Người Đức nghĩ gì khi nước Nga duyệt binh ngày chiến thắng 9 tháng 5
Nguồn: https://qr.ae/pNytHR
—————————
A1: Frank Kemper, deeply convinced European
nguồn: https://qr.ae/pNytHp
Tôi có cảm thấy hơi lạ về vấn đề này. Khi quân đồng minh phương Tây tuyên bố ngày 8 tháng 5 là ngày kết thúc thế chiến thứ 2 tại châu Âu, thì người Nga lại tuyên bố sau đó 1 ngày. Điều này hơi lạ với tôi rằng nước Nga và những nước Đồng Minh khác sao không cùng chọn một ngày để tổ chức ngày chiến thắng.
Điều tiếp theo vẫn đắn đo: Sau thế chiến thứ 2, những vùng của nước Đức bị Hồng Quân kiểm soát đã phải chịu nhiều khó khăn hơn những vùng bị chiếm đóng bởi các nước như Mỹ, Anh và Pháp. Đó là ấn tượng của tôi khi Đức dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt với các nước thuộc phe Đồng Minh phương Tây, nhưng đã không thành công khi cố gắng trở thành bạn với nước Nga. Có lẽ cả hai nước đều cố gắng chưa đủ.
Vấn đề nước Nga tổ chức Ngày chiến thắng với một lực lượng quân sự duyệt binh hùng hậu cho thấy nước Nga có quân đội rất mạnh thì họ còn khá yếu ở những vấn đề khác
Mặt khác, hầu hết người Đức đều biết rằng người Nga đã phải trả một cái giá rất đắt cho chiến thắng trong Đệ nhị thế chiến. Điều này được thể hiện gần 50% nạn nhân của cuộc chiến là từ phía Liên Xô. Bởi vậy tôi nghĩ rằng hầu hết người Đức cảm thấy: “Được thôi, đó là bữa tiệc của họ, và nếu nó quan trọng với họ đến như vậy, thì họ có thể tổ chức nó (lễ duyệt binh ngày chiến thắng)”
Bernd Stoeckel: Đó là bởi vì múi giờ. Khi thời khắc tuyên bố chiến thắng là tối muộn ở châu Âu, thì lúc đó đã là ngày 9 tháng 5 ở Nga (Người Nga tính theo múi giờ Moscow)
—————————
A2: Alex Ladov, Sinh và lớn lên ở Crimea và làm việc tại nước ngoài
nguồn: https://qr.ae/pNytFL
Nếu tôi được phép đứng phát biểu tại Quốc hội Đức Bundestag, thì có lẽ tôi sẽ nói những lời này:
– Kính thưa các đại biểu.
Hôm nay tôi đã thấy một phép màu. Và phép màu này được gọi là Nước Đức. Tôi đã ghé bên bạn và nhìn vào những con phố Berlin xinh đẹp, con người, những di tích kiến trúc tuyệt vời, và bây giờ tôi đang đứng đây và nhìn vào các bạn. Và tôi hiểu rằng tất cả điều này là một phép lạ. Rằng các bạn được sinh ra trên thế giới và sống ở Đức. Tại sao tôi nghĩ vậy? Bởi vì, nhìn lại những gì binh lính của các bạn đã làm với chúng tôi tại những vùng lãnh thổ bị quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng, những người lính Hồng quân có toàn quyền đạo đức để hủy diệt toàn bộ nước Đức.
Biến nước Đức thành một cánh đồng rực lửa, những tàn tích và chỉ những đoạn trong sách giáo khoa sẽ nhắc nhở rằng đã từng có một đất nước như vậy. Các bạn có thể không nhớ tất cả các chi tiết, nhưng điều này là không quan trọng. Tôi chỉ nhắc nhở rằng hãy nhớ tới hành động của những binh sĩ Wehrmacht và SS đã làm với trẻ em Liên Xô. Những đứa trẻ đã bị bắn, ngay trước mặt bố mẹ. Hoặc ngược lại, đầu tiên lính Đức hành quyết bố mẹ trước, rồi tới những đứa con.
Lính của các bạn đã hãm hiếp những đứa trẻ. Trẻ em bị thiêu sống. Gửi đến một trại tập trung. Nơi họ bị lấy máu để dùng cho lính Đức. Những đứa trẻ bị bỏ đói. Trẻ em phải ăn thịt những con chó đã chết của các bạn. Trẻ em bị dùng làm mục tiêu. Trẻ em bị tra tấn dã man chỉ để cho vui.
Hoặc đây là hai ví dụ. Sĩ quan bộ binh Wehrmacht dựng mọi người dậy, anh ta lấy chân đá đập đầu của ai đó vào góc bếp lò. Tại nhà ga Lychkovo, các phi công Đức đã không kích vào những đoàn tàu, và sau đó những con át chủ bài của các bạn đuổi theo những đứa trẻ đang sợ hãi rồi nã đạn vào chúng trên một cánh đồng. Hai ngàn trẻ em đã bị giết.
Đó là một điều mà các bạn đã làm với những đứa trẻ, tôi muốn nhắc lại Hồng quân có thể hủy diệt hoàn toàn nước Đức với tất cả cư dân của nó. Với một đạo đức đầy đủ. Nhưng không.
Liệu tôi có tiếc không? Dĩ nhiên là không. Tôi cúi đầu trước ý chí thép của ông cha tôi, những người đã tìm thấy trong mình những sức mạnh kinh ngạc, để không trở thành những con thú khát máu như nhiều binh sĩ Wehrmacht.
Trên mặt thắt lưng của lính Đức được viết “Chúa bên cạnh chúng ta”. Nhưng chúng là sản phẩm của địa ngục và chúng mang địa ngục đến vùng đất của chúng tôi. Những người lính của Hồng quân là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Lenin và là những người Cộng sản, nhưng người Liên Xô hóa ra là những người giác ngộ Kitô hữu lớn hơn nhiều so với cư dân của một nước châu Âu nào khác. Và họ đã không trả thù. Có thể hiểu rằng nếu dùng địa ngục để trả thù địa ngục thì sẽ không bao giờ có chiến thắng.
Các bạn không cần yêu cầu sự tha thứ của chúng tôi, bởi vì cá nhân các bạn không phải chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì. Bạn không thể chịu trách nhiệm cho ông nội và ông cố của mình. Và sau đó, chỉ có Chúa mới có thể tha thứ. Nhưng tôi sẽ thành thật – đối với tôi thì người Đức mãi mãi là một người xa lạ. Điều này không phải vì bạn xấu xa. Điều này như toát lên trong tôi nỗi đau của những đứa trẻ bị Wehrmacht thiêu sống. Và các bạn sẽ phải chấp nhận rằng ít nhất điều này vẫn còn tồn tại ở thế hệ của tôi – mà ký ức của thế hệ tôi về cuộc chiến này là những chiếc huy chương cùng những vết sẹo, và những người bạn trên tiền tuyến của ông nội tôi.
Tương lai sau này thì tôi không biết. Có lẽ rồi nhân loại cũng sẽ quên đi những hồi ức đau buồn về cuộc chiến. Và chúng tôi đã đóng góp rất nhiều cho chiến thắng này, chúng tôi đã rất bực, nhưng tôi hy vọng rằng đóng góp của nước Nga sẽ không bị lãng quên
Chúng ta chắc chắn cần hợp tác. Người Nga và người Đức. Chúng ta sẽ giải quyết nhiều vấn đề cùng nhau. Chống lại ISIS và xây dựng đường ống khí đốt. Nhưng bạn phải chấp nhận một sự thật: chúng tôi sẽ không bao giờ hối hận về những hành động của chúng tôi trong Đệ nhị thế chiến. Và thậm chí nhiều hơn để cho một chiến thắng. Và thậm chí nhiều hơn như vậy trước mặt bạn. Trong mọi trường hợp, tôi nhắc lại, thế hệ của tôi. Bởi vì sau đó chúng tôi đã không chỉ cứu chính mình. Chúng tôi đã cứu bạn khỏi chính bạn. Và tôi thậm chí không biết điều gì quan trọng hơn nữa.
________________________
“Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi.
Dù tuyết rơi gió thổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Dù tuyết rơi gió thổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé!
Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Thì em ơi cứ đợi!
Em ơi em cứ đợi
Dù ai thương nhớ ai
Chẳng mong có ngày mai
Em ơi em cứ đợi
Dù ai thương nhớ ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Đợi anh hoài em nhé….”
Жди меня / Hãy đợi anh
-Konstantin Simonov-