Tại sao người ta không chăn nuôi tê giác và voi nhỉ?
A: Bill Smith, lập trình viên
** Nguồn: https://qr.ae/pNrQjo**
________________________________________
Sao không và chúng ta có chăn nuôi tê giác với cả voi đó.
Khám phá nông trại tê giác lớn nhất thế giới.
Nông trại voi Patara – Wikipedia.
Sừng tê giác giá trị hơn vàng. Vì vậy chăn nuôi chúng có lợi nhuận. [CHỈNH SỬA: Pottie Potgietercó lưu ý trong phần bình luận là những trang trại tê giác này lưu kho sừng và hiện không kiếm tiền từ việc bán chúng.]
Chăn nuôi voi là một vấn đề nan giải hơn bởi vì bọn voi sẽ không sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Hầu hết voi nuôi nhốt đều được sinh ra bên ngoài tự nhiên. Ngà voi ít giá trị hơn sừng tê giác, và phát triển cũng chậm hơn. Voi châu Á dễ dàng chăn thả hơn voi châu Phi, nhưng bộ ngà của chúng cũng bé hơn nhiều.
Vì vậy nếu bạn đang cân nhắc xem nên nuôi con gì, tôi gợi ý bắt đầu với tê giác.
Đây là một vài hình ảnh của một trang trại nuôi tê giác tại Nam Phi. Để ý tới phần sừng bị khuyết của các con trưởng thành. Chúng sẽ tự phát triển trở lại và được thu hoạch mỗi 3 năm một lần.
________________________________________
[Bình luận]
Hỏi (Lynita Trevino): Vậy tại sao những kẻ săn trộm lại giết những con vật đó nếu như họ biết rằng họ có thể có kiếm thêm lãi bằng việc tái thu hoạch nhỉ ?
Trả lời (George Crontike): Đây là một vài kiến thức bỏ túi:
Đã bao giờ anh bạn nghe tới “bi kịch của mảnh đất công chưa” (cha chung không ai khóc)
Nếu anh bạn không biết về nó, đây là thuật ngữ dùng để mô tả một hiện tượng trong kinh tế học – không phải là tên một vở kịch của Shake Spear đâu.
Nó có nghĩa là một cá nhân nào đó sẽ sử dụng tài nguyên chung nhiều nhất có thể trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể trước ai đó tới, mặc cho việc tài nguyên đó có thể bị phá hủy hoàn toàn trong suốt quá trình.
Tại sao điều này lại xảy ra?
Bởi vì những tài nguyên đó, như ở Nam Phi, không thuộc sở hữu cá nhân mà thuộc sở hữu toàn dân.
Vì vậy, sử dụng chúng là miễn – phí – cho tất cả mọi người với việc từng cá nhân điên cuồng giành phần về cho mình trong khả năng của họ trước khi tài nguyên đó biến mất và không hề có nỗ lực nào nhằm bảo tồn nó.
Nguyên lý này áp dụng hoàn hảo cho những kẻ đi săn và mọi cuộc săn trộm:
Hạ sát càng nhiều tê giác và voi càng nhanh càng tốt trước khi ai đó làm và sau đó chả còn bất cứ con tê giác hay voi nào để săn.
Bình luận (Lynita Trevino): Tôi hiểu rồi. và nếu như có thời điểm nào để mọi người hiểu được điều này, chính là BÂY GIỜ, khi tất cả những con người tham lam tột cùng đó sẽ tới những cửa hiệu và khoắng sạch mọi thứ hàng hóa cho tới khi chúng “bay màu”.
Trả lời (George Crontike): Đúng, mọi người càng hiểu vấn đề này càng sớm, sẽ càng có nhiều những loài động vật khác có thể được cứu.
Đó mới chỉ là một phần của cuộc chiến này thôi.
Vấn đề lớn nhất là thuyết phục (và anh bạn phải thuyết phục họ, không thể bắt ép bọn họ được) được mọi người chỉ mua bán và sử dụng những sản phẩm từ tê giác và voi được chăn nuôi hợp pháp và bền vững.
Ở một vài nơi như Trung Quốc hay Việt Nam, những nơi mà chiếm phần lớn nhu cầu về những sản phẩm từ voi và tê giác, sẽ mất kha khá công sức đó.
Quyền động vật chắc chắn không được đặt lên hàng đầu trong danh sách ưu tiên của bọn họ và bọn họ ở khá xa, nên bọn họ cũng chẳng quan tâm lắm tới việc cái sừng mà họ đang sử dụng như Viagra tới từ một con tê giác bị bắn hạ để có thể cưa được cái sừng ra.
Bình luận (Lynita Trevino): Gửi ông Cronkite:
Tôi hồi đáp với ông bạn mấy ngày trước và tôi không rõ lúc đó tôi đang lơ mơ hay gì, nhưng tôi cảm thấy thật xấu hổ về bản thân khi đã không “nói” với ông về vấn đề này kĩ hơn nữa.
Đó thực sự là một điều khủng khiếp – và ông đã nói – tất cả là vì lợi nhuận. Đó không chỉ là “co người phi nhân tính với con người” mà còn là với cả các sinh vật sống khác.
Và điều khiến tôi thật tức giận, thật KINH TỞM là điều này được thực hiện chỉ để một vài gã Trung Quốc ngu ngốc có được cái *** và nghĩ rằng bản thân hắn thật VĨ ĐẠI.
Nhưng, thậm chí khi là một người phụ nữ, tôi cũng sẽ không hoàn toàn đổ tội cho đàn ông về tất cả những thứ này. Phụ nữ cũng có một phần đáng trách. Các chàng trai! Nếu ngoài kia có BẤT KỂ thứ gì khiến họ (phụ nữ) trở nên xinh đẹp hơn, trẻ trung hơn, hấp dẫn trong mắt phái mạnh (hoặc bất kì ai), họ sẽ HẤP DIÊM cả trái đất để có được nó.
“Hư ảo tên của nó là phụ nữ”, phải có thứ gì đó tương tự để áp dụng cho đàn ông. Hiển nhiên là ông bạn được giáo dục tốt hơn tôi, vì vậy tôi sẽ để phần còn lại cho ông bạn phát biểu.
Một cuộc “trò chuyện” rất thú vị với ông… Bảo trọng trong thời gian này nhé.
Trả lời (George Crontike): Chào Lynita,
Tôi lớn lên ở châu Phi, vì vậy hãy tin tôi khi tôi nói rằng khả năng, hoặc ý định của chính phủ để có thể quản lý những tài nguyên như động vật hoang dã – thứ bạn cần nếu bạn muốn tránh bi kịch của mảnh đất chung – chỉ là không tồn tại !
Chúng tôi đang phải đối mặt với một thị trường khổng lồ và phi nhân tính tại nơi này.
Những con người tạo ra thị trường đó, đặc biệt là ở châu Á, không hề quan tâm tới sự tồn vong của những sinh vật đang chết mòn để cung cấp những sản phẩm cho bọn họ sử dụng đâu.
Họ sẽ, thông qua những đại lý như thợ săn trộm, hủy diệt hoàn toàn tài nguyên sinh vật và chỉ nói khẩy “ở đã rồi” trong khi chuyển sang sử dụng một cái gì đó khác.
Chống lại sức mạnh mà những thị trường đó đại diện không phải là một lựa chọn cho châu Phi.
Biện pháp duy nhất mà tôi thấy được là tiếp tục cung cấp cho các thị trường đó các mặt hàng mà bọn họ muốn, nhưng theo hướng bền vững.
Và cách duy nhất có hiệu quả tại châu Phi là tư nhân hóa những tài nguyên đó, trước khi chúng biến mất.
Bằng cách này, trách nghiệm gìn giữ mạng sống của những con vật kia giờ chuyển sang bàn tay của doanh nghiệp tư, những người chủ có động cơ, mặc dù là tham lam, chăm sóc cho những sinh vật đó – đồng nghĩa với việc chăn nuôi chúng.
Tôi biết đôi lúc nghe nó hơi khủng khiếp.
Giống như việc tê giác được nuôi để thu hoạch sừng – chúng sẽ phát triển trở lại thôi sau 2 tới 3 năm.
Hoặc cách khác là một con tê giác đã chết và giống loài thì cận kề trên bờ vực tuyệt chủng.
________________________________________
Bình luận (Michelle Rewerts): Vì phải duy trì nhu cầu về chất đạm móng tay (chất sừng), với cái giá là tê giác hoang giã, bởi vì nó là một vị thuốc “cổ truyền”. Sử dụng Aspirin cho cảm cúm, Viagra cho cương dương – chúng đã được minh chứng là có hiệu quả. Làm tốt lắm, Nam Phi, đẩy động vật hoang dã của các bạn tới tuyệt chủng, và đặt tất các thứ khác khác vào rủi ro.
Trả lời (Joshua Sutinen): Này, để cho anh bạn biết, các định luật của kinh tế không thể bị phớt lờ, giống như trọng lực vậy. Nhu cầu hiện hữu là có thật. Buôn bán sừng tê giác sẽ khiến giá trị của hàng bất hợp pháp rẻ hơn và khiến nó ít giá trị hơn cho thời gian của những tên trộm. Cung và cầu không hề quan tâm tới cảm xúc đâu.
Trả lời (Michelle Rewerts): Thị trường có các sản phẩm động vật hoang dã có thể, và phải được kiểm soát. Những định luật về kinh tế không thể bị phớt lờ ? Có cả những nhu cầu về các nội dung khiêu dâm trẻ em, buôn bán trẻ em và phụ nữ, ma túy, tác phẩm nghệ thuật và cổ vật đánh cắp, da gấu trúc… Chỉ bởi vì người ta sẵn sàng ngã giá cho những thứ đó không thể khiến cho những thị trường kia trở nên chính đang được.
CITIES (công ước thương mại quốc tế về các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) đã cố gắng thiết lập một thị trường bền vững cho ngà voi. Họ đã giành cả thập kỉ để xây dựng những giấy tờ hợp pháp, gắn nhãn/ truy suất ADN ngà voi, đề ra hạng ngạch… Cuối cùng, bởi những phi vụ lừa đảo và tham nhũng khủng khiếp (vd: hạng ngạch ngà voi được nộp đệ trình từ những quốc gia đã không còn quan sát thấy voi trong vòng 50 năm), họ đã thay đổi lộ trình, và bắt đầu làm việc với khách hàng đích. Họ đã nhận được lời thỉnh cầu từ phía Trung Quốc nhằm chấm dứt việc xuất khẩu ngà voi. Tương tự, CITIES làm việc với các quốc gia Vùng Vịnh trong im lặng để ngăn ngừa việc sử dụng sừng tê giác làm chuôi cho các con dao tế.
Không có bất cứ lí do pháp lý nào để duy trì việc trao đổi sừng tê giác hay ngà voi. Cần sa đã được hợp pháp hóa ở California, nhưng những mặt của buôn bán bất hợp pháp không hề biến mất. Tại nơi tôi đang sống, có khoảng 3 tới 5 cửa hàng bất hợp pháp cho mỗi cửa hàng hợp pháp. Và họ không kinh doanh hàng hóa của họ rẻ hơn. Tính kinh tế ư ? Nếu một cái sừng tê giác được bán với giá, giả dụ đi, 300 $ mỗi pound (cân Anh), nó chẳng quan trọng ai là người bán nữa. Đó là giá thị trường, cho cả thợ săn hoặc nông dân.
Trả lời (Joshua Sutinen): Trước tiên, chúng ta hãy xác định là chẳng có gì sai trái về mặt đạo đức cả khi chăn nuôi tê giác và thu hoạch sừng (hoặc tương tự với gấu trúc để lấy lông).
Một khi đã xác định như vậy, chúng ta có thể sử dụng kinh tế học như một lợi thế để có thể bảo vệ và bảo tồn tê giác tốt hơn (hoặc tiềm năng áp dụng với cả gấu trúc). Hãy để cho sừng tê giác tràn ngập thị trường ở tất cả mọi ngóc ngách, hợp pháp, bất hợp pháp, xoàng xĩnh. Làm như vậy để mức giá lao dốc tới thời điểm mà chẳng ai màng tới việc đi săn trộm nữa, những phi vụ cực kì nguy hiểm mà chỉ có thể thực hiện bởi những con người đã quá thuyệt vọng đủ để chấp nhận được rủi ro. Hơn nữa, bằng cách hợp pháp hóa việc mua bán sừng tê giác hoàn toàn, anh bạn sẽ làm tăng giá trị của việc giữ cho con vật được sống và tái thu hoạch trở lại lên rất nhiều lần. Chiến thuật sinh tồn tốt nhất cho tới nay được tạo ra bởi tiến hóa dành cho tất cả các loài động vật là để chúng trở nên thiết yếu với con người. Bò, dê và gà sẽ chẳng bao giờ tuyệt chủng bởi vì chúng quá hữu dụng.
Cho tới khi tê giác có cái gì đó giá trị đủ để giữ được mạng cho chúng, anh bạn sẽ rơi vào cái kết thua cuộc của cái thảm kịch bi đát mang tên “bi kịch của mảnh đất công”.
Bình luận (Pottie Potgieter): Tôi sống ở Nam Phi nơi điều này xảy ra, quen biết một ông chủ trang trại mà trước đó đã giữ đàn tê giác của mình trên một cánh đồng lớn chỉ ở ngoại ô thị trấn nơi tôi đang ở về biên giới phía nam của công viên quốc gia Kruger.
Ông ta đã phải chuyển đàn của mình tới địa bàn mới xa hơn khỏi tầm ngắm dễ dàng của những tên săn trộm.
Giả thuyết của anh bạn về việc tê giác được chăn thả để thu hoạch sừng của chúng là sai lầm hoàn toàn. Sừng tê giác không thể được buôn bán hợp pháp tại Nam Phi. Những chiếc sừng tê giác tìm được đường tới các thị trường chợ đen được thu hoạch bởi những kẻ săn trộm mà đã giết chết tê giác trong suốt quá trình. Đó là lý do vì sao tê giác đã được liệt vào danh sách những động vật nguy cấp.
Giải pháp hiện tại là loại bỏ sừng của chúng, từ đó những tên thợ săn sẽ mất đi động lực để giết con vật hòng đoạt lấy những chiếc sừng. Sừng sau đó được lưu giữ ở một nơi an toàn, đặt dưới sự kiểm soát gắt gao và được giám sát bởi khu vực công phụ trách quản lý động vật hoang dã. Những người nông dân đặc biệt này đã đệ trình rất nhiều lần rồi, đều thất bại, cho việc dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán sừng tê giác để có thể xây dựng một thị trường hợp pháp và được kiểm soát, từ đó loại bỏ nhu cầu cho việc sở hữu chúng bất hợp pháp.
Bởi vì tê giác có sừng ngoài tự nhiên đang trên bờ vực tuyệt chủng, chăn nuôi chúng với chi phí cao là một cách để bảo tồn nguồn gen quý.
Cũng có những giao dịch lành mạnh diễn ra mà người chủ trao đổi cả một bầy tê giác sống, chiếm phần lớn các giao dịch trong chăn nuôi. Những nông dân này được biết tới với việc cung cấp tê giác cho những nông trại tiêu khiển và khu bảo tồn, nơi tê giác được giới thiệu lại ra công chúng. Đó là cách mà họ kiếm tiền để có thể mua thức ăn và tái đàn.
Không phải bằng cách bán những chiến sừng bất hợp pháp cho chợ đen.
Tôi nghĩ anh bạn cần xem lại câu trả lời của mình dựa trên những giả thuyết không chính xác.
Trả lời (Bill Smith): Cảm ơn vì đã cung cấp thông tin. Tôi sẽ thêm phần chỉnh sửa vào câu trả lời.
Trả lời (Sol Quint): Chăn nuôi động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng là một cách thiết thực để bảo tồn chúng. Một thợ săn người Đức đã bắn chết con bò rừng cuối cùng hàng trăm năm trước, vậy mà giống loài đó vẫn tồn tại bởi vì chúng ta quá yêu hương vị của thịt bò.
________________________________________
Bình luận (George Crontike): Cuối cùng, cũng có ai đó nói gì có lý.
Trái ngược với những kẻ ngốc chỉ đưa ra những giải pháp bất khả thi.
Đám ngu ngốc “tự do nhưng tuyệt chủng”.
Chúng chết trong tự do !
Đúng, nhưng chúng tuyệt chủng.
Ồ, tốt thôi…
Không được phép chăn nuôi tê giác !
Chỉ cần săn trộm và sừng của chúng có thể được cưa ra.
Chúng ta cần kiểu soát tốt hơn để điều này không xảy ra !
Bằng cách nào ?
Rất nhiều người làm công tác “bảo vệ” kiếm được bộn tiền từ việc săn trộm và trong mọi trường hợp không có cách nào mà chính phủ châu Phi có thể thi hành đầy đủ những chính sách bảo vệ cần thiết.
Ồ, ừm…
Kiểm soát nhu cầu đi !
Bằng cách nào ?
Các ông sẽ tới Việt Nam và Trung Quốc và bảo với bọn họ rằng đừng mua sừng tê giác nữa hả ?
Tôi chắc rằng bọn họ sẽ lịch sự nghe trước khi cười vào bản mặt ngu ngốc của các ông.
Phương án các ông đề xuất vô tác dụng và chúng đã minh chứng cho sự thất bại thảm hại của chúng cho cả thập niên rồi.
Các ông muốn giảm nguồn cung, tăng giá thành và cung cấp thêm cho những tên săn trộm nhiều động lực hơn nữa để giết hại động vật nhiều hơn nữa hả.
Các ông khuyến khích săn trộm và tuyệt chủng.
Ừm… lè… lè… lè…
Hãy nói về những thứ khác đi.
Đúng không ?
Trả lời (Lynita Trevino): Ông Crontie, ông chắc chắn không phải là người mà tôi muốn chọc ít nhất trong các cuộc chơi “trí tuệ”.
Nhưng tôi vẫn tin rằng động vật vẫn nên được chăn thả – không phải nuôi nhốt – để tránh tuyệt chủng. Tôi hiểu rằng có những người sẽ nói đó là “quá trình tự nhiên” của mọi thứ. Nhưng tiến tới quá trình đó nhanh như chúng ta trong thế kỉ mới này, tôi nghĩ chúng ta có thể loại bỏ khá nhiều thứ từng được coi là “quá trình tự nhiên” vào hồi kết của nó.
Trả lời (George Crontike): Nếu bạn đọc lại câu trả lời của tôi, bạn sẽ thấy rằng tôi đồng ý hoàn toàn rằng động vật cần được chăn thả để có thể tránh bị tuyệt chủng.
Nếu điều này không được thực thi, sức mạnh của thị trường sẽ đẩy những loài động vật này tới sự diệt vong.
Và bất cứ ai nghĩ rằng họ có thể “kiểm soát” được sức mạnh của thị trường bằng cách ép bọn họ làm theo những gì họ muốn chỉ là đang tự huyễn hoặc bản thân.
Việc chăn nuôi diễn ra ở trong lồng kín hay không phụ thuộc vào yêu cầu của những người tạo ra thị trường cho những con vật hoặc sản phẩm từ chúng.
Nếu bọn họ tình nguyện trả nhiều hơn cho gà chăn thả tự nhiên, ví dụ đi, họ sẽ có gà chăn thả tự nhiên.
Thị trường là một hệ thống tự cân bằng và cạnh tranh giữ cho giá cả ổn định.
Nếu một vài kẻ ngốc cố phá hủy hạ tầng của nông dân sử dụng lồng nuôi nhốt, kiểu như thế, và không hề có thay đổi lựa chọn của người tiêu dùng, tất cả những thứ sẽ xảy ra là giá của mọi loại gà sẽ tăng, khiến cho tất cả mọi người mua gà phải trả nhiều tiền hơn cho dù họ có muốn hay không.
Và nếu những kẻ khờ đó nghĩ rằng sẽ có nhiều gà chăn thả hơn một cách tự nhiên, thần kì xuất hiện để lấp đầy vào những lỗ hổng trong nguồn cung mà bọn họ tạo ra.
Ồ, không có chuyện đó đâu.
Trả lời (Lynita Trevino): Đúng, tôi hiểu rồi. Cảm ơn vì đã giải thích.
________________________________________
Trả lời (Hrisikesh Bhattacharya): Điều này chắc chắn tốt hơn việc những kẻ săn trộm cắt bỏ những chiếc sừng một cách thô bạo. Ở Assam, Ấn Độ, ngôi nhà duy nhất của tê giác một sừng, 4 tới 5 bảo vệ có súng hộ tống với mỗi con tê giác suốt cả ngày lẫn đêm. Nhưng những bảo vệ đó xuất thân từ những gia đình vô cùng nghèo khó và đôi khi đám thợ săn hối lộ cho họ những khoản tiền vô cùng kếch xù. Nhưng một lần nữa, đó là những bảo vệ đã lớn lên cùng với việc chơi đùa với lũ con tê giác và họ chắc chắn sẽ bảo vệ chúng