Q: Tại sao không phải lúc nào hóa trị cũng có tác dụng trong quá trình điều trị ung thư cho bệnh nhân?
———-
A: Anh Hoang Le, PhD lĩnh vực Sinh học Tế bào Ung Thư – Viện nghiên cứu ung thư Beatson
Lý do là vài thứ được gọi là tính không đồng nhất và tiến hóa.
Cũng giống như các loài động vật, tế bào ung thư có tiến hóa, nhưng chúng diễn ra nhanh hơn nhiều so với quá trình tiến hóa thông thường của động vật. Điều này là do các tế bào ung thư có khả năng phân chia một cách vô hạn, và chúng tích lũy các đột biến xuyên suốt quá trình đó. Hầu hết các đột biến thực sự có hại cho tế bào ung thư hoặc không xảy ra gì cả (đột biến trung tính), nhưng thỉnh thoảng, nó lại trúng “giải độc đắc”. Những đột biến “jackpot” này tạo ra ưu thế giúp cho ung thư sinh trưởng, phát triển và thậm chí di căn. Nhưng mỗi loại ung thư lại có cách phân bào khác nhau và mỗi loại lại tích lũy các đột biến di truyền hơi khác nhau, vì vậy trong một khối u, mỗi tế bào ung thư có định dạng di truyền đặc trưng. Sự tích tụ của chúng làm phát sinh tính chất không đồng nhất của khối u.
Do đó, mỗi tế bào ung thư sẽ phản ứng hơi khác nhau với cùng một phân tử thuốc. Một số thì chết, một số khác thì giảm khả năng sản sinh tế bào mới, nhưng một số chỉ kháng lại nó. Điều đó có nghĩa là thuốc không có tác dụng lên các tế bào ung thư này và sau đó chúng có thể vượt qua thuóc và tiếp tục phát triển.
Hơn nữa, những đột biến này cũng không giống nhau với những cơ thể khác nhau nên một số bệnh nhân phản ứng rất tốt với thuốc, nhưng một số thì không.
Đây là cơ sở của y học cá nhân hóa. Chúng tôi dựa trên cấu trúc di truyền của khối u / ung thư của từng bệnh nhân để điều chỉnh loại thuốc phù hợp nhất với họ, giảm thiểu tác dụng phụ và tối đa hóa hiệu quả.
Nguồn: https://qr.ae/pN2Weh