Nó có cả một lịch sử dài, nhưng lại không mang tính lịch sử nhiều lắm. Nó xuất phát từ những ý tưởng cơ bản về chính phủ [trans: nói đúng hơn là đẳng cấp xã hội]; cụ thể là người dân nằm ở dưới đáy, còn vương quyền ở trên cùng, với tầng lớp quý tộc, tức số ít công dân có nhiều quyền lực, đặc quyền và của cải, nằm ở gần trên cùng. Một trong những ý nghĩa lớn bị mắc kẹt đó là thượng viện mang tính “phân biệt” hơn, nghĩa là ít bị đam mê hơn, có chủ ý hơn…. cao quý hơn, nếu bạn muốn dùng từ đó.
Các vị quân vương với tư cách là những người trực tiếp cai trị hầu như không còn nữa, ít nhất là ở thế giới phương Tây, nhưng ý niệm về sự phân tầng xã hội vẫn còn tồn tại. Ngay cả ở những nơi rất dân chủ, các từ “thượng” và “hạ” đối với các cơ quan lập pháp vẫn dùng để chỉ những cơ quan “xa hơn” và “gần hơn” với người dân. Chính xác thì điều đó có nghĩa là gì theo nghĩa khác nhau; trong Quốc hội Vương quốc Anh, Viện Quý tộc thậm chí không được bầu, trong khi Viện Thứ dân thì có. Tại Quốc hội Hoa Kỳ, điều đó ít cực đoan hơn nhiều; các dân biểu được bầu và tái ứng cử thường xuyên hơn, và tuổi tác ở thời điểm được bầu có thể còn trẻ hơn các nghị sĩ.