Một số sự thật thú vị về thế giới động vật? (Phần 1)
A : Joshua Walters.
——————————————————————————————–
- Tiếng gầm của hổ có khả năng làm tê liệt con người. Người ta cho rằng tần số thấp của âm thanh là nguyên nhân gây ra hiệu ứng kỳ lạ này.
- Báo tuyết rút rè hơn khi so với đa số loài mèo lớn khác. Đến mức chúng sẽ nhường thức ăn cho kẻ săn mồi khác mà không cần phải chiến đấu. Chúng cũng tránh con người bạn cách chuyển sang săn vào ban đêm. Do đó, kết quả là việc báo tuyết tấn công người rất hiếm thấy.
- Hơn 96% vương quốc động vật được tạo thành từ động vật không xương sống. 4% còn lại bao gồm động vật có vú, bò sát, chim, cá và động vật lưỡng cư.
- Các nhà khoa học đã tìm thấy một số nhóm khỉ đột đã phát triển giao tiếp cục bộ tương tự như tiếng lóng của con người.
- Chỉ con công đực được gọi là “peacocks”. Con cái được gọi là peahens.
- Khi giao phối chuồn chuồn sẽ tạo ra hình một trái tim bằng chiếc đuôi của chúng. (Ảnh 1)
- Voi con biết cách mút vòi của chúng để dễ chịu hơn (trans : Tương tự em bé mút ngón tay)
- Rái cá biển thường nắm tay nhau khi ngủ để chúng không bị trôi dạt. (Ảnh 2)
- Đáng ngạc nhiên, chuột chù mũi vòi có quan hệ họ hàng gần gũi với voi hơn chuột chù.
- Cá voi sát thủ là loài săn mồi thông minh và sử dụng nhiều chiến lược để săn mồi. Nếu một con hải cẩu đang nằm trên một tảng băng trôi, chúng sẽ tạo ra những đợt sóng bằng đuôi để hất con hải cẩu xuống nước. Nếu một con sư tử biển đang nghỉ ngơi trên bãi biển, cá voi sát thủ sẽ cố ý trườn lên để tóm lấy con sư tử biển. Đây chỉ là một số trong những chiến lược làm cho cá voi sát thủ trở thành kẻ săn mồi đỉnh của thế giới đại dương. [Click vào link để mở youtube]
- Màu tự nhiên của chim hồng hạc là màu trắng. Do việc ăn tôm và tảo khiến lông chúng trở thành màu hồng.
- Alberta, Canada (quê tôi) là một khu vực đông dân nhưng không có chuột lớn nhất trên thế giới.
- Trứng của ếch cây mắt đỏ có thể nở sớm nếu chúng cảm thấy nguy hiểm.
- Chim giẻ cùi bắt trước tiếng kêu của diều hâu để doạ những con chim khác. (Ảnh 3)
- Điều làm cho công viên quốc gia Yellowstone trở nên đặc biệt vì đó là nơi duy nhất trên thế giới mà bò rừng đã liên tục sống kể từ thời tiền sử. Đáng buồn thay, bò rừng sẽ bị giết nếu chúng đi lang thang khỏi công viên trong khi nai sừng tấm vẫn được bảo vệ. (Ảnh 4)
- Ở Anh, Quân chủ Vương quốc Liên hiệp Anh sở hữu hợp pháp tất cả ngạn câm trong vùng nước mở. Tại sao là vùng nước mở? tôi không biết!
- Tất cả cá hề khi sinh ra đều là đực, nhưng sau này chúng sẽ chuyển thành con cái cho việc giao phối.
- Cá chình Moray có bộ hàm thứ hai kéo dài từ cổ họng. Cái miệng thứ hai này được sử dụng để tóm lấy con mồi đang vật lộn và kéo nó xuống sâu hơn vào cổ họng của con thú săn mồi. (Ảnh 5)
- Thú ăn kiến không có răng. Thực ra thì chúng cũng không cần răng khi nó chỉ ăn những loài côn trùng nhỏ.
- Những con vượn cáo đuôi chuông đực sẽ chiến đấu với nhau bằng cách đánh bay mùi hương của nhau. Cuộc chiến bắt đầu khi hai con vượn vẫy đuôi về phía đối thủ, lan tỏa mùi hương của chúng. Con vượn cáo đầu tiên lùi lại thua cuộc.
- Linh miêu có bàn chân lớn cho phép chúng chạy qua tuyết sâu một cách dễ dàng. Điều này giúp chúng khi đuổi theo con mồi nhanh như thỏ tuyết.
- Vào năm 1924, một chú chó tha mồi Labrador tên là “Pep” đã bị kết án chung thân mà không được tạm tha tại trại giam nhà nước phía đông vì đã giết chết con mèo thống đốc.
- Ở một cuộc kẹt xe dưới nước, cá sấu sẽ ưu tiên cho lợn biển. Con lợn biển sẽ huýt sáo gọi cá sấu đến, lúc này các loài bò sát khác sẽ di chuyển ra và nhường đường cho động vật có vú đi qua.(Ảnh 6) (trans : Đôi khi cá sấu sẽ cưỡi trên con lợn biển)
- Con tatu chín dải dường như luôn luôn sinh ra các bộ tứ giống hệt nhau.
- Mèo thường không thể nếm trọn vị ngọt của đường vì lưỡi của chúng không quá linh động.
- Linh dương là loài động vật nhanh thứ hai trên cạn và có thể chạy nước rút với tốc độ tối đa 85 km / h. Trong một cuộc đua đường dài, loài vật này có thể chạy với tốc độ 53 km / h trong khoảng 32 km. So với động vật trên cạn nhanh nhất, con báo chỉ có thể giữ tốc độ trong vài trăm mét.
- Chó hoang châu Phi là loài săn mồi lớn có tỉ lệ thành công cao nhất chúng thành công trong khoảng 60% 90% số lần săn. Thợ săn thành công nhất là chuồn chuồn hoàn thành 95% số lần săn.
- Loài chim không bị kích thích bởi hóa chất trong ớt, khiến cho chúng cay như con người chúng ta. Những con chim thường sẽ ăn nhiều thức ăn cay vì nó làm cho chúng bớt hấp dẫn hơn với những kẻ săn mồi.
- Ngà của kỳ lân biển thực chất là răng bên ngoài, những chiếc răng ấy cực kì nhạy cảm và chắc chắn.
- Cá nhà táng có giọng địa phương của chúng.
- Những con đại bàng hói tạo ra những âm thanh ngớ ngẩn đến mức Hollywood phải lồng tiếng cho chúng. Khi đại bàng xuất hiện trên phương tiện truyền thông, âm thanh của một con chim khác sẽ được lồng vào (thường là chim ưng đuôi đỏ) thường được sử dụng để làm cho chúng có âm thanh như mạnh mẽ hơn.
- Cá mập hổ cát có thể được trang bị một cặp hàm gai trông khó chịu nhưng chúng được thiết kế để loài cá này không thể gây thương tích nặng cho con người.
- Dơi cái khi sinh con sẽ treo ngược và kết quả đứa con sẽ rớt xuống và dơi sẽ tóm bằng cánh.
- Chim Toucan cuộn tròn thành những quả bóng nhỏ khi ngủ.
- Ngựa có liên quan xa đến heo vòi và tê giác. Chỉ cần nhìn vào bức ảnh sau đây bạn sẽ hiểu tại sao (Ảnh 7).
- Sư tử từng sống trên khắp châu Âu trước khi chúng bị săn đuổi đến tuyệt chủng ở khu vực khoảng năm 100 trước Công nguyên.
- Thú mỏ vịt đực có nọc độc. Chúng chắc chắn không phải là một thú cưng tuyệt vời như trong chương trình Phineas và Ferb.
- Một con ốc sên có thể ngủ khoảng 3 năm nếu điều kiện thời tiết xấu đến mức chúng buộc phải làm như vậy.
- Con sâu bướm gấu ngủ đông qua nhiều mùa đông ở Bắc cực lạnh, ăn vào mỗi mùa hè để chuẩn bị cho sự biến thái. Có thể mất tới 3 năm nhưng cuối cùng con sâu bướm này sẽ biến thành một con bướm và bay đi.
- Voi là động vật có vú duy nhất không thể nhảy. Chúng cũng không có khả năng chạy nước kiệu hoặc chạy nhanh.
- Lười là loài động vật sử dụng sự chậm chạp của chúng để nguy trang trong rừng. Bạn có biết là chúng cần đến 2 tuần để tiêu hoá thức ăn.
- Khoảng 3% băng trong sông băng ở Nam Cực là nước tiểu chim cánh cụt. Điều này hợp lí khi xét về số lượng của chúng ở đấy.
- Hươu cao cổ không có dây thanh âm nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ chúng có thể tạo ra âm thanh bằng cách rung các nếp gấp thanh âm trong khí quản của chúng. Nhiều người tin rằng lý do không ai nghe thấy giọng của hươu cao cổ là do tần số âm thanh của chúng thấp.
- Khoảng 50% dân số loài đười ươi bị gãy xương do ngã khỏi cây.
- Bằng một cách nào đó, bọ cạp phát sáng dưới tia cực tím khi ở trong bóng tối. Nhiều thập kỷ trước chỉ có khoảng 600 loài bọ cạp được biết đến nhưng bằng cách sử dụng đèn cực tím, các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 2000 loài.
- Chó chăn cừu Pyrenean đã tuyệt chủng hai lần. Lần đầu việc săn bắn quá mức và mất môi trường sống và lần thứ hai từ khi nó được nhân bản để cố gắng cứu loài.
- Gần đây các nhà khoa học đã biết rằng rồng Komodo thực sự có nọc độc. Khi nhà khoa học Brian Fry theo dõi con thằn lằn này thì ông thấy rằng hàm của chúng chứa tương đối ít vi khuẩn. Những gì anh ta đã tìm thấy là một tuyến nọc độc ở hàm dưới.
- Rất nhiều loài chim cá bói trên thế giới không ăn cá và thậm chí ít khi đến gần nước
- Con báo đốm cuối cùng ở Nam Mỹ đã được El Jefe ghi nhận khi giết một con gấu đen. Khá ấn tượng.
- Hà mã là loài có vú nguy hiểm nhất thế giới khi mỗi năm có 500 người thiệt mạng vì chúng.
[NGUỒN]