Q: TẠI SAO VIỆT NAM TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN VỚI BIỂN LỚN NHƯ TRUNG QUỐC? CHÚNG TA ĐỀU BIẾ…

TẠI SAO VIỆT NAM TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN VỚI BIỂN LỚN NHƯ TRUNG QUỐC? CHÚNG TA ĐỀU BIẾT RẰNG YÊU SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG ĐÃ VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN, NHƯNG TẠI SAO VIỆT NAM LẠI NÊU CHỦ QUYỀN VÔ LÝ NHƯ VẬY?

TẠI SAO VIỆT NAM TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN VỚI BIỂN LỚN NHƯ TRUNG QUỐC? CHÚNG TA ĐỀU BIẾT RẰNG YÊU SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG ĐÃ VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN, NHƯNG TẠI SAO VIỆT NAM LẠI NÊU CHỦ QUYỀN VÔ LÝ NHƯ VẬY?

A: Lusia Millar

Well, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta so sánh sự lố bịch của Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông thì sẽ hoàn toàn có sự sai lệch ở đây:

Đầu tiên, trước khi đánh giá rằng sự yêu sách của Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông là vô lý, chúng ta nên xem lại nhưng tuyên bố chủ quyền của hai quốc gia và cũng là cơ sở đối với các yếu sách cũng như một số nguyên pháp lý của luật pháp quốc tế.

Bãi cạn/đảo/đá

Nói chung, toàn vẹn lãnh thổ có thể có được bằng một trong năm cách sau: bồi đắp, nhượng địa, chính phục, chiếm đóng và đã chiếm đóng lâu đời. Sự bồi đắp liên quan đến việc mở rộng lãnh thổ hiện có dưới chủ quyền của một quốc gia thông qua các quá trình địa lý hoặc địa chất (ví dụ, hoạt động núi lửa). Nhượng địa xảy ra khi một quốc gia chuyển lãnh thổ của mình sang một quốc gia khác theo hiệp ước. Tuy nhiên, bên phải chuyển nhượng không thể nhận được bất kỳ quyền nào lớn hơn những quyền mà bên được chuyển nhượng có. Chinh phục, thôn tính lãnh thổ bằng vũ lực – trong lịch sử được coi là một phương thức hợp pháp để giành lấy chủ quyền, nhưng đã bất hợp pháp kể từ tháng 10 năm 1945 sau khi Hiến chương Liên Hợp Quốc có hiệu lực (xem Điều 2 (4)). Sự chiếm đóng lâu đời liên quan đến việc chiếm đóng lãnh thổ của một quốc gia khác trong một thời gian dài. Để thực hiện được điều này, quốc gia chiếm đóng phải thể hiện chủ quyền của họ đối với lãnh thổ khác là công khai, hòa bình và không bị gián đoạn trong một thời gian dài không bị phản đối bởi các quốc gia khác.

Cuối cùng, một quốc gia có thể có được chủ quyền đối với lãnh thổ không thuộc quyền kiểm soát của bất kỳ quốc gia nào hay lãnh thổ vô chủ (terra nullius) mới được xem là nhà nước đó thực sự chiếm giữ lãnh thổ đó. Quốc gia đó phải tự mình khám phá ra, tuy nhiên, không có các hành vi chiếm hữu hữu hiệu, không trao chủ quyền đối với lãnh thổ – mà khám phá từ thời nó còn sơ khai phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian hợp lý bằng sự chiếm hữu hiệu quả của khu vực tuyên bố chủ quyền được phát hiện. Với tư cách chủ quyền từ thời ban đầu sẽ không chiếm ưu thế hơn so với sự thể hiện chủ quyền liên tục và hòa bình của một Nhà nước khác; như vậy có thể chiếm ưu thế ngay cả trước một chủ quyền xác định trước được đưa ra bởi một Nhà nước khác.

Yêu cầu chủ quyền dựa trên sự chiếm hữu có hiệu quả, liên quan đến hai yếu tố mà mỗi yếu tố phải được thể hiện tồn tại: ý định và ý chí hành động như chủ quyền, và một số hoạt động thực tế hoặc thể hiện thẩm quyền đó. Như đã thảo luận trong trường hợp của đảo Clipton, bên cạnh việc chiếm hữu có ý định, sự chiếm hữu hiệu quả đòi hỏi phải có thực tế, và không phải là sự chiếm hữu danh nghĩa. Quyền chiếm hữu này bao gồm các hành vi, hoặc một loạt các hành vi, theo đó nhà nước chiếm đóng chinh phục được quyền sở hữu lãnh thổ của họ và thực hiện các bước để thực thi quyền lực độc chiếm ở đó.

Tuy nhiên, mức độ chiếm hữu thực sự (effectivités) phải được thiết lập bởi nhà nước chiếm đóng, tuy nhiên, có thể khác nhau, đặc biệt trong các trường hợp ở các khu vực xa xôi và không có người ở. Trong những trường hợp như vậy, các tòa án công nhận rằng chủ quyền không thể được thực thi trên thực tế tại mọi thời điểm trên mọi điểm của lãnh thổ. Và đó là sự gián đoạn chức năng với việc duy trì quyền nhất thiết phải khác nhau tùy theo khu vực có người ở hoặc không có người ở có liên quan. Theo đó, một số tòa án đã hài lòng với rất ít cách thức thực thi quyền chủ quyền, với điều kiện Nhà nước khác không thể đưa ra yêu sách cao hơn, đặc biệt là trong trường hợp tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực có dân cư mỏng hoặc các nước bất ổn.

Ngoại lệ này đối với quy tắc chung là phải có sự thể hiện chiếm hữu thực tế và liên tục của nhà nước chiếm đóng được giải thích chi tiết trong trường hợp của Đảo Clipton.

Yếu sách đối với vùng lãnh hải:

Theo UNCLOS 1982, Điều 57, Mỗi quốc gia có vùng biển ven bờ có quyền tự do hàng hải với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Theo UNCLOS 1982, Điều 121 và phán quyết của Tòa án quốc tế năm 2016, Tất cả các thực thể của quần đảo và những đảo tương tự, đảo Hoàng Sa (theo quan điểm cá nhân của tôi) sẽ có vùng lãnh hải dài 12 hải lý nếu chúng tính trên mặt nước lúc thủy triều cố định tại chỗ.

Tổng kết cho tranh chấp Biển Đông:

Với các tuyên bố lãnh thổ bao gồm Đảo/Đá /Rạn san hô/Bãi cạn hoặc thực thể của các đảo trong tranh chấp Biển Đông:

Về mặt kỹ thuật, sau năm 1945 với sự ra đời của Hiến chương Liên hợp quốc, hầu hết hoặc tất cả các thực thể được tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông sẽ không bao giờ được xem là lãnh thổ vô chủ hoặc công nhận phần lãnh thổ đó là của ai và tất cả các bên tuyên bố chủ quyền từ trước năm 1945 đã không được xem là sáp nhập một cách hợp pháp trước và sau đó chiếm giữ chúng một cách hợp pháp sẽ không được công nhận hợp pháp theo Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Ví dụ: Vào những năm 1930, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương sáp nhập hợp pháp các đảo ở Quần đảo Trường Sa vào lãnh thổ Việt Nam ngày nay, trong đó bao gồm đảo Thị Tứ, đảo Song Tử Đông. Sau khi Việt Nam giành độc lập, các chính quyền Việt Nam bao gồm nhà nước Bắc Việt Nam và chế độ ngụy quyền Nam Việt Nam cũng kiểm soát và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với những lãnh thổ này. Tuy nhiên, trong những năm 1960 và 1970, Phillippines đã bí mật chiếm đóng và kiểm soát chúng cho đến ngày nay. Ngay cả 60-70 năm sau Philippines vẫn chiếm đóng một cách bất hợp pháp, tình trạng pháp lý của chúng vẫn không thay đổi như trước năm 1945.

Tất cả các thực thể ngầm tồn tại vĩnh viễn không thể được tuyên bố chủ quyền ngoại trừ khi chúng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở theo UNCLOS 1982, Điều 13.

Những yêu sách đối với vùng lãnh hải:

Mỗi quốc gia có quyền tuyên bố chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở theo Điều 57, UNCLOS 1982.

Mỗi thực thể của quần đảo Trường Sa chỉ có thể tuyên bố chủ quyền đối với vùng lãnh hải dài 12 hải lý từ chính họ theo phán quyết của tòa án quốc tế.

Thứ hai, yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông:

Quan điểm của Trung Quốc liên quan đến yêu sách chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa) được Bộ Ngoại giao (MFA) của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) công bố gần nhất vào tháng 6 năm 2000 về vấn đề Biển Đông. Nói tóm lại, tuyên bố chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng biển lân cận của họ dựa trên một số yếu tố, bao gồm bằng chứng lịch sử, phát triển kinh tế, cai quản có hiệu quả và sự công nhận của quốc tế.

Tóm lại:

• Trung Quốc tuyên bố vùng ngoài khơi Biển Đông là lãnh thổ của mình – 80% diện tích Biển Đông với đường 9 đoạn dựa trên các bằng chứng lịch sử từ xa xưa mà không có lý do pháp lý. Năm 2016, phán quyết của tòa án quốc tế kết luận rằng yêu sách đối với đường 9 đoạn của Trung Quốc là bất hợp pháp.

• Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với một thực thể ngầm – Bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Phillippines. Về nguyên tắc, bãi cạn Scarborough không thể là một thực thể có thể tuyên bố chủ quyền từ bất kỳ quốc gia nào và thuộc về pháp lý của Phillippines vì nó tồn tại trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý không thể chối cãi của Phillippines.

Thứ hai, đây là yêu sách của Việt Nam trên Biển Đông.

• Theo UNCLOS 1982 và cũng tương tự với các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở trên Biển Đông.

• Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các thực thể trên quần đảo Hoàng Sa, không bao gồm Bãi Macclesfield (bãi cạn ngầm) dựa trên các bằng chứng lịch sử và bằng chứng pháp lý.

• Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các thực thể có thể yêu sách của Quần đảo Trường Sa dựa trên các bằng chứng lịch sử và chứng cứ pháp lý.

Tổng hợp một số lý do cho yêu sách của người Việt đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa là có đủ chứng cứ về cả lịch sử và pháp lý. Bắt đầu từ đầu thế kỷ 18, Việt Nam đã thể hiện chủ ý rõ ràng nhằm khẳng định chủ quyền đối với các đảo thông qua việc thành lập một công ty do chính phủ tài trợ để khai thác và quản lý tài nguyên của quần đảo. Ý định đó đã được xác nhận bằng việc sáp nhập các hòn đảo và các hành động chủ quyền mang tính biểu tượng vào đầu thế kỷ 19, sau đó là sự quản lý một cách hòa bình, hiệu quả và liên tục của các đảo bởi Nhà Nguyễn kế tiếp cho đến khi thời kỳ thuộc địa Pháp. Pháp tiếp tục quản lý hiệu quả các đảo thay cho Việt Nam và chiếm hữu vật chất và chiếm đóng Hoàng Sa vào những năm 1930. Sau đó, Pháp tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến khi quốc gia này rút khỏi Đông Dương vào năm 1956. Sau khi Pháp rời khỏi, chế độ Nam Việt Nam (và sau đó là Việt Nam thống nhất) đã quản lý các đảo một cách hiệu quả và không bao giờ ngừng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo, ngay cả sau khi Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp một phần đảo vào năm 1956 và toàn bộ quần đảo vào năm 1974.

Mặt khác, cuộc biểu dương lực lượng đầu tiên về chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa đã không xảy ra cho đến năm 1909, hai thế kỷ sau khi Việt Nam đã thiết lập một cách hợp pháp và hiệu quả chủ quyền của mình đối với các đảo. Hơn nữa, sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc tại Đảo Phú Lâm vào năm 1956 và việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo bằng vũ lực vào năm 1974, rõ ràng đã vi phạm Điều 2 (4) của Hiến chương Liên Hợp Quốc và do đó chủ quyền pháp lý đối với Hoàng Sa vẫn chưa rõ ràng.

Đối với Trường Sa, Pháp sáp nhập các hòn đảo như là lãnh thổ vô chủ vào những năm 1930, vào thời điểm đó, chiếm đóng bằng vũ lực là một phương thức hợp lệ để giành lấy chủ quyền đối với một lãnh thổ. Vương quốc Anh, quốc gia đã kiểm soát một số đảo của quần đảo Trường Sa vào những năm 1800, đã từ bỏ yêu sách của mình sau khi Pháp sáp nhập và chiếm đóng hợp lý, do đó, chủ quyền của Pháp đối với Trường Sa đã được thiết lập một cách hợp pháp và hợp lý. Chủ quyền của Pháp đối với quần đảo này đã được nhượng lại cho Nam Việt Nam vào những năm 1950 và chính phủ bù nhìn Nam Việt Nam (và sau đó là một Việt Nam thống nhất) kiểm soát các đảo một cách hiệu quả và hòa bình cho đến khi lực lượng Trung Hoa Dân quốc xâm chiếm trái phép đảo Ba Bình vào năm 1956 và lực lượng PRC chiếm đóng trái phép một số đảo nhỏ ở quần đảo này vào năm 1988

Sự chiếm đóng của Trung Hoa Dân quốc tại đảo Ba Bình vào năm 1946 và 1956, và sự xâm lược Trường Sa vào năm 1988 của Trung Quốc, đã vi phạm Điều 2 (4) của Hiến chương Liên Hợp Quốc và không thể trao chủ quyền một cách rõ ràng Quần đảo Trường Sa cho Đài Loan hoặc Trung Quốc. Việc Trung Quốc có thể thách thức chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa từ năm 1951 đến 1988, các quyền này được Pháp nhượng lại cho Việt Nam, và chính nó cũng không tạo ra chủ quyền rõ ràng cho Trung Quốc.

Cuối cùng, sự khác biệt về lý do và yêu sách giữa Trung Quốc và Việt Nam

Bằng chứng lịch sử của Việt Nam mạnh hơn nhiều so với Trung Quốc

• Trong khi Trung Quốc đã sử dụng bằng chứng lịch sử của mình cách đây khoảng 1000 năm, thì vào khoảng thời nhà Hán (cùng thời với Đế chế La Mã) để tuyên bố, Việt Nam chỉ sử dụng một số bằng chứng lịch sử vào khoảng thời gian cách đây 200-300 năm. Yêu sách của Trung Quốc cũng không khác nhiều nếu trong trường hợp, Italia sử dụng những bằng chứng lịch sử từ thời Đế chế La Mã để đòi 80% lãnh thổ ở Địa Trung Hải.

• Hầu hết các bằng chứng của Trung Quốc đều bắt nguồn từ khám phá cá nhân mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà nước Việt Nam có ý định rõ ràng về yêu sách trên Biển Đông vào khoảng thế kỷ 18-19 với nhiều bằng chứng lịch sử.

• Chủ quyền của Việt Nam đã được xác nhận thông qua nhiều nguồn phương Tây nhưng Trung Quốc thì không.

• Chính quyền thực dân Pháp đã kiểm soát và thực thi thường xuyên chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ những năm 1930 cho đến khi bàn giao lại cho Việt Nam.

Yêu sách của người Việt hợp lý và hợp pháp hơn yêu sách của Trung Quốc:

• Việt Nam đã sử dụng quyền được quy định trong UNCLOS 1982 để tuyên bố chủ quyền với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và vùng lãnh hải 12 hải lý từ các thực thể có thể tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng bằng chứng lịch sử của mình để tuyên bố lãnh thổ trên biển mà không có lý do pháp lý.

• Việt Nam đã sử dụng bằng chứng lịch sử và cũng là bàn giao hợp pháp từ thực dân Pháp để yêu sách với các thực thể có thể tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, chứ không phải bãi cạn Scarborough. Tôi nghĩ rằng nó hoàn toàn hợp pháp và hợp lý đối với các yêu sách của Việt Nam – Trên thực tế, Philippines, Malaysia hoặc Brunei cũng đã được bàn giao lãnh thổ của họ hiện tại từ chủ thuộc địa cũ – Mỹ và Anh.

• Việt Nam không tuyên bố chủ quyền với bất kỳ thực thể ngầm nào như bãi cạn ngoài quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với tất cả – các thực thể không thể tuyên bố chủ quyền như bãi Tư Chính, bãi cạn Scarborough, bãi Macclesfield

Tuyên bố không rõ ràng của Việt Nam và Trung Quốc:

• Việt Nam chưa xác định có bao nhiêu thực thể của quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tôn trọng các yêu sách pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các bên yêu sách khác như Phillippine và Malasia, Brunei. Trên thực tế, năm 2009, Việt Nam và Malaysia đồng ý với nhau về EEZ 200 hải lý từ đường cơ sở của họ.

• Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ lý do pháp lý nào cho yêu sách đối với 80% diện tích trên Biển Đông với đường 9 đoạn.

Tóm lại: Việt Nam có lý do pháp lý bao gồm bằng chứng lịch sử pháp lý mạnh hơn Trung Quốc. Ngoài ra, các yêu sách của Việt Nam hợp lý và hợp pháp hơn nhiều so với Trung Quốc bởi vì tất cả các lý do và yêu sách từ Việt Nam đã có cơ sở và tồn tại trong lịch sử và pháp luật. Hơn nữa, Việt Nam không yêu sách với phần lãnh thổ lớn như Trung Quốc ở Biển Đông và Việt Nam cũng đồng ý với các bên khác đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp của họ, kể cả sử dụng tòa án quốc tế. Nó giải thích một phần lý do tại sao Trung Quốc bị chỉ trích mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế chứ không phải Việt Nam.
____
[https://www.quora.com/Why-is-Vietnams-claim-…/…/Lusia-Millar]





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *