Tôi không biết bản thân mình có đủ tư cách để gọi nó là một cảm xúc mang tính phá hoại nhất của con người không, nhưng xét theo phương diện từng cá thể một thì nó gây hại khá là nhiều trong giao tiếp thông thường, và vấn đề với cái cảm xúc này là chúng ta đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào hành động của người ngoài, như Cooley đã minh họa trong khái niệm “Cái tôi gương” (The looking-glass self), cách mà mỗi chúng ta nhìn nhận bản thân đều có nền móng từ những cái tên mà người đời gọi chúng ta, hay cách mà chúng ta được/bị đối xử.
Tính đố kỵ trỗi dậy mỗi khi người ngoài có cái mà chúng ta không có – nó ảnh hưởng cả người nghèo, người giàu và nó có thể thể khiến một cô gái xinh đẹp lầm tưởng rằng cô ấy đã làm một điều gì đó sai trái, trong khi sự thật chỉ đơn giản là cô ấy thuộc tâm điểm đố kỵ, thèm muốn của các cô gái và các chàng trai khác.
Những đứa trẻ thông minh cũng vậy, chúng thường là đối tượng dễ bị những đứa trẻ thấp kém hơn khác bắt nạt, trong khi những đứa trẻ kém cỏi hơn đấy chỉ muốn làm tốt các bài thi hay các bài kiểm tra, chúng chỉ khao khát có khả năng làm ấn tượng thầy cô giáo và bạn bè nhưng những đứa trẻ đấy không thể, và thay vào đó chúng trút cái lòng khao khát “muốn được chú ý” đấy vào những đứa trẻ thông minh, học giỏi.
Và đó là ảnh hưởng của lòng đố kỵ, nó làm những con người vô tội cảm thấy rằng họ đã làm điều gì đó sai trái.
Lòng đố kỵ thường nhắm vào những thứ mà không ai kiểm soát được – như một người đẹp chưa bao giờ đòi hỏi họ phải được sinh ra trong cái đẹp đấy, cũng như những con người được sinh ra bao bọc bởi phú quý cũng có đòi hỏi cái phú quý giàu sang đấy đâu? Và rất nhiều đứa trẻ thông minh khác cũng phải học cách tự làm mình ngu đi, học cách cười vào những thứ chúng coi là tẻ nhạt – tất cả chỉ để làm vừa lòng mọi người và không muốn mọi người nghĩ rằng chúng có thái độ hơn người.
Tôi thấy cái cảm xúc đố kỵ và những cái hành động đi kèm với cảm xúc này quá là phí đời và vô dụng.
Tôi có thể sẽ cảm thấy khác hơn nếu nhiều người hơn nữa cố gắng để cải thiện bản thân; để tăng trí tuệ bản thân, con người ta hoàn toàn có thể học hỏi và làm việc, hay để tăng hình ảnh bản thân chúng ta đều có thể học cách ăn mặc và tập thể dục – nếu đó là những điều quan trọng với chúng ta; chúng ta hoàn toàn có thể nỗ lực và trở nên giàu có nếu chúng ta thực sự muốn sống một cuộc sống sung túc.
Giá mà cái cảm xúc “Muốn thứ mà ta không có” ấy không phải là lòng đố kỵ mà thay vào đó nó trở thành một thứ “động lực” thì nó còn có thể có ích hơn nhiều so với cái việc nói xấu, than thở, phá hoại mà lòng đố kỵ dẫn đến.
Lòng đố kỵ khiến cho những con người thông minh; giàu có; xinh đẹp; vui tính; nổi tiếng cảm thấy rằng họ nên tự thấy xấu hổ và nên tự biết rằng người đời đang thèm khát những thứ mà họ có.
Tôi không thấy một cái gì tốt đến từ cái cảm xúc này cả; lòng đố kỵ chỉ đơn thuần mang tính hủy hoại.