Q: Tại sao người ta không tẩm độc những viên đạn?

Tại sao người ta không tẩm độc những viên đạn?

Tại sao người ta không tẩm độc những viên đạn?

A: Daryl Tew, Tôi nghe, tôi đọc, tôi viết
Bởi vì việc đó nghe thật nực cười, chúng ta muốn giết người một cách nhân đạo nhất có thể trong chiến tranh, cũng như chúng ta muốn được chết một cách không đau đớn vậy. Chúng ta không phải là những con chuột hay lợn thí nghiệm.
Đạn độc còn mang ý nghĩa chiến tranh tinh thần. Thời kỳ mà con người chưa sử dụng súng ống trong những cuộc chiến, những loại vũ khí vây tỏa (siege) như lăng trebuchet và máy bắn đá không chỉ bắn đạn đá mà còn bắn cả xác thối như bò hay thậm chí là xác người. Ngoài những ảnh hưởng to lớn về tinh thần, những “viên đạn” này còn có thể dễ dàng lây bệnh. Những người lính chết ở những chiến trường xa bởi những thứ bệnh mà họ không có khả năng miễn dịch. Ở thời đại văn minh, chúng ta chiến đấu theo cách khác: shock and awe. Bắn phá liên tục để làm quân địch nản chí, nhưng chúng ta biết đâu là giới hạn. Chúng ta đã cấm bom napalm và những thứ vũ khí kinh khủng khác. Ngay cả vũ khí hóa học cũng chỉ được sử dụng như vũ khí sát thương chứ không phải vũ khí khủng bố tinh thần.
Về mặt chiến lược, bên nào cũng muốn loại được càng nhiều quân địch khỏi vòng chiến đấu càng tốt. Một viên đạn độc sẽ loại một tên địch khỏi cuộc chiến, nhưng với một viên đạn bình thường thì con số đó ít nhất là 3.
Để tôi giải thích:
Một viên đạn có thể được tẩm cyanide (xyanua), nếu nó bắn trúng bất cứ chỗ nào trên cơ thể thì đó gần như sẽ là án tử. Tim ngừng đập và thế là chết.
Nhưng với một viên đạn bình thường, cho dù có bị bắn vài phát vào người nhưng không trúng hỗ hiểm, bạn vẫn có cơ may sống sót. Khí đó quân y sẽ đến, tiêm thuốc giảm đau và chăm sóc bạn cẩn thận. Sau đó họ sẽ tìm cách đưa bạn đi nếu bạn không thể tự di chuyển, trong một vài trường hợp sẽ có thêm người đến cáng bạn đi. Vậy là lại có thêm nhiều người phải rời khỏi vòng chiến đấu. Sau cùng, trực thăng hoặc xe quân y sẽ đến để đưa bạn đi. (Ảnh 1)
Bạn có thấy tôi trở về từ đâu không? (Ảnh 2)
Không bàn đến những giá trị nhân bản cốt yếu của việc không sử dụng đạn độc (mà nó cũng đã bị cấm bởi hiệp ước mà chúng ta đã ký kết rồi), nguồn lực sử dụng cho việc cứu chữa thương binh có thể được dồn lên tiền tuyến.
Thấy cái trực thăng cứu hộ đó không? (Ảnh 3) Người ta có thể trang bị cho nó tên lửa và súng gatling thay vì những thiết bị y tế. (Ảnh 4)
Còn cái xe quân y đó (Ảnh 5). Giờ nó là một chiếc xe tăng. (Ảnh 6)
—————–
A: Brian Baker, cựu quân nhân. Đã từng huấn luyện nhiều người cách sử dụng súng an toàn và hiệu quả

Có nhiều câu trả lời bàn về ý nghĩa của việc làm bị thương quân địch nhưng lại bỏ qua những sự thật khốc liệt trong chiến trận. Trên thực tế, khi đấu súng (firefight), bạn phải tiêu diệt kẻ địch hoặc hoàn toàn vô hiệu càng nhanh càng tốt. Việc làm kẻ địch bị thương và gây khó khăn cho hậu phương quân địch có thể là tin tốt trong các trận địa mìn, các cuộc đánh bom và pháo kích, nhưng khi đấu súng, bắn vào bụng hay cho kẻ địch cơ hội bắn trả có thể khiến bạn hoặc đồng đội bi giết, đó chắc chắn KHÔNG phải là mục tiêu.
Tôi chưa bao giờ nghe quân nhân nào nói “Yeah, hãy bắn quân địch bị thương và chúng sẽ phải cáng nhau”. Tôi khá chắc rằng cái “thuyết” đó được nghĩ ra bởi một thằng cha nào đó nằm an toàn ở tuyến sau. Kể cả khi bạn có thể sản xuất đạn độc một cách hiệu quả, bạn chắc chắn sẽ phải hy sinh khả năng vô hiệu (stopping power) và có rất ít loại độc có thể loại được kẻ địch khỏi vòng chiến đấu NGAY LẬP TỨC. Tôi không quan tâm đến việc kẻ địch đến một lúc nào đó sẽ chết, tôi chỉ cần tước đi khả năng chiến đấu của hắn ngay lập tức.
Hãy hỏi bất cứ cảnh sát hay người lính nào đã từng đấu súng, hỏi xem anh ta có vui lòng đánh đổi tầm bắn, độ chính xác hay khả năng vô hiệu lấy cơ hội giết mục tiêu một cách từ từ không. Tôi đảm bảo rằng họ sẽ nhìn bạn như một thằng dở hơi đấy.

Quân đội huấn luyện để TIÊU DIỆT, không phải làm bị thương. Bởi kẻ địch bị tiêu diệt sẽ KHÔNG BAO GIỜ trở lại chiến trường. Kẻ địch bị thương trở thành gánh nặng cho hậu phương kẻ địch nhưng đó là một hệ quả tích cực hơn là mục tiêu.
Hiệu quả tác chiến tối thượng của một loại vũ khí và đạn của nó được thể hiện qua những yếu tố:
1. Tầm bắn
2. Độ tin cậy
3. Khả năng vô hiệu
4. Trọng lượng (tính cả trọng lượng đạn)
5. Độ chính xác
6. Tốc độ bắn
7. Giá thành (của vũ khí, đạn và các phụ kiện)
8. Dễ dàng sửa chữa
Chẳng có yếu tố nào được cải thiện khi tẩm độc vào đạn cả, thậm chí một số sẽ còn thọt hơn. Vậy tại sao có người lại muốn rước lấy cái của nợ chẳng mang lại lợi ích gì như vậy. Hơn nữa những người lính sẽ không thích ý tưởng này. Chẳng mấy người muốn đầu độc quân địch để rồi đến ngày hôm sau hắn mới chết. Chẳng ai thực sự muốn phải thường xuyên mang theo đạn độc, điều này có thể giết nhiều đồng đội hơn là quân địch.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *