Liệu Châu Âu có diệt vong không nếu như không có người nhập cư?

Liệu Châu Âu có diệt vong không nếu như không có người nhập cư?
A: Cyril Daoud, người Pháp, sống ở châu Âu (2016 – hiện tại)
** Nguồn: https://qr.ae/pNraVM **
________________________________________
Không, nhập cư diện rộng là một trò lừa đảo !
Một hệ thống kinh tế được xây dựng dựa trên người nhập cư chỉ đơn giản là không bền vững.
Kể từ cuối những năm 1970, chủ nghĩa tân tự do (neoliberals) đã bao trùm hầu hết các mặt trận chính trị tại đa số các quốc gia châu Âu và thúc đẩy thêm nhập cư dưới danh nghĩa phát triển kinh tế.
Trong tâm trí những con người đó, khuyến khích thêm nhập cư là ván bài tốt nhất để đối phó với những vấn đề dân số sắp diễn ra. Họ tin rằng, thông qua nhập cư quy mô lớn, chúng ta sẽ có nhiều người đóng thuế hơn, từ đó làm gia tăng giá trị GDP danh nghĩa và giữ cho phúc lợi quốc gia ổn định.
Bạn thấy đấy, vì rất nhiều lý do đặc biệt, mà trong số đó là sự sụt giảm của sức mua tương đương và sự gia tăng gần như lũy tiến (exponential increase) của chi phí sinh hoạt, một phần gây ra bởi sự gia tăng nhập cư, tỷ suất sinh trên toàn châu Âu đã lao dốc.
Sự thật là tại hầu hết quốc gia, đặc biệt là khu vực Đông Âu, sự sụt giảm đã đạt tới dưới ngưỡng sinh thay thế (dưới 2,1 con mỗi một phụ nữ).
Ở cùng một vấn đề, quốc gia trên toàn thế giới, bất kể văn hóa và trình độ phát triển, cũng chứng kiến sự sụt giảm tương tự trong tỷ suất sinh và xu hướng dự báo rằng tỷ suất sinh của họ còn sẽ còn giảm sâu hơn nữa.
Trên thực tế, Liên Hợp Quốc thậm trí đã phải xem xét lại các báo cáo của mình để giải thích cho sự sụt giảm của dân số trên toàn thế giới, loại trừ châu Phi hạ Sahara, được dự kiến sẽ đạt đỉnh vào năm 2070 và suy giảm từ đó.
Vì vậy, sẽ tới lúc khi chúng ta không thể sử dụng những quốc gia nghèo đói như là máy đẻ.
Biện pháp đáng tin cậy duy nhất mà chúng ta có thể áp dụng để đạt được mục tiêu mong muốn là thông qua những chính sách kế hoạch hóa, như những nỗ lực của cơ quan dân số Ý và Hungary. Dù vậy, những chính sách như thế được cho là sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tới quyền phụ nữ, mà nó vẫn luôn là như thế. Chúng cũng cần thời gian để có thể phát huy tác dụng và chỉ được sử dụng để duy trì quy mô dân số, không thể làm gia tăng nó. (nghiên cứu tại Quebec từ năm 1988).
Cũng có những giả thuyết – và tôi muốn nhấn mạnh rằng đó là giả thuyết – là nếu chúng ta để tỷ lệ sinh sụt giảm và hạn chế mọi sự can thiệp (nhập cư hoặc chính sách khuyến khích sinh đẻ), tỷ lệ sinh sẽ tự tăng trở lại.
Ý tưởng rất đơn giản: gia tăng nhập cư dẫn tới nhu cầu cao về nhà ở (và các hàng hóa thiết yếu khác) cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động, mà, ngược lại, làm tăng chi phí nuôi dạy trẻ.
Vì vậy, nếu chúng ta hạn chế nhập cư và cứ để dân số sụt giảm, sẽ có nhiều việc làm và công việc sẵn có hơn, thu nhập tốt hơn, đi kèm với sự giảm nhiệt cho thị trường nhà ở. Những nhân tố này kết hợp lại đủ để giảm chi phí nuôi dưỡng một gia đình và thúc đẩy mọi người có thêm con (tỷ lệ sinh sẽ tăng, nhưng, không bùng nổ).
Thêm vào nữa, không chỉ sự chuyển dịch của khu vực dịch vụ và nền kinh tế tri thức sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào lực lượng lao động giá rẻ và tay nghề thấp, tự động hóa cũng đảm bảo cho ngành công nghiệp gia công truyền thống không có đường quay trở lại.
Thật sự mà nói, tương lai của chúng ta phụ thuộc vào tự động hóa và rất nhiều quốc gia, như Nga và Nhật Bản, đang đánh cược vào nó để giữ cho nền kinh tế của họ vận hành mặc dù có tỷ lệ sinh rất thấp.
Vậy, kết luận nào chúng ta có thể rút ra được ?
1. Nhập cư không giải quyết khủng hoảng dân số, chỉ làm chậm nó.
2. Hạn chế chính sách khuyến khích sinh đẻ song song với việc ít nhập cư hơn sẽ giải quyết vấn đề.
3. Châu Âu không cần quy mô dân số lớn hơn nữa.
Cập nhật: Không bao giờ có chuyện tôi tranh luận để phản bác lại nhập cư có chọn lọc với mục tiêu thu hút nhân tài từ nước ngoài. Tôi nói về nhập cư diện rộng với danh nghĩa gia tăng/ ổn định dân số.
________________________________________
[Bình luận]
. Bình luận (Grek Beuke): Tôi nhận thấy anh bạn nói chủ yếu về châu Âu, nhưng đồng thời lại đưa ra những nhận định chung.
“ Một mô hình kinh tế được xây dựng dựa trên người nhập cư về cơ bản là không bền vững”.
Ý anh bạn là gì về mô hình kinh tế được xây dựng trên người nhập cư ?
Tôi nghĩ nước Mỹ chắc đạt tiêu chuẩn đó:
“Hơn 44,7 triệu người nhập cư đang sinh sống tại Mỹ vào năm 2018, con số cao kỉ lục kể từ khi số liệu được ghi chép và lưu giữ. Một trên bảy trẻ em được sinh ra tại Mỹ có nguồn gốc nhập cư, theo số liệu của khảo sát cộng đồng Mỹ năm 2018. Tỷ lệ hiện tại của dân nhâp cư trên khắp nước Mỹ: 13,7% trên toàn quốc gia, 327,2 triệu người – duy trì dưới mức kỉ lục 14,8 từng được ghi nhận năm 1890, nhưng là sự gia tăng đáng kể so với mức thấp kỷ lục 4,7% được ghi nhận vào năm 1970.
“Trong tâm trí những con người đó, khuyến khích thêm nhập cư là ván bài tốt nhất để đối phó với những vấn đề dân số sắp diễn ra. Họ tin rằng, thông qua nhập cư quy mô lớm, chúng ta sẽ có nhiều người đóng thuế hơn, từ đó làm gia tăng giá trị GDP danh nghĩa và giữ cho phúc lợi quốc gia ổn định.”
Những vấn đề về dân số ở sắp xảy ra ?
Chắc khó khăn lắm. Chúng tôi không có vấn đề này ở nước Mỹ.
Điều đó có thể xảy ra, bởi vì trẻ em bản địa sinh ra sẽ không đủ để thay thế cha mẹ chúng. Nhưng chúng tôi có nhập cư.
“Bạn thấy đấy, vì rất nhiều lý do đặc biệt, mà trong số đó là sự sụt giảm của sức mua tương đương và sự gia tăng gần như lũy tiến (exponential increase) của chi phí sinh hoạt, một phần gây ra bởi sự gia tăng nhập cư, tỷ suất sinh trên toàn châu Âu đã lao dốc.”
Nghe có vẻ như anh bạn đang nói rằng nhập cư chịu trách nghiệm ít nhất cho vấn đề sụt giảm dân số.
Tôi không nghĩ vấn đề là như thế, khi mà anh bạn thấy tỷ lệ sinh lao dốc ở những quốc gia không có nhập cư đáng kể hoặc có tỷ lệ nhập cư đáng kể. Với Nhật Bản, và tôi tin là cả khu vực Đông Âu, như anh bạn đã đề cập tới sẽ rơi vào những trường hợp này.
Tôi hình dung là chúng ta sẽ khó có cái nhìn chung trong chủ đề này, và tôi cũng biết rất ít về nhập cư tại châu Âu, nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ quan điểm của tôi từ phía Mỹ.
Thân ái.
. Trả lời (Cyril Daound): Tỷ lệ sinh tại Mỹ đã sụt giảm dưới mức thay thế y hệt châu Âu (1,7) và những chính trị gia của ông bạn thì phụ thuộc vào nhập cư để giữ cho dân số không già hóa quá mức, ông bạn sẽ thấy mình rơi vào hoàn cảnh tương tự thôi. Phụ thuộc vào nhập cư đạt hiệu quả trong quá khứ và sẽ còn có tác dụng cho một khoảng thời gian nữa cho tới khi dân số toàn cầu sụt giảm và tỷ lệ sinh dưới mức hoặc cận mức sinh thay thế (mà xu hướng chỉ ra vậy).
Ông bạn chỉ có thể lấy đi một lượng người tại một vài quốc gia trong một khoảng thời gian
. Bình luận (Grek Beuke): “Phụ thuộc vào nhập cư đạt hiệu quả trong quá khứ và sẽ còn có tác dụng cho một khoảng thời gian nữa cho tới khi dân số toàn cầu sụt giảm và tỷ lệ sinh dưới mức hoặc cận mức sinh thay thế (mà xu hướng chỉ ra vậy).”
Kể cả khi tỷ lệ sinh rơi xuống tiệm cận hoặc thấp hơn mức sinh thay thế, nó không đồng nghĩa với việc sẽ không có nhu cầu nhập cư cho mọi người. Thực tế, thanh niên trên toàn thế giới có thể càng ngày càng muốn bỏ lại quốc gia của họ với dân số lão hóa lại phía sau, nơi họ sẽ phải chịu những gánh nặng thuế khổng lồ để hỗ trợ những cá nhân đã quá già để có thể lao động, và di chuyển tới những quốc gia như nước Mỹ, nơi phồn hoa, và tận dụng triệt để nhập cư để giữ cho mình “trẻ trung”.
Hiểu biết của tôi là vấn để tỷ lệ sinh ở một vài quốc gia Đông Âu đã bị làm cho tồi tệ hơn bởi chính sự di cư của người bản địa.
“Bạn chỉ có thể lấy đi một lượng người tại một vài quốc gia trong một khoảng thời gian.”
Có lẽ vậy. Nhưng chúng ta đã có cuộc chạy đua khá thành công kể từ trước khi quốc gia của chúng ta là một quốc gia.
Rất ít người Mỹ biết rằng một trong những lời phàn nàn được đọc lên trong Tuyên ngôn Độc lập là sự thất bại của chính quyền Anh trong việc khuyến khích nhập cư đầy đủ.
Người Mỹ chúng tôi đã chịu trách nghiệm cho chính sách nhập cư của bọn tôi qua hơn 244 năm rồi…
. Trả lời (Cyril Daound): Thực ra, nó sẽ là như vậy.
Tỷ lệ sinh là hiện thân cho những áp lực kinh tế và xã hội. Khi tỷ lệ sinh và quy mô dân số của một quốc gia sụt giảm, nó chỉ ra rằng những quốc gia này sẽ trở nên giàu có và phát triển.
Có rất nhiều việc làm tại các quốc gia này. Cũng không thể phủ nhận rằng tỷ lệ nhập cư là cao hơn ở những quốc gia với tỷ lệ sinh cao và nền kinh tế vận hành tồi tệ.
Chắc chắn rồi, ông bạn vẫn có thể có được người nhâp cư theo cách của các ông nhưng chắc chắn là không đủ để cân bằng lại sự sụt giảm dân số nội tại. Cái tư duy các ông có thể tái định hình dân số của cả một quốc gia để thỏa mãn nhu cầu nhập cư chỉ đơn giản là ngốc nghếch.
Nếu quy mô dân số toàn cầu sụt giảm và tỷ lệ sinh thấp, ông bạn theo tính toán sẽ không có đủ người theo tiêu chuẩn các ông để cân bằng với sự suy giảm nội tại và sẽ trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia khác để giành giật họ.
Một lần nữa, chỉ có một lượng người nhất định có thể bị tước đi từ các quốc gia khác trong một khoảng thời gian nhất định. Tôi biết người Mỹ tin vào chủ nghĩa ngoại lệ của họ, nhưng mà làm ơn vứt nó đi (và tôi không có ý xúc phạm).
Ngoài ra, ông bạn cũng chả cần nhập cư quy mô lớn nữa vì nền kinh tế các ông (đặc biệt là nước Mỹ), sẽ trở thành một trong số quốc gia đầu tiên hầu như tự động hoàn toàn.
Từ đó, tất cả trở nên không thành vấn đề.
________________________________________
. Bình luận (Wofgang Berlin): Tôi là một người châu Âu đã học cao học và làm đối tác kinh doanh ở Mỹ. Tôi dành đồng đều thời gian ở cả châu Âu và Mỹ.
Là một người châu Âu có bằng tiếng sĩ Mỹ, là trợ giảng với tư cách là một thành viên trong khoa,đã làm việc hơn 20 năm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học tại Mỹ và hiện giờ là tư vấn kĩ thuật cho các đối tác kinh doanh. Tôi hiện tại được cấp visa EB-1 , từng giữ loại H – 1B, và visa sinh viên. Công ty tư vấn của bọn tôi có trụ sở ở châu Âu và Boston, Mỹ. Tôi có thuê những tiến sĩ ngoại quốc (kĩ sư và khoa học cơ bản) và khối vận hành (văn phòng, dọn dẹp và bảo dưỡng). Vì thế tôi khá hiểu biết về hệ thống giáo dục của Mỹ, chính sách nhập cư và chính trị.
Nước Mỹ đã buộc phải phụ thuộc vào đội ngũ nhân công kĩ thuật do chính sách giáo dục của họ.
Đầu tiên, nên nhớ là trên 80% chuyên ngành tốt nghiệp đại học ở Mỹ là các văn bằng giáo dục khai phóng (Liberal arts degree), những thứ hút cạn nguồn lực dành cho giáo dục và được tài trợ từ các bậc đào tạo cao hơn. Những nhà trí thức ưu tú, vượt trội với các chuyên ngành: Công tác xã hội, Nghiên cứu phụ nữ, Thiết kế thời trang, Nghệ thuật Sân khấu và Điện ảnh, Mỹ thuật, Nghệ thuật biểu diễn, Lịch sử nghệ thuật, Nghiên cứu áp bức dân tộc, Nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số, Nghiên cứu giới, Nghiên cứu LGBT, Văn hóa nhân chủng học, Tâm lý học trẻ em, Xã hội học trẻ em , Tiếng Anh, Tây Ban Nha, Nghiên cứu liên văn hóa, Nghiên cứu văn minh dân tộc, Ai Cập, Nghiên cứu giải trí và sáng tạo, Nhiếp ảnh, v.v.
Đúng, ai đó sẽ phải mang theo ngọn đuốc, vì vậy bạn cần sinh viên nghiên cứu những chuyên ngành này. Dù vậy, nhu cầu về chất xám và kinh tế cần được đáp ứng ít hơn đáng kể so với số sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành này tại Mỹ. Nói cách khác, quy luật lợi ích cận biên giảm dần được áp dụng cho những nguồn lực giáo dục được giành để đào tạo phần lớn tinh hoa trong các ngành “cảm – thấy – tốt“ giáo dục khai phóng.
Tôi không có ý xúc phạm ai cả, nhưng bọn họ chẳng khá hơn là mấy so với công nhân cổ cồn xanh tại Hoa Kỳ. Một sinh viên giáo dục khai phóng có thể đã tích lũy rất nhiều kiến thức ở trên lớp về lĩnh vực của anh ta, dù vậy, bạn không hề có chuẩn nào để đo đếm sự thông minh của anh ta cả.
Ngày nay, có khoảng 18% sinh viên đã tốt nghiệp đến từ các chuyên ngành khoa học cơ bản. Những vấn đề đối với chính sách giáo dục của Mỹ được bộc lộ ra qua con số này. Số lượng sinh viên tốt nghiệp là quá dư thừa để có thể lấp đầy nhu cầu về lao động kĩ thuật.
Vậy tại sao lao động kĩ thuật lại phụ thuộc vào nhập cư ?
Vì một số lý do, có liên quan đến Marx, Hoa Kỳ đã sử dụng những thứ như sự đa dạng, chủng tộc, người khuyết tật, nhận thức về vấn đề xã hội, bản sắc giới, và thể thao, chính sách ưu tiên (affirmation action), tuyển sinh đặc biệt và chấm điểm rộng (trâm chước) để làm loãng cộng đồng sinh viên khoa học cơ bản với những sinh viên kém cỏi.
Những sinh viên này làm cạn kiệt các nguồn lực dành cho giáo dục và được tài trợ bởi các cấp đào tạo cao hơn, đúng họ sẽ được phát bằng, nhưng được sử dụng thông qua những người chủ như tôi. Và tôi cần chất lượng chứ không phải số lượng trong lực lượng lao động kĩ thuật của tôi. Giống như những ngành nghề khác, chúng tôi kiếm tìm bên ngoài nước Mỹ cho nhu cầu của bản thân. Tôi thậm trí có thể sản xuất một bộ phim hài lấy tư liệu từ một vài cuộc phỏng vấn với những sinh viên này.
Nếu như hệ thống giáo dục của Mỹ chú trọng vào trí tuệ và điểm số giống như cách họ quan tâm đến sự đa dạng, chủng tộc, người khuyết tật, nhận thức về xã hội, bản sắc giới và thể thao, và loại bỏ các chính sách ưu tiên, tuyển sinh đặc biệt và chấm điểm khoan hồng (trâm chước), nước Mỹ đã chả cần một tiến sĩ người nước ngoài như tôi cho một vị trí công việc của người Mỹ.
Giờ đây, với nhu cầu số lượng lớn về lao động nhập cư không có trình độ, một kế hoạch làm việc đơn giản cho công dân để giảm béo phì cho những kẻ lười biếng đã lấp đầy kha khá nhu cầu lao động rồi.
Có vẻ như là nước Mỹ vẫn muốn mở rộng quy mô dân số của họ với phần lớn là lao động không trình độ từ những thế giới thứ hai và thứ ba để kiếm phiếu bầu, và đổ lỗi cho những tác động tiêu cực tới môi trường cho biến đổi khí hậu.
. Bình luận (Spencer King): Nước Mỹ có vấn đề liên quan tới chất lượng trong tình huống này. Không có nhiều vấn đề với dân nhập cư, mà là trình độ và kĩ năng của người bản địa. Chúng ta đã không đào tạo đủ những sinh viên tốt nghiệp trung học chất lượng cao để sản sinh ra đủ nhân viên làm việc trong các ngành STEM và chăm sóc sức khỏe, những thứ chúng ta rất cần cho thế kỷ 21.
. Bình luận (Cyril Daound): Tôi đồng tình bằng cả trái tim.
________________________________________
. Bình luận (Pierre Leclercq): “Vì vậy, nếu chúng ta hạn chế nhập cư và cứ để dân số sụt giảm, sẽ có nhiều việc làm và công việc sẵn có hơn, thu nhập tốt hơn, đì kèm với sự giảm nhiệt cho thị trường nhà ở. Những nhân tố này kết hợp lại đủ để giảm chi phí nuôi dưỡng một gia đình và thúc đẩy mọi người có thêm con (tỷ lệ sinh sẽ tăng, nhưng , không bùng nổ).”
Rất thú vị!
Sự thật là, chính phủ của chúng ta nghĩ rằng họ đã tìm được vòng lặp vĩnh cửu, trong khi thực tế họ nên chấp nhận chu kì tăng trưởng và suy thoái của tự nhiên.
“Gia tăng nhập cư dẫn tới nhu cầu cao về nhà ở (và các hàng hóa thiết yếu khác) cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động, mà, ngược lại, làm tăng chi phí nuôi dạy trẻ.”
Đúng, những chính trị gia của chúng ta chỉ nhìn mặt mà họ muốn nhìn của đồng xu.
Hơn nữa, tỷ lệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào mong muốn của các bậc phụ huynh, họ muốn được nuôi dạy những đứa trẻ của họ theo cái cách mà họ đã từng trải qua thời thơ ấu.
Di cư trên quy mô lớn tạo ra sự xung đột về văn hóa và cảm giác bất an về thân phận của những đứa trẻ được sinh ra trong tương lai.
Chi phí sinh hoạt là nhân tố ảnh hưởng chính, nhưng mọi người sẽ không muốn có em bé nếu như họ cảm thấy thân phận của họ sẽ bị đánh cắp khi lũ trẻ về nhà và phủ nhận hết những giá trị của họ.
Chủ yếu nó xảy ra trong vô thức, nhưng thật sự rất chính xác.
Ít nhất, khi họ cảm thấy bất lực về hệ quả.
Vì vậy, hoặc là mọi người chấp nhận những thứ đang đè nặng lên họ và không có em bé, hoặc họ sẽ có con và chống lại cái hệ thống không bền vững đó, bắt buộc họ phải lãng quên truyền thống của ba mẹ và ông bà họ.
Chưa cần bàn tới sự vô giáo dục của những người mới đến, và sự thiếu động lực bắt buộc họ phải hòa nhập với môi trường sở tại.
________________________________________
. Bình luận (Memo Acuna): Tôi ngờ nghệch trong vấn đề này. Tại sao những chính sách vì quốc gia luôn cản trở nữ quyền ? Chắc chắn rồi, không phải mọi chính sách muốn ít người nhập cư hơn và đầu tư nhiều hơn vào dân số hiện tại là chống lại phụ nữ chứ ?
. Trả lời (Cyril Daound): Thật ra là không. Ý tưởng đằng sau của nữ quyền ngày nay không còn là sự bình đẳng mà là chủ nghĩa cá nhân cực đoan và những chính sách dân số thường đi ngược lại điều đó.
Nhiều người có thể lập luận rằng chế độ nghỉ thai sản có lương và khuyến khích kinh tế để có con thực sự giúp phụ nữ trong xã hội và mang lại lợi ích cho nữ quyền.
________________________________________
. Bình luận (Tiago D’Agostini): Có rất nhiều dạng nhập cư. Nước Mỹ chính xác ở trên đỉnh thế giới vì họ cho phép nhập cư có chọn lọc,… và họ đã bỏ ra rất nhiều công sức để đảm bảo điều đó tiếp tục xảy ra. Đúng, họ muốn nhập cư, nhập cư của những bộ óc vĩ đại nhất mà họ có thể thu nhận được. Những đầu tàu kéo quốc gia về phía trước là nhóm ở đỉnh chiếm khoảng 2 – 3% (top những nhà tri thức) của dân số. Họ làm việc chăm chỉ để quốc gia của họ trở nên hấp dẫn trong mắt những con người này. Họ hút chất xám từ khắp các mọi nơi họ có thể.
Bọn họ thực sự rất thông minh.
. Trả lời (Cyril Daound): Tôi đã phân biệt rõ ràng với nhập cư ồ ạt, nghĩa là nhập cư được sử dụng như một giải pháp cho tình trạng già hóa dân số, và nhập cư chọn lọc, nghĩa là nhập cư để đem về nhân tài từ nước ngoài.
Bình luận của bạn hoàn toàn có giá trị ngoại trừ cho trường hợp của nước Mỹ. Chính sách nhập cư mà bạn nói đến được tìm thấy ở Úc và Canada (sắp tới ở Anh) dựa trên hệ thống chấm điểm chọn lọc công dân kĩ càng của họ.
Ở Mỹ, câu chuyện hoàn toàn khác. Đúng, họ tiếp nhận rất nhiều người nhập cư lành nghề và tài năng, nhưng những tập đoàn đa quốc gia khổng lồ đã thao túng cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa để khiến họ làm ngơ trước tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
Như vậy, họ đã xây dựng một hệ thống khuyến khích nhập cư bất hợp pháp, kể từ khi các doanh nghiệp kinh doanh, thuê nhân công bất hợp pháp, không bắt buộc phải xác minh tình trạng của nhân viên họ hoặc yêu cầu phải trả số tiền phạt lớn.
____________________________________
[Lời bình của người dịch]
Mặc dù vẫn còn rất nhiều những màn đối đáp và phản hồi chất lượng nhưng do bài đã quá dài nên mình xin phép dừng ở đây. Mình khuyến khích mọi người vào đọc trực tiếp với đường dẫn mình đã để ở đầu bài. Như mọi khi, do còn nhiều thiếu sót nên rất mong các bạn góp ý để có thể cải thiện chất lượng bản dịch. Xin trân thành cảm ơn 😁.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *