Q: Đế quốc Ottoman:  “Suleiman Đại đế” có vĩ đại hay không?A: John Oparinde, có đọc …

Đế quốc Ottoman: “Suleiman Đại đế” có vĩ đại hay không?

Đế quốc Ottoman: “Suleiman Đại đế” có vĩ đại hay không?
A: John Oparinde, có đọc các bài viết và sách về Ottoman
https://qr.ae/pNs79s
_____________
Dưới triều đại Suleiman I (cai trị từ năm 1520 đến 1566), đất nước Ottoman đạt được những thành tựu mà họ đã cố gắng có được trong suốt nhiều thế hệ.
Kể từ khi Mehmed II (cai trị 1451–1481) chinh phạt Constantinople, người Ottoman đã cố gắng củng cố sự kiểm soát của họ trên Biển Aegea. Họ đối đầu với Venice trong hai cuộc chiến tranh từ năm 1463 đến 1479 và từ năm 1499 đến 1503. Mỗi cuộc chiến đều mang đến khá nhiều quyền kiểm soát hàng hải cho họ.
Dù thế, chỉ dưới thời Suleiman cai trị thì họ mới hoàn tất được công cuộc này. Dưới sự chỉ huy của đô đốc của ông là Hayreddin Barbarossa, hạm đội Ottoman đã đập tan một liên minh gồm các cường quốc Ki-tô giáo tại Trận Preveza. Với hiệp ước hòa bình, Venice đành nhượng lại tất cả các vùng đất sát biển Aegean ngoại trừ đảo Tinos. Trong khi những vị Sultan tiền nhiệm mở đường cho Ottoman đến với biển Aegea, Suleiman biến họ trở thành người cai quản không thể chối bỏ của chúng.
Một trường hợp khác nữa là đảo Rhodes. Các Hiệp sĩ dòng Cứu tế đảo Rhodes đã luôn luôn quấy rối các chuyến tàu buôn Ottoman trên biển Địa Trung Hải và bắt giữ dân đạo Hồi trong các cuộc cướp phá. Người Ottoman thất bại trong việc đánh chiếm hòn đảo này dưới thời vua Mehmed II, và mối đe dọa từ việc Giáo hoàng lợi dụng Hoàng tử Cem để kích động nội chiến đã không cho phép Sultan Bayezid II (cai trị 1481–1512) tấn công nó.
Điều này đã thay đổi dưới bàn tay của Suleiman. Ông cho đánh chiếm Rhodes vào năm 1522, và hòn đảo đã không còn là căn cứ cho các cuộc cướp bóc của Hiệp sĩ Cứu tế nữa. Vùng phía Đông Địa Trung Hải trở nên an toàn hơn.
Dù vậy, chiến thắng quan trọng nhất của vị Sultan này lại là ở Hungary. Người Ottoman đã cố xâm chiếm vùng đất này kể từ thời Murad II (trị vì 1421–1451). Belgrade đặc biệt là một nơi khó đánh chiếm; thậm chí Mehmed II còn bị thương ở chân khi cố gắng xâm lược nơi này.
Suleiman làm được cái mà họ đều không làm được. Ông không chỉ chiếm được Belgrade, mà còn xâm lăng Hungary và biến Transylvania thành một vùng chư hầu.
Thử tưởng tượng bạn là một người dân sống trong một thành trì tại Trung Âu và bỗng thấy một đội quân cả trăm ngàn người bao vậy bên ngoài tường thành của mình. Bạn hẳn sẽ nghĩ rằng người đứng đầu một đội quân to lớn như thế hẳn phải rất quyền lực lắm.
Đó là chủ ý của những người châu Âu khi họ gọi ông là “magnificent”. Cũng như khi người Hy Lạp xưng tụng Xerxes là “Đại Đế.” Có vẻ họ không ưa ông lắm, nhưng họ phải công nhận quyền lực mà ông sở hữu. “Magnificent” trong ngữ cảnh này nghĩa là cực kỳ quan trọng hoặc quyền lực.
Dưới bàn tay của ông, đế quốc Ottoman được cho là đã trở nên cực kỳ mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và sức mạnh quân sự. Nên danh xưng của ông nghe có vẻ khá hợp lý.
> Ömer Faruk Apak người Thổ Nhĩ Kỳ, nhà địa chính trị và là người đam mê lịch sử.
Có nhiều lý do khiến ông là một người vĩ đại. Ông là một nhà thơ Ottoman tuyệt vời, với số lượng các bài thơ nhiều nhất.
Ông còn chinh phạt Yemen, Irak, Hungary, Rhodes, Libya, Georgia, Tunisia và thậm chí còn vươn đến vùng Indonesia/Aceh.
Ông cho phép xác của các vị vua Hungary hy sinh tại Trận Mohacs được chôn cất tại nhà nguyện nơi mà tổ tiên ông an nghỉ và nhờ đó trở nên được kính trọng khắp châu Âu.
Ông gần như là người cai trị độc nhất của vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Đông Nam và Đông Âu. Trong các cuộc xâm lược, ông không đối đầu với các tộc người man di kém văn minh, mà là những thành quách, súng pháo và các liên minh Âu châu hùng mạnh nhất cũng như Triều đại Safavid của Ba Tư.
> Aydın Kahveci
Ông vĩ đại không chỉ nhờ chiến tranh mà còn nhờ việc tiếp nối hệ thống luật pháp của ông mình và thậm chí còn ban bố thêm nhiều luật lệ khác. Ông cai trị quốc gia bằng công lý, điều này đã thực sự khiến ông trở nên vĩ đại. Vì vậy ông được gọi là “Kanuni Sultan Süleyman” (Suleiman nhà lập pháp) bởi người Thổ Nhĩ Kỳ chúng tôi.
_____________
A: Fuzuli Boştan
https://qr.ae/pNs79L
Suleiman trở thành một vị vua nổi tiếng tại châu Âu vào thế kỷ XVI, thời ông chứng kiến đỉnh cao quân sự, chính trị và sức mạnh kinh tế của Đế quốc Ottoman. Suleiman thân chinh lãnh đạo quân Ottoman xâm lược các thành trì Ki-tô giáo bao gồm Belgrade, Rhodes, cũng như phần lớn Hungary trước khi phải dừng lại tại Cuộc Vây hãm Vienna năm 1529. Ông sáp nhập phần lớn Trung Đông vào đất nước của mình trong cuộc xung đột với nhà Safavid của Ba Tư và một diện tích lớn vùng Bắc Phi cũng như Algeria ở phía Tây. Dưới thời cai trị của ông, hạm đội Ottoman chiếm lĩnh vùng biển trải dài từ Địa Trung Hải đến Biển Đỏ và qua cả vịnh Ba Tư.
Là người đứng đầu một quốc gia đang trên đà mở rộng lãnh thổ, Suleiman tự mình thực hiện những cải cách lớn về pháp luật liên quan đến vấn đề xã hội, giáo dục, thuế, và luật hình sự. Giáo luật của ông (hay còn gọi là Kanuns) đã định hình cho đế quốc hàng thế kỷ liền sau khi ông qua đời. Không chỉ là một nhà thơ và là một nhà kim hoàn nổi tiếng; ông còn là một nhà bảo hộ lớn của văn hóa, chứng kiến thời đại hoàng kim của Đế quốc Ottoman với sự phát triển về nghệ thuật, văn học và kiến trúc.
Một nhà lãnh đạo và người lính tài ba, một họa sĩ, một nhà lập pháp, một chính trị gia vĩ đại, người có thể cứu mạng vua nước Pháp chỉ với một lá thư. Một người sống với đại nghiệp và chết trong chiến đấu chứ không chết vì bị đầu độc rượu hay tương tự thế.
Tùy thuộc vào bạn quyết định xem liệu ông có vĩ đại hay không.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *