nhân lực chủ yếu cho đội quân chuyên nghiệp và thường trực của nhà nước

Chính các chiến binh tầng lớp kshatriya (maula) cũng là thành phần của đội cận vệ hoàng gia

Bên cạnh nhân lực từ tầng lớp Kshatriya thì còn có nhân lực góp từ các phần tử lính đánh thuê, hạng vô lại (bhrita); dân quân góp từ các phường hội (militias) , thương đoàn, (shrenis); lính chư hầu, đồng minh (mitra), lính đào ngũ từ bên kẻ thù (amitra) và cả các bộ tộc miền rừng núi hẻo lánh (atavikas) – những chiến binh thường được dùng như du binh do thám, đột kích các lân bang .

Theo Arthashastra thì lương bổng của 1 binh sỹ vào khoảng 500 pana (tiền hoa văn bằng bạc của Ấn Độ thế kỷ thứ 6 TCN – thế kỷ thứ 2 TCN) , nhiều hơn giá của 1 nô lệ (100 pana), lương của thư lại (120 pana) và người hầu (60 pana); các chức vụ sỹ quan giám sát trong quân và chỉ huy cánh quân thì lương từ 2000-8000 pana và lương của đại tướng thống soái (senapati) thì là 48,000 pana

Bên cạnh lương thì theo Kautilya, binh lính cũng được nhận thưởng được định giá theo cái đầu của người anh giết trên trận địa (và tất nhiên anh ta cũng phải còn thở để về nhận thưởng) là khoảng sơ bộ 10,000 pana đối với việc giết được chiến binh cao cấp của giặc, 5000 pana khi luộc được lính chiến xa, hạ được kỵ binh thì 1000 pana, 100 pana cho sỹ quan chỉ huy bộ binh và 20 pana cho mạng lính quèn

Về binh chủng thì quân Maurya có hải quân, bộ binh, tượng binh, chiến xa, kỵ binh và nhóm hậu cần.

Theo quan sát của sứ giả Megathenes cùng thời , người được Vạn thắng vương Seleukos phái tới giao hảo với đế quốc Maurya thì mỗi binh chủng và cơ quan trên được quản lý, giám sát bởi 5 người có nhiệm vụ giám thị (adhyaksha) trong quân và 30 người này họp thành 1 hội đồng tham vấn chịu sự quản lý, giám sát cũng như là khi có trách nhiệm sẽ phải báo cáo cho 1 cấp quản lý cao hơn ở trên, người giữ chức vụ đại tướng quản lãnh toàn quân (senapati) và chính viên senapati sẽ báo cáo lại mọi vấn đề trong quân cho vua hay hoàng đế (Raja, Shaamrat)

Về trang bị thì bộ binh Maurya thường được trang bị khiên dài hẹp có kích thước che phủ gần hết cơ thể họ bằng gỗ hay mây đan bọc lớp da bò, lao, giáo và cung trong khi bộ binh nặng thì mang kiếm ngắn có đỉnh, mút cong gọi là nistrimsa (để phân biệt với loại kiếm magdalagra thẳng có đầu mút tròn và loại kiếm asiyasi dài và ốm và cầm bằng 2 tay) hoặc loại trường kiếm vung chém bằng 2 tay, chùy sắt, qua, búa chiến, gậy chiến.

Với các bộ binh chiến đấu trên mình voi thì họ được trang bị 1 loại thương đặc biệt dài là tomara, chuyên dùng để xiên, xỉa các anh đứng dưới đất.

Về giáp trụ thì giáp thời kỳ đầu rất nhẹ và chủ yếu bằng da hay vải bông, chỉ tới khi đội quân đông chinh của người Macedonia xuất hiện thì quân Maurya mới sử dụng phổ biến giáp kim loại và giáp đan , ngay cả các chiến mã và chiến tượng của họ cũng được trang bị tấm giáp vảy để bảo hộ

Mũ chiến không phổ biến trong quân mãi đến tận thời kỳ sau; thay cho nó thời kỳ đầu là khăn trùm đầu được quấn nhiều lớp

Các cung thủ Maurya thì được trang bị cung tre dài 5-6 feet với tên có thân bằng trúc, lau trong khi đầu tên làm bằng xương hay kim loại.

Theo quan sát của sử gia Nearchus người đảo Crete đi theo quân Macedonia đông chinh, các cung thủ Ấn Độ khi nghỉ thường để cung trên mặt đất song vẫn dùng chân trái tì chặt cung nhằm để giữ cung luôn căng phòng khi có việc dùng tới

Tên bắn ra từ cung tre loại này vẫn đủ sức xuyên phá giáp trụ.

Bên cạnh cung tre thì loại cung phức hợp, sarnga cũng được sử dụng nhưng không bắn được xa và càng không được kỵ binh dùng

Kỵ binh thì có khiên tròn, lao và giáo

Ngoài ra thì còn có đội hậu cần đi theo trong quân với nhiệm vụ đảm bảo lương thực cho động vật dùng trong cuộc chiến như voi ngựa bên cạnh các dân phu, thương nhân và kỹ nữ đi theo phục dịch các binh sỹ chính quy

Ngoài các binh chủng này thì quân đội Maurya cũng sử dụng 1 số khí cụ công thành như máy lăng đá, máy bắn đá, xe phá cổng và các khí tài công thành khác.

Bên cạnh số này thì quân Maurya cũng đặc trưng hơn xài 1 vài hỏa khí nhằm gia tăng thiệt hại lên phe địch như tên lửa, bình hắc ín, đạn đá lửa

Thậm chí còn có cả tài liệu viết tay hướng dẫn cách gắn vật gây cháy lên chim chóc và khỉ rồi thả chúng vào trong thành để phóng hỏa phố xá

Điều này có vẻ hợp lý khi các chất liệu xây các công trình Ấn Độ xưa và cả công sự, thành trì đa phần toàn từ hệ Mộc (nói trắng ra là làm bằng gỗ); thậm chí có cả hình phạt thiêu sống cho tội danh cố ý phóng hỏa

Bên cạnh đó thì theo Arthashstra, quân đội tinh nhuệ có thể hành quân được 2 yonaja (đơn vị đo lường khoảng cách cổ ở Ấn Độ với khoảng cách yojana tương đương 12-15 cây số) trong khi quân đội yếu kém thì chỉ hành quân được quãng đường là 1 yojana.

Khi cần phải hạ trại thì quân Maurya dựng 1 doanh trại , skandavara (hành doanh) đầy đủ, kiên cố ở nơi có địa hình bằng phẳng với hào, công sự, tháp và cả đường di chuyển

Kinh thành Pataliputra của đế quốc Maurya theo Megathenes mô tả có bức tường công sự phòng thủ bao quanh bằng gỗ với 570 tháp cùng 64 cổng.

Tới năm 184 TCN vua cuối cùng Maurya là Brihadratha bị tướng dưới quyền là Pushyamitra Shunga ám sát khi đang duyệt binh để đoạt vị và lập nên đế quốc Shunga. Đế quốc Khổng Tước 1 thời oanh liệt tới đây diệt vong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *