Làm sao để tôi có thể lịch sự bảo với cô hàng xóm 90 tuổi rằng hãy ngừng gõ cửa nhà tôi? Ban đầu tôi còn hoan nghênh, nhưng giờ việc này thường xuyên quá và tôi cảm giác hơi bị ám ảnh. Có lần nọ tôi đi du lịch về trễ và cô ấy đã khóc vì tôi không trở về nhà đúng giờ. Tôi cảm thấy nó hơi phiền.
_________________________
A: Cozette Smith
Note: Tôi không có hỏi câu này nhé.
Tôi chỉ đang trả lời câu hỏi thôi….
Bạn đang ở trong một tình cảnh éo le ha. Tôi cũng gặp rắc rối y chang luôn này. Chồng của bà ấy đột ngột qua đời. Bà ấy không thể nhìn hay nghe nhưng rõ là rất thích chuyện trò (Trans:?). Họ đều đang cô đơn và có vẻ trở nên thái quá với bất kỳ sự chú ý nào từ người khác.
Hàng xóm của tôi tự mời bà ấy ghé sang nhà tôi luôn, đi theo tôi từ phòng này sang phòng khác trong lúc tôi làm việc nhà. Đôi khi tôi bảo với bà ấy rằng tôi cần phải chợp mắt một lúc hòng để được nghỉ ngơi. Tránh mặt bà ấy khó quá nên tôi quyết định thức dậy thật sớm và đến thăm nhà của bà ấy luôn, đem cho bà vài cái bánh quiche và rồi ngồi xuống cùng nhau trò chuyện một lúc. Khi trời sập tối thì tôi sẽ ghé sang và xem bà ấy thế nào. Nếu tự mình qua nhà bà…thì tôi có thể đến thăm rồi đi về nhanh chóng. Mất vài tuần để tập cho bà thói quen này nhưng người ghé thăm là chúng tôi chứ không phải bà ấy nha. Có lần bà bị ngã phải nằm viện. Và mỗi tuần tôi đều gọi cho bà ấy một hoặc hai lần. Bà buộc phải ở viện dưỡng lão chuyên môn sau cú ngã ấy.
T/N: Skilled nursing home – Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu… Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care).
Tôi muốn nghĩ đến việc khi bản thân đến cái tuổi già yếu đấy thì ai sẽ dành thời gian để đối xử tốt với mình. Tất nhiên tôi biết giới hạn của mình đến đâu mà.
_________________________
>Sue Alice
Chúng ta đều biết giới hạn của mình như nào khi còn trẻ. Tôi có một người họ hàng cũng đến tuổi 90 và vài năm gần đây bà ấy dần trở nên “quấn người” thật sự. Hồi xưa bà ấy không hề như vậy nha. Đó chỉ là một quá trình tự nhiên khi đến cái tuổi ấy bởi họ lúc này rất mong manh và dễ bị tổn thương nữa. Bạn thật sự tốt bụng khi vẫn ghé sang kiểm tra xem bà ấy như thế nào cho dù bà ấy hơi quá bám dính ấy. Cuộc sống thật khó khăn khi con người ta cô đơn hen.
_________________________
A: Katherine Stewart
Bạn cảm thấy phiền vì bà ấy trông được gặp bạn ở một thời điểm nhất định hả. Nghĩ thử nhé, giờ bạn trở thành chiếc phao cứu sinh của bà ấy rồi đó. Bà đã 90 tuổi rồi còn chồng và bạn bè thì đều đã qua đời hết. Người thân thì có thể ở xa và cũng không thiết tha gì đến bà cả. Nếu cô hàng xóm ấy không thực sự cô đơn đến tột cùng thì đã không đến gõ cửa nhà bạn mỗi ngày rồi. Vì bạn đã đối xử tốt với bà ấy nên bà nghĩ rằng bạn là người quan tâm đến bà.
Bà có cả đời người và kiến thức để chia sẻ nếu bạn sẵn lòng dành thời gian với bà ấy. Bà đã chứng kiến và trải qua những điều mà chính bạn chỉ mới tưởng tượng qua trong đầu mà thôi. Nếu bạn sẵn lòng dành thời gian và chia sẻ về bản thân với bà, cuộc sống của cả bạn và bà ấy đều sẽ trở nên cực kỳ thú vị. Bà chính là một kho báu không nên bị lãng quên.
Nếu cần, hãy cứ đặt ra những giới hạn với bà nhưng xin đừng xa lánh bà ấy nhé. Người phụ nữ ấy cần ai đó ở bên. Nếu bạn không thể giúp được thì hãy tìm ai đó sẵn lòng và có thời gian để ở bên bà ấy nhé. Có những cơ quan nào đấy có thể giúp đỡ việc này đó đấy, nên xin hãy thử tìm hiểu xem.
Tôi cũng từng có một người hàng xóm như vậy nhưng giờ bà ấy mất rồi. Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ bà ấy và bản thân trân trọng từng giây phút chúng tôi trò chuyện với nhau cũng như những kỉ niệm. Tôi nhớ bà ấy lắm!