Đế quốc Ottoman, Tiền thân Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay đã từng là 1 trong những cường quốc trên thế giới và là bóng ma từng đe dọa đến nền độc lập của các quốc gia Thiên Chúa Giáo châu Âu từ thế kỷ 14 trở đi.
Đế quốc Ottoman được thành lập năm 1299 bởi thủ lĩnh Osman Đệ Nhất của tộc Ottoman trở thành thủ lĩnh kế vị cha mình là Ertugrul để trở thành tiểu vương đầu tiên của tiểu quốc Ottoman
Ertugrul theo phả hệ của hoàng triều Ottoman là thủ lĩnh tộc Kayi thuộc tộc Oghuz chạy tới Anatolia lánh nạn vó ngựa Mông Cổ và được sultan Seljuk ở đây (Seljuk Rum) ban đất và với thực lực mình thì Ertugrul đã đánh chiếm Sogut thuộc Bilecik của Thổ Nhĩ Kỳ để rồi tới đời con trai là Osman Đệ Nhất thì nơi đây trở thành thủ đô đầu tiên của 1 đại đế quốc về sau
Nhân cơ hội người Seljuk đang suy yếu, Osman trước sau đã bành trướng, lần lượt đánh chiếm các lãnh thổ Seljuk rồi sau đó quay sang đánh bại quân Byzantine ở trận Bapheus vào ngày 27 tháng 7 năm 1302
Năm 1326, Osman Đệ Nhất băng hà tại chiến dịch vây hãm Bursa (sau chính thức trở thành thủ đô đầu tiên sau đất tổ Sogut) và được kế vị bởi con trai là Orhan
Con cháu Osman Đệ Nhất về sau đã mở rộng cương thổ đế quốc Ottoman ra xung quanh
Trước sự hùng cường của Ottoman, các nước Thiên chúa giáo châu Âu bắt đầu cảnh giác và hợp quân lại với nhau để tổ chức cuộc thập tự chinh chống lại Ottoman
Liên quân các nước tham gia thập tự chinh gồm đế quốc La Mã Thần Thánh, Liên Bang Thụy Sỹ cũ, vương quốc Bohemia, công quốc Savoy, công quốc Burgundy, vương quốc Hungary, các đòan kỵ sĩ Teuton và kỵ sỹ Y Viện Knight Hospitaller… cùng tiến đánh Ottoman song bị thảm bại trong trận Nicopolis bên bờ Danube thuộc lãnh thổ Bulgaria vào ngày 25 tháng 9 năm 1396
Đế quốc Ottoman tiếp tục mở rộng cương giới cho tới khi họ lại phải đón tiếp khách quý tới từ phương Đông vào ngày 20 tháng 7 năm 1402 tại đồng bằng Tchubuk ở Ankara – quân đội Tamerlane (Thiếp Mộc Nhi)
Lẽ ra quân Ottoman có địa lợi sân nhà trước binh đòn Trung Á của Timur song quân đội Ottoman do phải hành quân đường dài giữa cái nóng nung người của mùa hè cao nguyên Anatolia để rồi khi tới mặt trận trong trạng thái mệt mỏi và khát nước thì quân Timur với chiến thuật “dĩ dật đãi lao” được cắm trại nghỉ ngơi, ăn ngủ đầy đủ đã chờ sẵn họ ở bên kia trận địa
Thảm bại tại Ankara ngày 20 tháng 7 năm 1402 khiến cho sultan Thổ là Bayezid Đệ Nhất bị Timur bắt và rồi chết bên trại Timur trong khi các con trai của Bayezid Đệ Nhất là Muhamad Celebi a.ka Mehmed Đệ Nhất hoặc Mehmed Celebi, Isa Celebi, Suleyman Celebi, Musa Celebi cùng Mustafa Celebi tranh nhau hoàng vị trong cuộc nội chiến Ottoman diễn ra từ ngày 20 tháng 7 năm 1402 (sau khi vua cha Bayezid Đệ Nhất bị Thiếp Mộc Nhi dùng vũ lực bắt về nuôi) cho đến ngày 5 tha1ng 7 năm 1413
Ngày 5 tháng 7 năm 1413, Mehmed Đệ Nhất giành chiến thắng chung cuộc tại trận Camurlu gần Samokov, Bulgaria và tái thống nhất đế quốc Ottoman trong khi anh em kiêm đối thủ là Musa Celebi bị bắt giết
Ngôi vị sau đó lần lượt truyền xuống cho Murad Đệ Nhị rồi tới Mehmed Đệ Nhị a.k.a Mehmed Nhà chinh phục
Năm 1444, liên quân Thiên chúa giáo gồm Ba Lan, Hungary, Đại công quốc Litva, các vương quốc Croat và Bohemia cùng đế quốc La Mã Thần thán với đoàn hiệp sỹ Teuton… lại cùng liên hợp tấn công Ottomn song bị đánh bại tại trận Varna ở Bulgaria ngày 10 tháng 11 năm 1444
Năm 1453, đế quốc Ottoman đánh chiếm được Constantinople và đặt dấu chấm hết cho nhà nước Byzantine chính chủ trên đất căn bản của nó.
Chính chủ vì còn vài thực thể cũng xuất phát từ gốc gác Byzantine tồn tại mãi cho đến khi họ cũng chia sẽ chung số phận như Byzantine gốc là bị Ottomn tiêu diệt như xứ Morea năm 1460, đế quốc Trebizond năm 1461, Thân vương quốc Theodoro ở Crimea năm 1475
Thế kỷ 15-17, đế quốc Ottoman phát triển mạnh và từng 2 lần đem quân tây tiến, vây hãm thành Vienna vào năm 1529 và vào năm 1683 cũng như sang đông cọ xát và đánh bại nhà Safavid Ba Tư trong trận Chaldiran ngày 23 tháng 8 năm 1534
Ở thời kỳ cao điểm vào năm 1683, lãnh thổ đế quốc Ottoman trải dài trên diện tích 5,200,000 cây số vuông
Sau thất bại trong cuộc vây hãm thành Viena năm 1683 cũng như thua chung cuộc tại cuộc Đại chiến Thổ (1683 – 1699) thì ngày 26 tháng 1 năm 1699, Ottoman buộc phải ký hiệp ước Karlowitz cắt đất cho nhà Habsburg, Ba Lan Litva cùng Venice
Từ thế kỷ 18 đổ đi thì bên cạnh các thất bại quân sự nối tiếp nhau trên chiến trường trước các cường quốc châu Âu thì chính trị đế quốc Ottoman cũng bị quặt quẹo với tranh đoạt hoàng vị, đảo chính, ám sát cũng như sự xuống dốc và mất kiểm soát của đội vệ binh Janissary – con cưng của đế quốc Ottoman
Từ chỗ là công cụ bành trướng lãnh thổ ban đầu, các binh sỹ Janissary bắt đầu trở thành kiêu binh, can dự chính trị và sẵn àng đảo chính hạ bệ quốc vương khi cần cho tới khi họ bị chính quyền tiêu diệt và thay thế năm 1826
Nội bộ chính quyền Ottoman cũng cố gắng canh tân để trung hưng nội bộ song không mấy thành công để rồi sang thế kỷ 20, đế quốc Ottoman tham chiến Đệ nhất Thế chiến trong khi lãnh thổ cũ từng trải dài khắp vùng ven Địa Trung Hải giờ tan rã thành các nước Hy Lạp, Bulgaria, Romnia…
Quân đội của đế quốc Ottoman có thể chia làm nhiều giai đoạn với buổi đầu lập quốc cùng các quốc vương (sultan) đầu tiên như Osman Đệ Nhất, Orhan cho tới khi sultan Mehmed Đệ Nhị đăng cơ năm 1451; giai đoạn đoạn bành trướng (1451-1606), giai đoạn cải tổ và lụn bại cùng với sự hủy diệt của đội quân con cưng Janissary (1606-1826), giai đoạn canh tân (1826-1828) và cuối cùng là giai đoạn hiện đại kéo dài cho tới khi đế quốc Ottoman sụp đổ năm 1924
Về thành phần thì lực lượng Ottoman gồm kỵ binh, bộ binh, pháo binh, hải quân và sau này cùng với sự phát minh ra máy bay thì có thêm không quân
Kỵ binh là 1 trong những thành phần nòng cốt và tồn tại từ buổi đầu lập quốc
Với gốc gác là các bộ lạc du mục Thổ thì lực lượng kỵ binh buổi đầu là dân du mục bộ lạctrang bị cung với giáo và hay sử dụng chiến thuật đột kích.
Dù là nòng cốt kỵ binh song lực lượng này không thường trực và chỉ thường được gọi ra khi có chiến sự theo tập quán của người du mục
Về sau do có công trạng cũng như do 1 phần lý do nằm ở chính sách phân phong đất của đế quốc Ottoman mà 1 số binh sỹ từ lực lượng kỵ binh du mục phi chính quy buổi đầu đã trở thành binh sỹ lực lượng kỵ binh timariot –những kỵ binh chính quy được ban cho đất đai, thái ấp cũng như hoa lợi, chiến lợi phẩm trong các cuộc chinh phục nhằm đổi lại việc bản thân họ sẽ phục dịch quân sự cho nhà nước cũng như là dùng đất được ban cấp để nuôi giúp quốc gia 1 đội quân và dẫn dắt đội quân này ra trận khi được yêu cầu, tương tự như các quý tộc kỵ sỹ phương tây
Các binh sỹ này gọi là timariot không cũng không đúng mà đúng ra họ chỉ là các binh sỹ kỵ binh thường trực sipahi bình thường nhưng được Sultan chọn mặt gửi vàng, cấp cho thái ấp cũng như 1 khoản thu nhập quốc gia (timar) cũng như quyền được thu thuế của dân sống trên thái ấp để nuôi cho quốc vương đội quân nên mới khai sinh ra hội kỵ binh timariot
Có 2 loại kỵ binh Sipahi chính là Timariot Sipahi (loại kỵ binh được phong cấp thái ấp như tầng lớp hiệp sỹ phương tây) và kỵ binh Kapikulu Sipahi (Vệ binh Hoàng gia)
Các kỵ binh timariot sẽ lần lượt được quản lý dưới quyền 1 thống lĩnh sanjak bey, tới lượt sanjak bey thì họ cũng sẽ phải chịu sự quản lý của các sỹ quan cao hơn là beylerbey (thống đốc tối cao), những người chịu trách nhiệm báo cáo việc của các thuộc cấp với sultan
Phụ thuộc các timariot là các tá điền kiêm kỵ binh tháp tùng khi bị trưng dịch Cebelu, những ngưởi người sẽ cùng ông chủ timariot của họ ra trận khi sultan cần
Số lượng các tá điền cebelu của mỗi hiệp sỹ timariot phụ thuộc vào thu nhập thái ấp của họ
Thường thì theo lý thuyết, thu nhập của các timariot dựa theo lãnh địa timar của mình có thể lên tới 9,999 đồng tiền akce bằng bạc xưa của Ottoman (đơn vị tiền tệ cơ bản của Ottoman, 3 đồng akce có giá trị bằng 1 đồng para cao hơn, 120 đồng akce sẽ ra 1 đồng kurus; về sau thì Ottoman có them đồng lira và các đồng para sẽ có giá trị bằng 1/40 đồng kurus và 1/100 đồng lira)
Tuy nhiên thì vào những năm 1530 thì có tới 40% các kỵ binh timariot sở hữu khoản thu nhập dưới 3000 akce
Khi sở hữu thu nhập cao thì đồng nghĩa luôn cả việc các binh sỹ timariot sẽ chỉ phải nuôi nhiều quân hơn mà còn phải trang bị cho các đội quân dưới trướng bằng quân trang, quân dụng có chất lượng theo đúng giá thu nhập của lãnh địa
Thường thì binh sỹ phụ thuộc của các lãnh địa có thu nhập 4000 đồng akce đổ lên sẽ được trang bị thêm áo giáp
Nếu có thu nhập cao hơn thì tới lượt các chiến mã kỵ binh sipahi của họ cũng được trang bị giáp thép mỏng
Bên cạnh binh lính, thuế thì các quân cụ cho chiến tranh như lều bạt để trú ẩn, chứa đồ… cũng do các timariot chịu trách nhiệm cung cấp
Các binh sỹ timariot không thể hoặc từ chối tham gia binh dịch khi được yêu cầu sẽ bị tước thu nhập trong 1 hoặc 2 năm
Ngoài ra thì các binh sỹ timariot cũng cơ hội quay vào ô mất lượt thu nhập khi vi phạm các quy định pháp luật về việc thu khoản tiền thuế và phục dịch căn cứ theo khoản hình pháp về thu thuế, trưng dịch của châu quận
Có 2 loại kỵ binh Timariot a.k.a Timariot sipahi là kỵ binh Timariot vùng Anatolia (gốc Thổ rặt) và kỵ binh Timariot vùng Rumelia ( tên gọi cho vùng Balkan bởi người Thổ: Vùng đất của người La Mã)
Trang bị cũng như là việc bố trí của 2 cánh timariot này đôi khi là khác nhau
Kỵ binh Timariot Balkan được trang bị vừa phải với khiên tròn, thương, kiếm, lao với giáp trụ kết hợp giữa giáp lưới với các tấm giáp phẳng, không chỉ bản thân các binh sỹ kỵ binh timariot Balkan mới mặc giáp mà cả các chiến mã của họ cũng được trang bị giáp
Với kỵ binh Timariot Anatolia thì họ được trang bị gươm kilij Thổ, thương, khiên, cung phức hợp Thổ cùng giáp da hay nỉ
Gươm Thổ kilij là loại gươm được làm từ thép Damascus trứ danh và cả thép Wootz với chiều rộng của 70% phần lưỡi là dạng hẹp trong khi 30% phần lại của lưỡi bắt đầu loe ra tạo thành cạnh giả (yalman) vốn giúp gia tăng uy lực của gươm khi được dùng để vung chém
Phần cán kiếm Thổ có phần đốc kiếm bằng bạc hay đồng dài hơn so với các loại kiếm khác cùng cái chặn tròn nối với chuôi kiếm bằng sừng
Cung phức hợp Thổ là loại cung phức hợp dạng uốn cong ngược tương tự với các loại cung phức hợp châu Á khác với phần lõi được làm bằng gỗ (thường là gỗ phong) với phần bụng cung đối diện với cung thủ làm bằng sừng trong khi bên kia được chế tác từ gân và các lớp vật liệu khác nhau này sẽ được gia keo động vật để kết dính các lớp lại với nhau
Khi cung chưa được căng sẽ có dạng chữ C; điểm khác nhau giữa cung Thổ với các loại cung phức hợp châu Á khác là phần cán cung không hề lõm vô như các loại cung khác mà nó có phần bụng tương đối phẳng vời phần mặt trước của cán nhô ra ngoài
Đi kèm với cung và có lẽ là đồ nghề không thể thiếu của các cung thủ kỵ xạ chính là nhẫn đeo ngón cái (zihgir) được làm từ các chất liệu sừng, ngà, kim loại, xương, gỗ hay thậm chí là cả bằng da
Bên cạnh các vũ khí trên thì lực lượng kỵ binh Timariot ở cả 2 vùng còn được trang bị các loại chùy có gờ bozdogan, shaspar (sesper) cùng các loại rìu teber, aydogan, sagir có lưỡi hình bán nguyệt
Với khiên tròn kalkan thì thường là khiên gỗ với miếng kim loại tròn bằng kim loại ở giữa, có bọc ngoài vành bằng các lớp đan được dùng để chống lại các mũi tên hay cú đâm bằng kiếm
Với trang bị trên thì kỵ binh Timariot Anatolia thường đánh nhau như các kỵ xạ du mục trong khi lực lượng kỵ binh timariot Balkan thường lao vào cận chiến
Ngoài ra cách bố trí 2 đội kỵ binh timariot Balkan và Anatolia cũng khác nhau tùy theo đĩa bàn tác chiến: đội kỵ binh Timariot Balkan thường sẽ dàn trận ở cánh phải trong khi kỵ binh Timariot Anatolia sẽ ở cánh trái khi chiến đấu tại chiến trường châu Âu trong khi ở chiến trường châu Á thì 2 đội kỵ binh Timariot này sẽ hoán đổi vị trí cho nhau
Lực lượng kỵ binh Timariot thường góp mặt số lượng lớn trong quân đội và thường lãnh vai trò chủ chốt trong dã chiến với chiến thuật là xung phong và giao chiến với các đội kỵ binh đối phương, bao vây tấn công các đơn vị đối phương đang bị cô lập cũng như rút lui khi phải đụng độ trực tiếp với các đội kỵ binh hạng nặng của đối phương
Ngoài ra thì khi bị kỵ binh đối phương dí trên chiến trường, kỵ binh Thổ có thể tách bầy để lại 1 bộ phận làm cò mồi thu hút kỵ binh địchtiếp tục truy kích trong khi số khác đi vòng ra tấn công thọc sườn đội kỵ binh đang truy kích của kẻ thù nhằm phá vỡ hang ngũ, tiêu diệt những sự hỗ trợ cần thiết của kỵ binh địch
Kỵ binh Timariot Anatolia với khả năng cung tiễn sẽ đóng vai trò cung kỵ đi càn phá, quấy nhiễu, xạ tỉa hang ngũ đối phương trong khi kỵ binh timariot Balkan thì được trang bị lao sẽ đi bọc hậu che chắn cho đại quân rút lui khi cần
Thành phần còn lại là kỵ binh Kapikulu Sipahi canh gác hoàng cung
Lực lượng Kapikulu được thành lập từ thời Murad Đệ Nhất với thành phần nhân sự đuộc tuyển từ thành phần trẻ em Thiên Chúa Giáo bị bắt và tách rời khỏi gia đình ở độ tuổi từ 8 tới 20 tại Đông và Đông Nam Âu để đưa tới kinh đô và được nhồi sọ, cải đạo sang đạo Hồi cũng như được huấn luyện để trở thành các chiến binh theo chế độ Devshirme (thuế máu, thuế trẻ em), từ thời Mehmed Đệ Nhị về sau thì nhân sự lực lượng này được tuyển từ thành phần địa chủ Hồi Giáo
Lực lượng Sipahi Kapikulu được chia làm 6 đội nhỏ với thứ bậc khác nhau gồm Silahtar, Sipahi, 2 đội Tả Hữu Ulufeci cùng 2 đội Tả Hữu Garip
Các đội này đều được trả lương theo quý song chỉ có Sipahi với Silahtar là được ban cấp thái ấp gần kinh thành
Các binh sỹ bộ binh Janissary cũng có thể vào đội nhưng với mối thù tranh sủng giữa 2 đội kỵ binh và bộ binh thì việc 1 binh sỹ Janissary gia nhập Sipahi Kapiluku sẽ bị đồng đội Janissary coi là phản đội
Trong số này thì silahtar (bậc thầy chiến đấu) là đội quân được chọn từ các binh sỹ giỏi nhất đế quốc Ottoman
Các binh sỹ Ottoman muốn gia nhập đội này thì phải lập được công trạng to lớn dù các binh sỹ Timariot vẫn được thăng cấp và sung vô đội này
Bên cạnh đó thì các binh sỹ bộ binh Ottoman muốn gia nhập Silahtar thì phải sống sót vượt qua nhiệm vụ cảm tử (serdengecti)
Chỉ huy của các binh sỹ Silahtar là sỹ quan Agha Silahtar, bậc thầy chiến đấu trong cung điện kiêm người giám sát các cuộc tiếp xúc, liên lạc và nói chuyện giữa Sultan với Tể tướng (Grand Vizier)
Bên cạnh Silahtar thì Sipahi có thể cđược coi là đội quân cao quý nhất đế quốc khi theo truyền thống chỉ có con trai của các quan thuộc nhóm đầu triều như Thượng thư Vizier, các chỉ huy Pasha cùng thống đốc Bey mới được phép gia nhập
So về quân số thì quân cận vệ kỵ binh Sipahi chiếm số lượng đông đảo nhất trong 6 đội kỵ binh đại nội
Ngoài 2 đội kỵ binh Silahtar cùng Sipahi thì còn có 4 đội Ulufeci (Kỵ binh được trả lương) và đội Garip ( những người trang bị ít) là những thành phần kỵ binh hoàng gia được trả lương theo quý nhưng không tặng kèm đất đai như 2 đội trên
Trang bị của các đội kỵ binh Sipahi, Silahtar cùng Ulufeci gồm có áo giáp kết hợp giữa giáp lưới với giáp miếng, giáp lưới, khiên tròn, kiếm, cung phức hợp với tên, thương chùy bozdogan cùng rìu
Bên cạnh đó thì để dễ dàng nhận ra đám cận vệ ngự lâm này thì các binh sỹ đội này cũng được mặc trang phục, đội mũ giúp họ dễ dàng được nhận diện bởi mọi người xung quanh cũng như mang thương có trang trí tinh xảo
Còn về đội Garip thì tuy cũng thuộc nhóm thị vệ đại nội nhưng được trang bị nhẹ hơn các đội trước.
6 đội kỵ binh thị vệ đại nội này hợp thành hậu quân vào thời gian đầu với vai trò là kỵ binh dự phòng cũng như cận vệ của quốc vương và thượng thư tuy nhiên thì khi cần thì họ cũng được phái đi tăng viện cho các đơn vị kỵ binh Timariot
Bên cạnh các đội kỵ binh chính quy thì kỵ binh Ottoman cũng có các đội kỵ binh không chính quy là dDeli và Akinji
Deli là lực lượng kỵ binh phi chính quy hạng nhẹ của Ottoman.
Dù là kỵ binh hạng nhẹ nhưng họ vẫn đóng vai trò làm lực lượng xung kích các tuyến đầu với chiến thuật du binh của họ cũng như làm lực lượng cận vệ cho các quan chức cấp cao Thổ ở Balkan
Bên cạnh đồng nghiệp Deli thì Akinji cũng là 1 lực lượng phi chính quy
Akinji không được trả lương nên họ sống bằng chiến quả các cuộc đột kích
Nhân sự cho quân Akinji là các bộ lạc, thị tộc của người Turkmen a.k.a Turkoman (Thổ Khố Man) giỏi kỵ binh nhẹ với các thị tộc chuyên về lực lượng Akinji gồm Malkocoglu, Turhanli, Omerli, Evrenosoglu cùng Mihali có nguồn gốc từ các chiến binh ghazi đảm nhận
Ngoài ra thì Akinji cũng quy tụ các phần tử du thủ du thực, kẻ phiêu lưu, lính đánh thuê…
Trang bị quân Akinji gồm kiếm, thương, khiên cùng cung tên, rìu chiến
Quân phục Akinji thường lòe loẹt và sặc sỡ nhằm gây ấn tượng và lúng túng cho đối phương
Bên cạnh đó thì có 1 điểm mà ít ai biết cũng như có thể là yếu tố được Ba Lan Litva du nhập và cho ra đời đội Winged Hussar a.k.a Dực Kỵ Binh chính là kỵ binh Akinji thường mang các cánh đại bàng ở phía sau lưng
Họ cũng đội mũ gắn sừng bò và mặc áo khoác da báo
Được trang bị nhẹ, lực lượng Akinji vẫn đóng ở tuyến đầu hàng quân.
Với các chiến mã chạy nhanh, quân Akinji thường dùng các chiến thuật du binh loạn tiễn vào kẻ thù
Ngoài ra các binh sỹ Akinji cũng mang chút tính cách dân Cossack hay tatar đó là sốngdựa vào chiến quả nên ngay cả khi các nước ký hòa ước với nhau thì họ vẫn hay vào cướp phá lãnh thổ đối phương đều đều như khi đang có chiến sự
Bên cạnh kỵ binh thì mảng bộ binh cũng khá phát triển
Trước khi thành lập đội bộ binh chính quy thì quân Ottoman chủ yếu dựa trên kỵ binh và nếu cần thì sẽ có bộ binh hạng nhẹ tình nguyện
Song điều này không giúp ít được họ tấn công vào các pháo đài trang bị tận răng của Byzantine nên anh em cùng cha khác mẹ với quốc vương đời thứ 2 Orhan của Thổ là chỉ huy Alaeddin đề xuất việc thành lập bộ binh và được anh trai chấp nhận
Yaya a.k.a Piyade là lực lượng bộ binh phi chính quy buổi đầu, tiền thân của lực lượng Janissary trứ danh về sau
Các binh sĩ Yaya được chỉ huy bởi các Yayabashi là các công dân Thiên Chúa Giáo và Hồi giáo sống trên đế quốc, đi phục dịch để đổi lấy việc thỉnh thoảng được ban cấp đất đai
Tuy nhiên với trang bị và nguồn gốc thì họ ban đầu là các binh sỹ bộ binh kiêm dân phu vũ trang thoe đúng nghĩa đen hơn cho tới khi có sự xuất hiện của đám Janissary
Hoành tá tràng nhất trong đội bộ binh Ottoman không thể thiếu vắng bóng dáng đội quân con cưng Janissary – đội quân đã đưa đế quốc Ottoman bứơc lên đỉnh cao quyền lực cũng như chôn vùi cơ đồ Ottoman về sau
Lực lượng vệ binh Janissary (Tân binh) được thành lập năm 1363 vào thời Murad Đệ Nhất là 1 trong những lực lượng tinh nhuệ của đế quốc Thổ cho tới khi họ bị đàn áp và tiêu diệt trong cuộc nổi dậy năm 1826
Ở thời điểm đỉnh cao quyền lực của mình, quân Janissary còn nắm cả quyền tùy ý phế lập Sultan tương tự các hội đồng nghiệp trên thế giới như Thần Sách quân nhà Đường, Praetoria của La Mã hay bọn Tam Phủ của họ Trịnh
Thành phần nhân lực Janissary được gom theo chế độ thuế máu Devshime khi các trẻ em 8 -20 tuổi Thiên Chúa giáo ở Nam Âu và Đông Nam Âu bị tách rời khỏi các gia đình để đưa tới kinh thành Thổ nhồi sọ tư tưởng Hồi giáo và huấn luyện trở thành các chiến binh chính quy chuyên nghiệp
Ngoài ra các binh sỹ Janissary cũng được truyền bá suy nghĩ là đội quân Janissary chính là gia đình mình trong khi sultan chính là cha mình
Lực lượng Janissary, dù vai trò là đầy tớ hoàng gia của vua Thổ song lại là các đầytớ được trả lương hẳn hoi dù họ bị cấm kết hôn cho tới khi đủ 40 tuổi cũng như cấm tham gia buôn bán
Quân số Janissary cao điểm nhất có lẽ là vào năm 1699 với 67,729 mạng
Trang bị của quân Janissary gồm đồng phục, vũ khí ban đầu là cung tên song tới những năm 1440 thì được đổi thành hỏa khí như súng hỏa mai cùng các vũ khí cận chiến như gươm Thổ, rìu cùng các món vũ khí gậy tày, dao găm dù 2 món này họ chỉ mang trong thời bình
Tuy nhiên 1 trong các vũ khí đặc trưng của binh sỹ Janissary là gươm ngắn yatagan
Gươm Yatagan là loại lưỡi đơn, cong thẳng về phía trước với cán gồm 2 tấm vỏ chuôi bằng xương, ngà, sừng hay bạc gắn vào cán kiếm với khoảng trống giữa 2 vỏ chuôi có gắn bản giằng
Gươm Yatagan có chiều dài đa dạng từ 60 cm tới 80 cm và không có đốc gươm
Ngoài ra thì các bộ phận binh sỹ Janissary bình thường thì còn có bộ phận binh sỹ Janissary đảm nhận nhiệm vụ canh giữ hoàng cung (Zuluflu Baltarcila) cũng như vệ binh cung thủ Janissary Solak, quân Janissary đóng trú ở các thành trì (Yerliyya)
Bên cạnh hàng nguội thì hỏa khí của quân Janissary bắn đạn tròn 80 cm cũng gây cho quân đối thủ nhiều khiếp đảm
Ngoài ra thì quân Janissary cũng xài cả lựu đạn và pháo cầm tay thời đầu, hỏa pháo cỡ nòng 76 – 230 mm và về thời sau là cả súng lục
Bên cạnh các trang bị quân trang riêng của mình thì quân Janissary còn có cả hành khúc riêng được tấu bởi ban quân nhạc (mehter, mahtar) khi họ hành quân
Cùng với sự đi xuống về chất lượng của binh sỹ Janissary thời sau thì vua Selim Đệ Tam thực hiện cải tổ, áp dụng việc trang bị kiến thức chiến thuật, vũ khí cũng như sỹ quan châu Âu để thành lập nên đội quân theo kiểu mới với quân số 26,000 quân gọi là Nizam-I Cedit vào năm 1789
Tới năm 1806, quân Nizam-I Cedit được tổ chức với đồng phục theo kiểu Pháp, đồng phục có màu đỏ cùng trang bị vũ khí châu Âu thậm chí là có cả đơn vị pháo binh theo kiểu hiện đại
Song do sự chống đối của quân Janissary mà binh đoàn này bị bãi bỏ năm 1807
Dù phần lớn bị thất bại song quân Nizam-I Cedit rõ ràng vẫn tỏ ra hiệu quả hơn lực lượng Janissary lỗi thời
Bên cạnh quốc vương Selim Đệ Tam thì tể tướng Ottoman Alemdar Mustafa chủ trương thành lập lực lượng Sekban-I Djedid , 1 mô hình phục hồi của quân Nizam-I Cedit dựa trên kiểu mẫu của lực lượng châu Âu vào năm 1808 song bị thất bại
Ngoài các đội quân chính quy thì đế quốc Ottoman cũng sở hữu vô số đội quân không chính quy và phụ trợ
1 trong các đội quân không chính quy khét tiếng của Ottoman là Bashi-bazouk khét tiếng kỷ luật, vô tổ chức, cướp bóc với nhân sự tuyển mộ từ dân Albani và Circassia cũng như chuyên hoạt động ở địa bàn Balkan và Đông Âu
Bên cạnh Bashi-bazouk là quân Levend, ban đầu cũng có nhân sự lấy từ dân Thiên Chúa giáo ở Hy Balkan và về sau là người Thổ ở Anatolia
Lực lượng không chính quy này góp mặt trong hải quân Ottoman với vai trò là các xạ thủ súng trường
Thời đầu quân phi chính quy của Ottoman có dân quân Azap vốn gốc gác nhân sự ban đầu là từ người Thổ vùng Anatolia song về sau thì được thay thế bằng nhân sự nói chung
Bản thân lực lượng Azap là bộ binh hạng nhẹ do các tráng đinh chưa kết hôn tạo thành với trang bị gồm các vũ khí cán dài như kích các loại gồm tirpan, harba, balta cũng như chùy, cung và gươm.
Ngoài ra thì ở mức độ hiếm hơn là họ còn xài cả nỏ và sau này là súng
Azap có lẽ cũng hơi dị khi là là lực lượng quân tình nguyện được trả lương khi có chiến sự xảy ra và kèm cả quyền họ được rời ngũ bất cứ khi nào họ muốn
Bên cạnh đó còn cả hội Zeybek chiến đấu du kích ở khu vực biển Aegea với xuất thân là các lực lượng tự vệ làng xóm để rồi sau đó họ trở thành các thành phần du thủ du thực cho tới khi họ quay trở lại chến đấu cho triều đình Ottoman trong các cuộc chiến chống Hy Lạp
Yamak là lực lượng phụ trợ của Ottoman với mục đích ban đầu là dành do các công dân được trưng dịch cho các hoạt động chiến tranh hoặc các thường dân muốn được tuyển mộ vào lực lượng Janissary cũng như hỗ trợ quân Janissary
Cánh này về sau trở thành quân đồn trú của triều đình Ottoman
Dervendjis là lực lượng phụ trợ được trang bị nhẹ và thậm chí là cả súng chuyên thực hiện nhiệm vụ bảo an, canh giữ các cây cầu, tuyến đường huyết mạch, đèo… của đế quốc để đổi lấy việc được miễn trừ đóng thuế
Martolo và Voynuk là các lực lượng của người Balkan (Martolo) và người Slav (Voynuk) thực hiện các nhiệm vụ canh giữ tuần tra cầu đường, pháo đài cũng như chiến đấu và cả thu thuế để đổi lấy việc được miễn đóng các loại thuế cũng như được ban cấp thái ấp, đất phong và sở hữu các đặc quyền
Volnuk là lực lượng tuyển mộ từ người Slav với các công việc tương tự Martolo với đặc quyền được giữ lại đất trồng thừa kế cũng như có quyền cướp bóc; Voynuk chỉ có phải trả 1 thứ thuế duy nhất bằng 1 khoản tiền thuế lớn đánh vào cộng đồng của họ
Ngoài các hội này thì người Ottoman có lực lượng dân binh Cetes là những người Hồi Giáo được vũ trang hoạt động ở chiến trường Tiểu Á trong cuộc Đệ nhất Thế giới và nổi tiếng với các cuộc tấn công tàn bạo vào dân Hy Lạp, Armenia theo Chính Thống phương Đông
Ngoài ra thì Ottoman cũng còn sở hữu lực lượng lính đánh thuê Sekban
Sekban ban đầu là dân quân được chính quyền Ottoman nuôi bằng thuế sekban acesi song về sau khi không còn được đế quốc Ottoman chịu bao cấp nữa thì họ đã trở thành các lính đánh thuê
Đội quân này vì mâu thuẫn với lính Janissary đã nhiều lần nổi loạn và thậm chí là tổ chức các hoạt động cướp bóc chống lại triều đình Ottoman vào thế kỷ 18
Bên cạnh đó thì do trước đó đế quốc Ottoman đã chinh phục nhà Mamluk Ai Cập vào thế kỷ 16 nên binh lực Mamluk cũng trở thành 1 phần của quân đội Ottoman
Ngoài ra thì lực lượng Ottomancó bộ phận pháo binh hùng mạnh được tổ chức thành các đơn vị pháo binh (topcu) được tuyển mộ từ người Thiên Chúa giáo với các lực lượng đặc biệt như tayfa-I efreciye, Quân khố (Cebeci) quản lý quân cụ và vận chuyển khi cần, đội xe chuyển pháo (Arabacilari) và bộ phận mìn ( Lagimci) và nhóm Humbaraci chuyên phụ trách đúc và vận chuyển pháo, đạn (có 2 loại đạn là đạn ném bằng tay như lựu đạn humbara-I dest và đạn bắn đi bằng vũ khí như pháo humbara-I kebir)
Pháo binh Thổ nổi tiếng với vài khẩu súng lớn, lớn nhất trong các khẩu súng mà các quốc gia thế giới bấy giờ có như pháo Orban do 1 người Hungary tên Orban chế tạo và khẩu này đã tham chiến vào thời điểm thành Constantinople thất thủ năm 1453
Bên cạnh Đại pháo Orban thì người Thổ còn có khẩu Đại pháo Thổ a.k.a Đại pháo Dardanelle (theo tên nơi khẩu súng này được đưa vào hoạt động) với bán kính và chiều dài nòng lần lượt là 1054 mm và 518 cm cùng trọng lượng 16,8 tấn được Munir Ali thiết kế vào năm 1464
Ngoài ra quân đội Ottoman còn sở hữu đội quân nhạc mahtar
Bên cạnh các lực lượng trên cạn thì quy mô hải quân Ottoman cũng khá gây ớn lạnh với các cường quốc châu Âu vào thế kỷ 15 -17
Chỉ tính riêng ở trận thuỷ chiến Lepanto ngày 7 tháng 10 năm 1571 thì hạm đội Địa Trung Hải Ottoman sơ sơ cũng gồm 278 tàu chiến (gồm 56 tàu buồm loại chèo)
Hạm đội Danube trong cuộc đại chiến Thổ vào cuối thế kỷ 17 cũng có tới 52 tàu (4 thuyền buồm loại chèo, 28 tàu chiến cùng 20 thuyền đi sông có đáy phẳng) với thủy thủ đoàn cả thảy là 4070 mạng
Bên cạnh hạm đội chính quy thì đế quốc Ottoman cũng nuôi hạm đội cướp biển Barbary từng tung hoành đánh cướp các các tàu thuyền của các cường quốc châu Âu thời bấy giờ từ căn cứ đặt tại Bắc Phi
Hội cướp biển Hồi giáo được người Thổ chống lưng này tồn tại mãi cho tới khi người Pháp xâm lượ căn cứ xuất phát của hạm đội hải tặc Barbary là Algier vào năm 1830
Vài nhân vật tai to mặt lớn của hội cướp biển Hồi giáo Bắc Phi của Thổ có thể kể đến là anh em trùm cướp biển được người đời biết đến là “anh em râu đỏ” gồm các anh em 1 nhà theo nghiệp cướp biển Barbary gồm Ishak, Oruc và Hayyreddin Barbarossa (cướp biển kiêm đô đốc hạm đội Ottoman)
Ngoài ra thì còn có nữ hoàng Tetóuan là Sayyida al Hura cũng hành nghề cướp biển Barbary và liên kết cũng như chia sẻ địa bàn hoạt động với ông trùm Hayyreddin Barbarossa
Khi quân đội các cường quốc trở nên mạnh hơn vào cuối thể kỷ 18 thì quân Ottoman trở nên yếu đi và buộc phải cải tổ theo cách duy trì các yếu tố Hồi giáo cũ nhưng kết hợp với các yếu tố phương Tây như huấn luyện, hỏa lực…
Cuộc cải cải cách Tanzinat này thay đổi quân đội Ottoman với 1 số đội quân cũ bị thay thế bởi đội quân mới nhưng vẫn giữ lại cấu trúc Kỵ binh, bộ binh, pháo binh, hải quân cùng với sự thêm vào của lực lượng cứu thương, thông tin liên lạc, bán quân sự và về sau là cả không quân
Nhân sự để tuyển mộ cho đội quân Ottoman mới là người Thổ và người Kurd thay cho các dân Thiên Chúa giáo ở Balkan vốn giờ đây đã giành độc lập và trở thành kẻ thù của Ottoman như Serbia, Hy Lạp, Rumani…
1 trong những lực lượng mới được thêm vào là lực lượng kỵ binh nhẹ phi chính quy Hamidiye được tổ chức theo đội quân Cossack vùng Caucasus với nhân sự tuyển mộ từ người Kurd với đồng phục chung chung gồm áo dài xám hoặc loại có thắt đai lưng, quần xám với các dải sợ hẹp màu đỏ cùng mũ chóp.
Dù vậy thì trang bị đồng phục vẫn có thể thay đổi tùy theo khu vực quân Hamidiye đóng
Quân số quân Hamidiye là hơn 16,500 mạng vào năm 1892
Bên cạnh đó thì pháo binh cũng bắt đầu sử dụng các khẩu pháo bắn nhanh
Các lực lượng mới xuất hiện thêm sau cải cách Tanzinat gồm cả công binh với 2 bộ phận công binh hỗ trợ đảm nhận sửa chữa cầu đường, phá các chướng ngại kẻ thù nhằm đảm bảo thông đường tiến quân và công binh tấn công chuyên nghề tiêu thổ: đặt chướng ngại cản bước tiến quân thù, phá cầu cống khi cần
Nhóm thứ 2 chính là quân y gồm bác sỹ , y tá, bác sỹ thú y, nha sỹ…
Bộ phận quân nhạc có từ lâu nhưng được cải tổ lại
Quân số đội quân nhạc hoàng gia (mizika-I humayun) là người, bên cạnh đó thì sau cải cách thì mỗi đội quân có tới 2 đội quân nhạc thay vì 1 như truyền thống cũ
Ngoài ra thì còn có lực lượng Hiến binh Thổ gồm 2 bộ phận là hiến binh bộ và hiến binh cưỡi ngựa cũng được triển khai nhằm giữ trị an cũng như đội quân thuộc Tổ chức Đặc biệt được triển khai nhằm để trấn áp, phá hoại các phong trào nổi dậy li khai của người Ả Rập cũng hội có tư tưởng thân phương Tây bên trong đế quốc Ottoman
Về tổ chức thì quân đội Ottoman sau cải cách thì đuược chia làm 3 nhóm quân thường trực (nizamiye), quân dự bị (radif) và vệ binh (mustahfiz) cũng như có thêm các cấp tổ chức sư đoàn đội quân…
Bước vào Đệ Nhất Thế chiến, Đế quốc Ottoman sát cánh cùng các quốc gia khác của Liên minh Trung tâm như Đức, Áo Hung, Bulgaria cùng chống lại liên quân Đồng Minh của Anh, Pháp, Nga… cho tới khi họ bại trận năm 1918
Năm 1919, phong trào quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ bùng nổ và họ đánh nhau với chính quyền Ottoman cùng các nước xâu xé đế quốc Ottoman và giành được thắng lợi
Ngày 1 tháng 11 năm 1922, Đại hội quốc gia tuyên bố chính quyền quốc vương Ottoman không còn hợp vị và tới ngày 11 tháng 11 cùng năm thì hội nghị Lausane công nhận chủ quyền của Đại hội quốc gia trong việc thành lập nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 29 tháng 10 năm 1923, nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập
Tháng 3 năm 1924, sultan đời thứ 36 kiêm cuối cùng của đế quốc Ottman là Mehmed Đệ Thất thoái vị khỏi chức vị Caliphate (người kế tục nhà tiên tri) , chấm dứt luôn tàn tích cuối cùng của nhà nước Ottoman
Đế quốc Ottoman sau nhiều thế kỷ xưng hùng tới đây chấm dứt