Quả chuông ác mộng của Sylvia PlathsRất nhiều lần trong Quả chuông ác mộng của Sylvi…

Quả chuông ác mộng của Sylvia Plaths

Quả chuông ác mộng của Sylvia Plaths
Rất nhiều lần trong Quả chuông ác mộng của Sylvia Plath, nhân vật dẫn truyện Esther Greenwood nhìn vào gương và cảm thấy không đủ tốt về mặt ngoại hình, kiến thức hoặc những mặt khác. Vì căn bệnh tâm thần của Esther, những độc giả và các nhà phân tích Quả chuông ác mộng bắt đầu xem xét sự thay đổi trong cách nhân vật nhìn nhận bản thân; hình ảnh bản thân Esther bắt đầu một cách nghèo nàn ở đầu tiểu thuyết và dần xói mòn trong suốt truyện càng làm tăng bệnh trầm cảm của cô.
Cách nhìn nhận ban đầu của Esther về bản thân là cô không đẹp như những cô gái khác trong chuyến thực tập ở New York. Cô cũng miêu tả màu da rám nắng đang nhạt dần. Vẻ rám nắng khiến cô ấy trông “vàng như người Tàu”. So sánh của Esther về da của cô và da của một người đàn ông cho thấy cô không có cách nhìn bản thân tích cực. Đồng thời, Esther không chỉ nhìn nhận bản thân như bất kỳ người đàn ông nào mà là một người thiểu số bị phân biệt.
Ngay sau khi cô miêu tả về làn da nhợt nhạt và phần còn lại của bản thân, cô và Doreen đã trải qua một đêm trong thành phố cùng Lenny, người mà họ vừa gặp trong đêm. Đến cuối đêm đó, Esther đã phải một mình đi bộ về khách sạn trong say xỉn. Do đó, cách nhìn nhận tiêu cực về bản thân đã khiến cô ấy có những lựa chọn sai lầm, như là rời khỏi nhóm thực tập sinh với những người đàn ông lạ. Sau khi có những quyết định sai lầm, Esther càng chiêm nghiệm về bản thân nhiều hơn.
Trong thang máy, cô thấy hình ảnh của mình phản chiếu trên cánh cửa, một lần nữa, cô so sánh khuôn mặt của mình với người thiểu số, “tôi nhận ra một người phụ nữ Trung Hoa mắt to thâm quầng đang đứng nhìn vào mặt tôi một cách ngu ngốc. Đây chỉ là tôi, dĩ nhiên rồi. Tôi thấy ghê tởm về việc mình trông nhăn nheo và mòn mỏi thế nào.” Nhận thức bản thân của cô một lần nữa sụt giảm. Cô giờ đây không chỉ nhìn bản thân như đàn ông Trung Hoa mà còn như phụ nữ Trung Hoa. Esther nhìn bản thân như nhóm người thiểu số bị phân biệt đối xử còn tệ hơn cả những người nam thiểu số. Điều đó cho thấy qua một đêm, hình ảnh bản thân Esther biến đổi thành thứ mà cô càng cảm thấy không đủ tốt hơn nữa. Tuy nhiên, đêm chiêm nghiệm bản thân của cô vẫn chưa chấm dứt.
Sau đó tại khách sạn trong cùng một đêm, Esther miêu tả khi nhìn vào tấm gương mà thấy “tấm gương phía trên bàn của tôi trông hơi cong và quá ánh bạc. Khuôn mặt trên đó như là ảnh phản chiếu từ quả bóng thủy ngân của nha sĩ.” Hình ảnh thủy ngân liên quan đến một sự việc khác trong truyện khi Esther làm đổ khay nhiệt kế và gom lại thành “một quả bóng thủy ngân”. Hình ảnh thủy ngân mang tính dự báo quá trình chuyển bệnh tâm thần của Esther. Tuy nhiên, nhìn trong gương thì Esther không thấy bản thân như là một hình ảnh lý tưởng mà cô khao khát, và vì cô không thấy bản thân theo hướng tích cực, điều này cho thấy nhận định và mức độ đáng tin cậy của cô như là người kể chuyện đã bị ảnh hưởng.
Vì nhận định của cô không còn đúng như tiềm năng của nó, Esther có thể lựa chọn sai lầm, như là đi đêm với đàn ông lạ. Sau khi nhận ra lựa chọn sai lầm của mình, Esther bắt đầu rơi vào vòng xoáy của mặc cảm tội lỗi và tự ti về bản thân, càng khiến cô có thêm những lựa chọn sai lầm. Vòng xoáy này khiến cô trở nên trầm cảm và hình ảnh về bản thân càng tệ hơn.
Sau khi suy sụp trước thợ chụp ảnh và Jay Cee, Esther nhìn vào gương và miêu tả thứ mà cô thấy, “khuôn mặt nhìn vào tôi trông như là đang nhìn qua lưới sắt của một phòng giam trong tù sau khi bị đánh đập nhừ tử. Trông bầm dập, sưng húp và màu sắc kì quái.”
Một lần nữa, Esther miêu tả hình ảnh bản thân như là một người không đủ tốt. Ngay sau đó thì cô bị Marco tấn công ở câu lạc bộ ngoại ô. Sau khi rời khỏi New York, Esther lại nhìn vào gương và nghĩ “khuôn mặt trong gương trông như một người da đỏ bệnh tật”. Suy nghĩ tức thời này về hình ảnh bản thân cho thấy Esther cảm thấy bản thân không có giá trị như trước đây do bị Marco tấn công, và vết máu mà hắn để lại trên mặt cô trông như cách vẽ mặt chiến trận của người da đỏ. Sớm sau chuyện này, Esther càng chìm sâu vào bệnh trầm cảm.
Bệnh trầm cảm khiến Esther nghĩ đến việc tự sát, và một trong những lựa chọn mà cô cân nhắc là dùng dao lam rạch tay và chảy máu đến chết trong phòng tắm. Tuy nhiên, khi nhìn vào gương và cố gắng tự sát bằng cách này thì Esther lại không thể vì, “con người trong gương bị tê liệt và quá ngu xuẩn để làm bất kỳ chuyện gì”. Cảm giác ngu xuẩn và tê liệt cho thấy hình ảnh về bản thân cô ấy vẫn tiêu cực. Esther không cảm thấy mình đủ tốt để tự sát. Sau khi bị sốc thuốc ngủ và được đưa vào viện, Esther nhìn vào gương và cảm thấy bất mãn với thứ mình thấy nên cô ném vỡ tấm gương. Bằng cách làm vỡ gương, Esther cho thấy hình ảnh bản thân cô đã hoàn toàn vỡ vụn và cần được tái dựng, điều đó có thể hoặc không thể diễn ra trong phần đời còn lại của cuộc đời cô.
Trong Quả chuông ác mộng của Plath, Esther khởi đầu với sự tự ti và nhìn nhận bản thân một cách tiêu cực. Hình ảnh tiêu cực về bản thân kết hợp với cảm giác không đủ tốt và bị từ chối đã dồn nén và dẫn đến tình trạng tâm thần và trầm cảm cho Esther. Thấy cách nhìn nhận bản thân tiêu cực ảnh hưởng đến sự ổn định về mặt tâm lý của Esther như thế nào, các phụ nữ trẻ có thể nhìn bản thân họ một cách tích cực hơn cũng như là giúp đỡ những người xung quanh mà họ thấy là đang gặp khó khăn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *