Bài này mang tính học thuật và có tư liệu đầy đủ. Tư liệu đều đã được khảo cổ và đối chiếu chéo với nhiều văn tự khác nhau.
Vào thời kỳ đỉnh cao của mình đế chế la ma đã thống nhất 1 vùng đất rộng lớn và là 1 trong những đế chế tồn tại lâu nhất lịch sử loài người. Lãnh thổ Roma hiện thuộc 55 đất nước và dân tộc khác nhau. Ngoài văn hoá và lối sống để tồn tại trong 1 thời kỳ dài như vậy không thể thiếu những quân đoàn thiện chiến la mã.
*Quân số.
Theo những ghi chép trong lịch sử quân đội la mã hạng nặng cực thịnh từng tồn tại 37 quân đoàn. Nhưng theo các nhà sử học đều đồng ý với quan điểm có tổng cộng 33 quân đoàn hạng nặng vào năm 211 scn. Với tổng quân số là 182 nghìn lính chính quy thường trực. Và 250 nghìn quân phụ trợ. 1200 hậu cần cho mỗi quân đoàn. Và 10 nghìn lính cận vệ của nhà vua.
*Tổ chức chỉ huy: tổ chức chỉ huy của quân đoàn la mã rất chặt chẽ đảm bảo không tan rã khi bị vỡ đội hình hay tướng chết trận. Có khả năng lập đội hình nhỏ và phá vây hay tập hợp để phản công hay thiết lập lại đội hình phòng thủ 1 cách nhanh nhất.
Imperial Legate: Chỉ huy của hai quân đoàn trở lên.
Legion Legate: Chỉ huy quân đoàn tổng thể.
Broad Band Tribune: phó chỉ huy quân đoàn.
Praefectus castrorum:. Chỉ huy thứ 3 của quân đoàn( nhiệm vụ huấn luyện).
Tribuni angusticlavii: nhân viên hành chính( ghi chép giấy tờ).
pilus pilus:. Chỉ huy đội đầu tiên của quân đoàn( 800 lính).
Hạ sĩ quan chỉ huy( tương đương pilus).
The forward hastati (forward spears)
The rear hastati (rear spears)
The forward principes (forward principal line)
The rear principes (rear principal line)
The forward triarii (forward third line)
The rear triarii (rear third line)
Ngoài ra còn có phó cấp của những người chỉ huy này.
Chỉ huy đội: nhóm 8 người/ đội( lều).
*Huấn luyện:. Huấn luyện nghiêm khắc và vác hành lý nhu yêu phẩm nặng khiến thể lực của 1 người lính la mã thường khỏe và bền gấp 2 lần người thường khi tỷ lệ cơ bắp/ cân nặng thường ở mức tốt nhất.
Trích sử liệu của sử gia Viết về lính la mã.
”
Có những cuộc tập trận bất tận , và diễu hành đến mức kiệt sức. Những người lính La Mã đã tham gia huấn luyện vũ khí mỗi sáng và luyện tập chiến đấu cận chiến với kiếm, giáo và khiên gỗ, nặng gấp đôi so với các đồng đội thực sự của họ, để tăng cường sức mạnh. Một phần trong khóa đào tạo hàng ngày của họ cũng bao gồm một cuộc diễu hành dài 19 dặm sẽ được hoàn thành trong năm giờ, trong khi mang theo một gói đầy đủ vũ khí, khiên, khẩu phần thức ăn, đồ nấu ăn, và một cuộc diễu hành ngắn, cùng với bộ dụng cụ cá nhân của họ. Bên cạnh những cuộc tập trận ngoại lai này, các binh sĩ cũng sẽ tự làm quen với các chiến thuật và đội hình chiến đấu có tổ chức cao , mà trong thời kỳ đầu của Cộng hòa, ít nhất, dựa trên những người Hy Lạp. Không có quân đội nào khác trên thế giới vào thời điểm đó sẽ nhận được mộtđào tạo nghiêm ngặt , đã mang lại cho Quân đoàn La Mã một lợi thế to lớn trong việc tiến hành chiến tranh.”
Bơi lội.
