Bạn nghĩ thế nào về việc giáo dục có thể tốt hơn?
Trả lời bởi Deep Desai, sống ở thành phố New York
Link Quora: https://qr.ae/pNKVBu
Bức hình này giải thích một cách hoàn hảo. Những người Ấn Độ chúng tôi phải học quá nhiều, nhiều hơn những gì chúng tôi cần. Và mình tin rằng học thêm cũng tốt thôi, nhưng nó chẳng giúp ích gì, chỉ tạo ra những cuộc thi trí nhớ mà thôi.
Ở trường tôi, khi tôi 16, tôi phải đưa ra quyết định cho sự nghiệp về sau của mình, chọn khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội mà còn chẳng biết hay hiểu nó học những gì. Chúng tôi, những học sinh Ấn, là những vụ điển hình cho việc cá cố trèo cây vậy.
Trong khi học lớp 10, tôi được luyện để nhớ loại hình điêu khắc nào được sử dụng ở những ngôi đền. Điều tốt duy nhất mà tôi thấy được khi học là thứ mình thật sự thích không phải là những ngôi đền. Sau khi chuyển sang học sinh học cơ bản, mình nghe được rằng hệ thống giáo dục giới tính đã bị bỏ qua. Chúng ta, thuộc đất nước có dân số lớn nhất thế giới, cần phải có đầy đủ kiến thức về sinh sản và đừng tự thân đi tìm hiểu chúng.
Cho tới khi vào đại học, mình có 4 năm học kỹ sư xây dựng dân dụng, Dự toán. Trong suốt quá trình học kỹ sư, tôi học các cấu trúc xây dựng năm này qua năm khác, rồi chẳng sử dụng chúng xíu nào. Nó sẽ tốt hơn rất nhiều nếu như tôi có thể kết hợp bằng kỹ sư xây dựng dân dụng với những phần mềm máy tính, nhưng trong ngành của tôi thì không thể. Hơn nữa, như những sinh viên khác, tôi có viết một tập san chỉ đơn giản là một bài tập copy-paste, không hơn không kém. Mình rất muốn biết bao nhiêu giấy mực mà những sinh viên chúng ta có thể tiết kiệm được khi không phải viết tập san như khoa học dữ liệu.
Tôi có thể nói tiếp nữa, trên đây mới chỉ là một số thứ tôi muốn thay đổi để phát triển nền giáo dục.
> Bình luận bởi Alex Farrell
Tôi phải không đồng ý với bạn rồi, mục tiêu ta phải học nhiều những thứ “vô ích” là có một chủ đề trung tâm về mọi thứ con người đã hiểu và tạo ra; và đó đều sẽ cấu thành một số cơ chế dù nó có không rõ ràng. Học không chỉ là học một cách chi tiết, mà còn là học những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật trong các khái niệm và hệ thống.
Ví dụ, Toán là một ngôn ngữ, không phải là đặc điểm cơ bản của thực tại. Nếu bạn nghĩ về nó như một ngôn ngữ, nó sẽ không còn khó nữa, vì bạn hiểu rằng bạn đang định hướng kết quả thu được thông qua phân tích cũng tương tự như việc bạn đang mô tả một ý tưởng bằng việc lựa chọn từ ngữ, tông giọng và độ cao thấp để truyền tải ý tưởng.
Ví dụ, mọi thứ đều là vật, mọi vật đều có các đặc điểm, nếu nó là bê tông thì không thay đổi hình dạng, nếu nó trừu tượng thì tính chất của chúng đều tạm thời, nó phù hợp với âm nhạc, toán, thể thao, kĩ thuật, chủ nghĩa tư bản, tình yêu, v.v. coi như bạn có thể phân loại vật bằng số lượng hay kích thước và cần tác động gì để nó thay đổi đặc điểm vốn có của nó, thí dụ thế này, âm nhạc và tình yêu thực ra là một, chúng đều tiếp thu sự phức tạp bằng việc xen kẽ sự chắc chắn và không chắc chắn; chúng đều thể hiện tính hai mặt [tính đối ngẫu], con người tìm kiếm hai mặt làm hài lòng [bản thân], tạo ra những nguyên mẫu biểu hiện tính hai mặt đó và mọi người đều sẽ hạnh phúc.
Ví dụ, mọi thứ đều liên quan đến việc tạo ra ranh giới; ta thường tạo ranh giới khi so sánh, nhưng đó không phải điểm mấu chốt, chẳng có gì là hoàn toàn là cơ bản, nhiệt độ, tốc độ, cảm xúc. Những gì có vẻ “tự nhiên” là mức độ tương ứng với một số diện mạo của cơ thể bạn, những gì “có vẻ” như không tự nhiên là bất cứ thứ gì có diện mạo chệch đi. Ví dụ như là… bạn không bao giờ cảm thấy tia X, nhưng bạn chắc chắn rằng mình cảm thấy nhiệt hồng ngoại từ mặt trời khi nằm tắm nắng trên bờ biển. Tia X nhiều năng lượng hơn mà cơ thể bạn lại không biết điều đó…
Những thứ “vô ích”, ngẫm mà xem.