Có ví dụ nào cho việc “chỉ bằng chừng này tài liệu mà có thể xác định được đến chừng đấy thông tin” hay không?
A : 宮内 諭 (Satoshi Miyauchi)
https://qr.ae/pN21vP
Một ngày nọ, khi đang đi bộ trên con đường núi thì phát hiện một đoạn mã QR đã bị cháy gần hết (hình 1). Hư hại khá là nhiều. Không đời nào có thể lấy lại thông tin từ một mẩu như vậy được ha…
Có thể đó!!!!!!!!!
Đây là câu hỏi vòng loại cho cuộc thi “SECCON CTF (Security Contest Capture the Flag)” năm 2013 về khả năng bảo mật thông tin. Theo như cái tên “Capture the Flag”, là bạn sẽ bắt lấy FLAG từ thông tin gợi ý. Và gợi ý cho câu hỏi này là bức ảnh này. Vậy FLAG là gì?
Có nhiều mã sửa lỗi (error correction) khác nhau được đặt trong mã QR. Sửa lỗi giống như chữ số cuối cùng của thẻ tín dụng (check digit) vậy, là chương trình có thể giải mã ngay cả khi không thể đọc được một phần. Tuy nhiên, hình ảnh trên bị hư hỏng quá nặng và dù bạn có cầm smartphone cũng không thể đọc mã QR tốt được.
Tuy nhiên, có thể giải mã bằng cách đọc mã sửa lỗi hoặc mask pattern. Giải pháp cụ thể thì có đưa ra trong Blog này nhưng thông tin có trong mã QR code này là “CONGRATS. FLAG IS VIVA REED-SOLOMON“. Nói cách khác, chìa khóa của “Capture the Flag” là “VIVA REED-SOLOMON“.
Hơn nữa, “REED-SOLOMON” là tên của mã sửa lỗi được áp dụng trong các thiết bị kỹ thuật số khác nhau. Đó là một câu trả lời rất hiệu quả cho câu hỏi này.
Mã QR đã được khôi phục hoàn toàn ở đây (hình 2).Với điều này, có thể đọc nó trên smart phone mà không gặp bất vấn đề gì
Thật là kỹ thuật tuyệt vời có thể được khôi phục thông tin từ tàn cháy như vậy. Thiệt là một hacker đáng kinh ngạc. Thế nên, với mã QR chứa thông tin mà muốn xung quanh không ai biết thì hãy đốt nó đến khi trở thành tro!
Mã QR là một công nghệ của Nhật Bản do Denso phát triển. Thật sự tuyệt vời khi công nghệ này đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế và lần đầu tiên giành được giải thưởng Nhà phát minh Châu Âu vào năm 2014 tại Nhật Bản, và hiện là phương thức thanh toán điện tử hàng đầu trên thế giới.
Giới thiệu sách : “Điều kỳ diệu của mã QR- Chuyển đổi sáng tạo của nhóm sản xuất khai sinh ra sự đổi mới” (ảnh 3)
(28)