Sự khác biệt giữa Hạ viện và Thượng viện là gì?
______________________________
Hai viện, Hạ viện và Thượng viện đều cấu tạo nên cơ quan lập pháp, về cơ bản chúng có một số cái khác nhau.
Hạ viện được coi là đại diện cho dân. Mỗi thành viên đại diện cho một con số ước lượng xấp xỉ bằng với (số) người dân. Mỗi bang được chia ra thành các quận quốc hội bao gồm khoảng 711.000 công dân. Tất cả các quận ở Mỹ gộp lại thì có 435 ghế trong Hạ viện.
Thượng viện được coi là đại diện cho từng bang nói riêng, mỗi bang đều có hai Thượng nghị sĩ. Điều này cho tiểu bang có ít dân nhất (Wyoming) có quyền lực ngang với tiểu bang đông dân nhất (California) trong Thượng viện.
Không có dự luật nào có thể trở thành luật trừ khi đa số người đại diện cho dân ở Hạ viện và đa số các bang, đại diện bởi Thượng viện, bỏ phiếu tán thành cho nó trở thành một điều luật liên bang. Thượng viện hoặc Hạ viện đều có thể đề xuất một dự luật, nếu dự luật được tán thành bởi viện đề xuất ra nó thì nó sẽ được chuyển tiếp đến viện còn lại, nơi mà nếu nó được tán thành thì nó sẽ trở thành (một điều) luật, nếu không thì nó sẽ không trở thành luật.
Hai viện của Quốc hội cũng có các nhiệm vụ cụ thể riêng biệt. Ví dụ, chỉ có Hạ viện mới có thể đề xuất các dự luật phù hợp cho các quỹ, họ là người nắm giữ quyền sử dụng hầu bao trong kho bạc. Nhưng Thượng viện có thể bỏ phiếu phản đối cho dự luật, phủ quyết nó một cách hiệu quả.
Chỉ có Hạ viện mới có thể khởi xướng các thủ tục luận tội. Thượng viện không thể luận tội trừ khi Hạ viện đưa ra các cáo buộc luận tội. Tuy nhiên, Hạ viện không thể cố luận tội hay đưa ra quyền quyết định cách chức ai đó ra khỏi vị trí của họ, chỉ có Thượng viện mới có quyền xét xử, kết tội và cách chức Tổng thống hoặc các sĩ quan liên bang khác bị luận tội.
Các thành viên của cả Hạ viện và Thượng viên đều có thể đưa ra lời khuyên hay gợi ý cho Tổng thống về những người bổ nhiệm tiềm năng nhưng tổng thống hoàn toàn tự do trong việc chấp nhận hoặc từ chối lời đề nghị của họ theo mong muốn của mình. Nhưng một khi Tổng thống đề cử ai đó vào vị trí nội các, chức vụ thẩm phán hay các chức vụ tương tự, người được bổ nhiệm sẽ bị đánh giá và chấp thuận hoặc từ chối bởi Thượng viện, chứ không phải Hạ viện.
Chỉ có Thượng viện được phê chuẩn các hiệp ước. Thông thường, Tổng thống sẽ thảo luận với lãnh đạo Thượng viện để đề xuất các hiệp ước, người sẽ cố vấn và chấp thuận lời đề nghị. Nếu họ (Tổng thống và Thượng viện) đều nhất trí cho cuộc đàm phán diễn ra thì họ phải bỏ phiếu cho phép điều đó. Một khi các điều khoản của hiệp ước được thiết lập, hiệp ước sẽ được đưa trở lại Thượng viện để xem xét và nếu hai phần ba (Thượng viện) đồng ý (với) hiệp ước (này) thì nó sẽ được phê chuẩn.
Các thành viên của Hạ viện sẽ được bầu sau nhiệm kỳ hai năm, còn Thượng nghị sĩ là sáu năm.
Đây là một vài sự khác biệt giữa hai viện. Chúng tồn tại để cung cấp các sự kiểm chứng và cân bằng trong Quốc hội, để bảo vệ lợi ích của các bang và các công dân, cũng như là để cam đoan rằng có sự xem xét và hiệu đính trong các luật liên bang và hoạt động của Quốc hội một cách chính xác.