Mọi lính mới đều phải biết bơi, đó là kỹ năng rất cần thiết nếu trên đường hành quân gặp sông mà không có cầu hoặc sông bất ngờ dâng nước và chảy xiết do mưa. Ngoài ra bơi lội còn hữu ích trong sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa. Không những chỉ có lính lê dương mà kể cả lính trợ chiến, kỵ binh, nô lệ, tạp dịch…cũng được huấn luyện để sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Đánh kiếm.
Tất cả lính La mã đều phải tập đánh kiếm với một thanh kiếm gỗ nặng gấp đôi kiếm thật (Gladius), điều này giúp cho anh ta có thể sử dụng kiếm thật khi giáp chiến một cách nhanh nhẹn, mạnh mẽ và có độ chính xác cao hơn. Ngoài cách sử dụng kiếm, họ phải nắm vững các kỹ năng di chuyển: tiến, lùi và tận dụng mọi cơ hội để hạ đối thủ. Tập kiếm gắn liền với tập sử dụng khiên và một điều tối quan trọng phải ghi nhớ là “không được sơ hở khi tìm cách đâm đối phương”. Người La Mã thường hay khuyến khích binh lính đâm thay vì chém. Động tác đâm thực hiện nhanh chóng hơn trong khi khả năng sát thương tương đương với chém. Một lý do khác là khi đâm, binh lính có thể phòng thủ phần cơ thể đằng trước tốt hơn chém.
Bắn cung, ném đá và phóng lao.
Ngoài đánh kiếm, tân binh được huấn luyện cách sử dụng cung, ném đá và phóng lao. Phóng lao là kỹ thuật chiến đấu rất quan trọng vì cách đánh của lính lê dương thường là ném lao rồi rút gladius xông vào giáp chiến (khi ra chiến trường một lính lê dương thường mang ít nhất hai và đôi khi tới năm ngọn lao gắn trên khiên). Lao sử dụng khi huấn luyện cũng nặng hơn lao dùng khi đánh trận. Ngoài ra tất cả còn phải được tập kỹ năng ném đá bằng dây (sling), vì nó tương đối dễ dàng nên việc huấn luyện không được thực hiện kỹ lưỡng lắm. Tất cả quân đội cổ đại đều có loại quân ném đá, La Mã cũng không phải là ngoại lệ và nó tỏ ra rất hữu dụng trong một số trận đánh.Những người phù hợp được huấn luyện nâng cao về bắn cung. Tất cả các kỹ năng này sẽ trở nên rất quan trọng, thậm chí có ý nghĩa sống còn trong nhiều trường hợp cả trong phòng thủ lẫn tấn công, đặc biệt là lúc không tìm ra vũ khí phù hợp…
Khuân vác
Những kỹ năng quan trọng khác mà cả tân binh lẫn cựu binh đều phải thường xuyên luyện tập chính là chất xếp, bốc dỡ đồ đạc trên lưng la và ngựa, trong huấn luyện, người ta sử dụng ngựa gỗ. Nhiều trận chiến được quyết định bằng tốc độ bố dỡ quân trang để chuẩn bị của binh lính. Ngoài ra cách đóng gói, xếp dỡ quân trang quân dụng cũng góp phần nâng cao tốc độ hành quân. Trọng lượng thông thường một người lính phải mang là 22 – 27 kg quân trang chưa kể áo giáp, vũ khí, khiên mang trên người trên suốt cuộc hành quân. Điều này khiến cho trong các cuộc hành quân khó khăn, như là đi qua một dãy núi hẹp chẳng hạn, quân đội không bị phụ thuộc vào các phương tiện chuyên chở khác đồng thời cải thiện tốc độ hành quân vì có thể tách rời bộ phận hậu cần. Do thường xuyên phải mang nặng khi tập luyện nên việc này không quá khó khăn đối với lính lê dương La Mã.
Đội hình:
Một số kỹ năng khác cũng quan trọng mà lính lê dương cũng phải luyện tập là sắp xếp đội hình (trong đó có đội hình mai rùa – Testudo formation để chống lại sự tấn công bằng cung tên nổi tiếng của La Mã), cách di chuyển, hành quân, xây dựng doanh trại…trong mọi thời tiết và bất kể ngày đêm. Gian khổ và khó khăn, La Mã yêu cầu mọi người lính khi ra trận tiền không những chỉ có lòng can đảm cùng kỹ năng chiến đấu tốt mà còn phải trở nên toàn diện, láu cá và một chút thông minh.
Ngoài ra còn có tường giáo.
Đội hình mũi tên.
Đội hình cơ động.
Đội hình phương trận cải tiến.
* Vũ khí. ( Các vũ khí nổi bật).
+ Chông sắt 4 cạnh: quân đoàn nào cũng bắt buộc có
Vũ khí đơn giản nhất để vô hiệu hóa ngựa chiến là những chiếc chông sắt 4 cạnh. Chỉ cần bị một mũi chông cắm vào phần thịt ở bàn chân, chú ngựa sẽ bị loại khỏi vòng chiến. Một bãi chông lớn trên trận địa sẽ là thách thức với những đội kỵ binh dày dặn kinh nghiệm nhất.
+ Ballista: tốc độ bắn 6 phát/ phút với phiên bản 24kg. Bắn đạn 1,1kg. Đủ sức xuyên người mặc đủ giáp trụ cầm khiêng găm cả người cả khiêng xuống đất. Một quân đoàn đầy đủ có biên chế 80 chiếc. Phạm vi hiệu quả 274m. Phạm vi tối đa 450m.
+ Carroballista là một ballista cổ xưa, gắn trên xe kéo , một loại pháo trường di động. Theo tác giả La Mã Vegetius ( Epitoma rei militaris II.25), mỗi quân đoàn có 55 carroballistae. Tốc độ bắn 11 phát/ phút.
Đủ làm 1 trận mưa tên vào đầu kỵ binh hay bộ binh hạng nhẹ của địch.( Đã được xác thực và chế tạo lại theo sử liệu tốc độ bắn nguyên trạng).
+ Cung la mã:. Tâm bắn hiệu quả 200m. Tầm bắn tối đa 400-450m.( Cung la mã là đội cung sừng sỏ chứ không hệ kém như nhiều người nhận định).
+ Khiêng la mã:
Ban đầu người La Mã sử dụng loại khiên tròn (clipeus) giống với người Hy Lạp nhưng sau đó bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ tư trước công nguyên họ chuyển sang dùng loại khiên lớn hơn có hình chữ nhật Scutum đặc trưng. Cấu tạo của Scutum khá đặc biệt so với thời điểm đó.
Khiên được làm bằng cách chồng chéo ba lớp gỗ lên nhau và dán dính vào nhau, sau đó được bọc bằng vải bạt và da. Phần viền khiên sẽ được bọc bằng đồng, tay cầm sẽ nằm ở chính giữa khiên được bọc sắt. Kích thước trung bình của khiên thông thường sẽ cao khoảng 1m, rộng 40cm, khiên sẽ cong và có độ sâu tầm 30cm. Khiên nặng khoảng 10kg, tuy nhiên trong một số tài liệu thì có một số nơi làm khiên nhẹ hơn khoảng 6,8kg tới 5kg.
Ưu điểm tuyệt đối của góc chéo là chuyển hướng và lực của mũi tên nó có khả năng tuyệt đối với những mũi tên tư khoảng cách 200m. Với khoảng cách gần hơn mũi tên có thể gim vào khiêng. Nhưng không thể bị xuyên thủng vì được kết hợp nhiều lớp và có sự giúp đỡ của da và vải chặn lực xuyên của nỏ ( và cả lao).
+ Lao phóng
Khác với những loại giáo ta thường thấy, Pilum có thiết kế đặc biệt. Chiều dài trung bình khoảng 2m và được chia ra làm hai phần. Phần thân được làm bằng gỗ, phần mũi là một thanh thép dài khoảng 60cm và dày khoảng 7mm, mũi thép được tạo hình kim cương và có ngạnh để móc vào mục tiêu. Pilum có trọng lượng từ 0.9kg tới 2.3kg, tuy vậy phần thanh thép chỉ có phần mũi là được tôi luyện cứng để đâm xuyên vật, còn phần thân thép không được tôi luyện rất dễ cong, gãy khi va chạm.
Thực tế, thân mũi thép yếu không phải là do kỹ thuật luyện kim yếu của La Mã, trái lại La Mã thời kỳ trước là đế chế dẫn đầu về khoa học công nghệ xây dựng và quân sự, một quốc gia dẫn đầu về cả xây dựng và quân sự thì chắc chắn chẳng phải một quốc gia yếu về luyện kim. Yếu tố khiến các thợ rèn đặc chế loại mũi giáo đặc biệt này chính là ở tính “chịu chơi” của quân đội La Mã. Theo lý thuyết, khi mũi giáo được phóng đi, phần mũi giáo sẽ dễ dàng xuyên thủng mọi vật cản, nhưng bù lại, phần thân giáo sẽ bị cong, gãy để khiến cho kẻ thù dù bí bách cũng không thể “tái sử dụng” vũ khí của La Mã.
Về cấu tạo và tính chất thì Pilum được xem như một loại giáo để phóng nên đa phần khi quân La Mã dàn trận thì pilum sẽ là vũ khí đầu tiên được đưa ra sử dụng. Do thiết kế mũi giáo hình kim cương và có ngạnh nên khi phóng vào khiên kẻ thù, mũi giáo sẽ mắc vào vào khiên và tạo ra một lỗ hổng trên khiên, nhờ đó nên các tấm khiên thiếu độ kết nối và dễ bị phá hủy. Có một số trường hợp được ghi nhận rằng Pilum có thể xuyên qua tấm khiên và ghim vào kẻ thù đứng sau. Khi những ngọn giáo Pilum được phóng ra, lực lương La Mã sẽ bắt đầu xếp khiên vào nhau và bắt đầu tiến lên. Khi giáo rời đi thì họ sẽ dùng đến một thứ vũ khí khác là kiếm, và người La Mã cũng đã tạo ra một thanh kiếm cho riêng quân đội mình là gladius
+ Plumbata:
Plumbata là một trong những loại vũ khí có khả năng “đoạt mạng” kẻ địch đáng sợ của người La Mã, bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ IV.
Loại vũ khí này thực chất giống như phi tiêu, với cấu tạo gồm phần đầu hình tam giác giống như mũi giáo làm từ sắt, gắn với phần thân được làm từ gỗ buộc lông vũ, với đầu nối đúc bằng chì rỗng.
Với chiều dài khoảng hơn 30cm, và kích thước nhỏ gọn nên Plumbata rất thuận tiện để mang theo. Ngoài ra, vì là một vũ khí cầm tay có vẻ ngoài bé nhỏ nên Platium rất mạnh khi chiến đấu tầm xa.
Nó có thể được dùng như là một loại vũ khí tấn công hoặc công cụ ám sát đắc lực. Khả năng sát thương khá lớn, nhưng uy lực của loại phi tiêu Plumbata lại chủ yếu phụ thuộc vào lực tay của binh lính sử dụng.
Loại phi tiêu này có thể được dùng thay thế cho những loại vũ khí hạng nặng như lao Pilum và thường được gắn ở phía sau mỗi tấm khiên khi quân La Mã giao chiến.
Mặc dù có rất ít ghi chép hay hiện vật về Plumbata, nhưng nếu từng được dùng trong chiến đấu, thì đây thực sự là một vũ khí có uy lực lớn của quân đội La Mã.
+ Kiếm ngắn Gladius.
Độ linh hoạt trở thành điểm mấu chốt. Thanh kiếm La Mã này có thể vừa dùng để đâm chọc, vừa dùng để chặt chém được.
Và với độ dài khoảng 60cm, người dùng có thể đeo thanh Gladius ở hông cùng bên với tay thuận mà vẫn rút ra được nhanh chóng. Đây là 1 điều khá quan trọng đối với lính La Mã, những người không muốn chém nhầm vào đồng đội khi rút kiếm ngang người. Chính vì bởi được tạo nên từ sự kết hợp tuyệt vời giữa chất lượng và tính tiện dụng, những thanh Gladius đã ghi được nhiều điểm nhất trong cuộc thi chém giết so với tất cả những thứ vũ khí khác thời cổ đại.
* Hậu cần:.
1 người lính la mã mang đủ thức ăn cho 4 tuần hành quân. Đội hậu cần 1200 người cho mọi quân đoàn.
Đường xá của la mã trải khắp lãnh thổ. Đảm bảo hậu cần tuyệt đối
Đường La Mã hay những con đường La Mã là các con đường giao thông hay hệ thống các tuyến đường được xây dựng dưới thời kỳ La Mã với một phong cách đặc trưng của người La Mã (làm bằng đá tảng, có lề đường….). Đường được lát đá tảng và xuất phát từ La Mã lan tỏa đến những vùng đất mà đế chế này chinh phục được. Thông thường sau khi chiếm cứ hoặc bình định xong một vùng đất mới, người La Mã liền tổ chức xây dựng các con đường đá dẫn đến thuộc địa đó.
Những con đường này đã là một phần quan trọng của sự phát triển của nhà nước La Mã. Từ khoảng 500 trước Công nguyên thông qua việc mở rộng ảnh hưởng trong thời kỳ Cộng hòa La Mã và Đế chế La Mã, nhưng con đường này cho phép những người La Mã để di chuyển các đơn vị quân đội và hàng hóa, thương mại và thông tin liên lạc rất hữu hiệu. hệ thống đường La Mã kéo dài hơn 400.000 km, trong đó có hơn 80.500 km đường giao thông. Khi La Mã đạt tới đỉnh cao quyền lực của mình, không ít hơn 29 tuyến đường lớn để quân đội có thể hành quân cơ động từ La Mã.
Người La Mã đã trở thành những kỹ sư chuyên nghiệp tại các tuyến đường xây dựng, những con đường được dự định để làm vật liệu được chuyển đên từ một địa điểm khác. Nó được phép đi bộ hoặc xe gia súc kéo, các loại xe cộ bất kỳ dọc theo con đường. Những con đường người La Mã sử dụng sỏi, đá dăm trộn với xi măng cổ đại và cát, xi măng trộn với gạch vỡ, họ đã sử dụng đá ốp lát để cố định và lát chặt mặt đường.
Các mạng lưới đường La Mã đã được quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của đế quốc và mở rộng đế chế này. Các quân đoàn thực hiện việc hành quân với thời gian khẩn trương vì được hỗ trợ bởi một hệ thống đường sá rất tốt này và những con đường này một số vẫn còn được sử dụng thiên niên kỷ sau đó. Nhưng thời gian sau đó những con đường này lại giúp sức cho những bộ lạc man rợ xâm lược La Mã.
*Nguyên nhất thất bại trong các cuộc chiến.
Nguyên nhân thất bại Sửa đổi
Tác giả Hugh Elton trong bài viết: “Sự sụp đổ của Đế chế La Mã – Trên góc độ quân sự” đã chỉ ra những nguyên nhân thất bại của quân La Mã như sau[39]:
Do quá thiếu thốn kỵ binh nặng, La Mã thường hay thua trận trước những kẻ thù giỏi về kỵ binh (Parthia, Goth, Hung…). Kịch bản phổ biến là La Mã lâm vào tình trạng bị đối phương tiêu diệt hết kỵ binh hỗ trợ rồi sau đó bộ binh bị kỵ binh bắn tỉa tiêu diệt nốt. Chiến thuật này rất khó đối phó vì lực lượng kỵ binh trung bình của La Mã nếu giáp chiến sẽ không địch nổi kỵ binh rất mạnh của đối phương, nếu án binh bất động thì bị kỵ binh bắn cung tấn công trong khi bộ binh cơ động quá chậm so với kỵ binh.
Cải cách không phù hợp: kể từ cuộc cải cách của Hoàng đế Diocletianus và Constantinus I Đại Đế, sức mạnh của các quân đoàn bị giảm sút khi phải phân tán trên lãnh thổ rộng lớn, vừa phải canh phòng biên giới vừa phải cơ động khi cần thiết. Việc này đã làm mất đi những quân đoàn La Mã đa năng và mạnh mẽ trong cả tấn công lẫn phòng thủ trước đó.
Bị chia cắt và mất đi tính đồng nhất: khoảng sau năm 300, La Mã cho cả các bộ tộc man rợ gia nhập quân đội. Cùng với các lý do khác, trong giai đoạn từ năm 300 – 400 CN, La Mã thua nhiều trận rồi bị tiêu diệt phần phía Tây (phần phía Đông vẫn tiếp tục tồn tại sau khi phía Tây sụp đổ một phần là nhờ họ không tuyển mộ ngoại tộc ồ ạt như phía Tây). Việc La Mã chính thức bị chia cắt làm hai (Đông và Tây La Mã) năm 395 cũng làm sức mạnh của cả đế quốc suy giảm.
Hệ thống lãnh đạo của La Mã gồm nhiều thành phần pha trộn, tuy có những mặt tích cực nhưng thường gây bất hoà và nội chiến làm suy yếu La Mã.
Tài chính, đặc biệt là phần phía Tây sau khi La Mã bị chia cắt, suy yếu. Với chi phí vận hành quân đội tốn kém hơn so với các đối thủ, La Mã nhiều khi lâm vào tình trạng không đủ ngân sách để chi trả quân lương khiến cho sức chiến đấu và sĩ khí suy giảm.
Tuy nhiên, nếu chỉ dùng một lý do để nói về sự thất bại của những quân đoàn La Mã trong giai đoạn cuối, có thể kết luận đó là sự lãnh đạo kém cỏi chứ không phải là mô hình tổ chức.
******Từ đây có thể kết luận quân đội Roma là 1 trong những đội quân chuyên nghiệp nhất thế giới cổ đại. Họ tàn lụi vì chính bản thân để chế quá rộng lớn của họ và sự đấu tranh nội bộ làm suy yếu các quân đoàn. Thiếu những viên tướng giỏi vào cuối thời kỳ khiến các trận chiến của người la mã không đạt được mục tiêu chiến lược và dần dần bị bào mòn bởi chính sức nặng của đế chế.
Kỵ binh nặng thì kỳ đầu là nỗi ám ảnh của lính legion những sau này người la mã đã dần khắc chế được cả kỵ cung và kỵ binh hạng nặng.
Bài sau sẽ là bài về so kèo với quân đội nhà Hán( tất nhiên là vào thời kỳ đỉnh cao).
Nguồn tham khảo. Caesar (tr Handforth), 1982, The Conquest of Gaul, London: Penguin BooksCampbell, D; 2003, Greek and Roman Artillery 399 BC – AD 363, OspreyConnolly, P; 1975, The Roman Army, Macdonald EducationalConnolly, P; 1998, Greece and Rome at War, Greenhill BooksFeugère, M; 2002, Weapons of the Romans, ArcadiaGoldsworthy, A; 2003, The Complete Roman Army, Thames and HudsonMarsden, E.W; 1971, Greek and Roman Technical Treatises, ClarendonWarry, J. ;1995, Warfare in the Classical World, Salamander Books Ltd., London: United Kingdom. ISBN 0-8061-2794-5Wilkins, A; 2003, Roman Artillery, Shire Archaeology
J. P. Oleson, The Oxford Handbook of Engineering and Technology in the Classical World, Oxford 2006, page 699.
W. Soedel and V. Foley, The Greek and Roman Ballistae, Scientific American, March 1979 [pp. 150 – 160]
A. Wilkins, Roman Artillery, Princes Risborough 2003, pages 39–50. Wilkins, teacher of Classics at the University of Cambridge, produced for the first time real scale operating ballistae, among which the famous stone-thrower for BBC and a cheiroballistra.
Laurence, Ray (1999). The roads of Roman Italy: mobility and cultural change. Routledge.Von Hagen, Victor W. (1967), The Roads That Led To Rome. The World Publishing Company, Cleveland and New York.Codrington, Thomas (1905). Roman Roads in Britain. London [etc.]: Society for promoting Christian knowledge.Forbes, Urquhart A., and Arnold C. Burmester (1904). Our Roman Highways. London: F.E. Robinson & co.Roby, Henry John (1902). Roman Private Law in the Times of Cicero and of the Antonines. Cambridge: C.U.P.Smith, William, William Wayte, and G. E. Marindin (1890). A Dictionary of Greek and Roman Antiquities. London: J. Murray. Page 946 – 954.Smith, William (1858). A School Dictionary of Greek and Roman Antiquities; Abridged from the Larger Dictionary by William Smith, with Corrections and Improvements by Charles Anthon. N.Y.: [s.n.]. Page 3543 – 355Cresy, Edward (1847). An Encyclopædia of Civil Engineering, Historical, Theoretical, and Practical. London: printed for Longman, Brown, Green, and Longmans, Paternoster-Row.
Cung thể giới ( wikipedia).