Bạn đã nhận ra sự khác biệt văn hóa nào giữa đất nước bạn và các quốc gia khác?
===============
A: Tamara Mitrofanova
Link: https://qr.ae/pNKWgJ
Một trong những vũ đoàn ballet nổi tiếng nhất nước Nga, của nhà hát Bolshoi, đã bị một Misty Copeland, một vũ công ballet nổi tiếng người Mỹ, chỉ trích vì sử dụng “mặt đen”.
Copeland đã đăng bức ảnh dưới lên Instagram của cô.
Những người Mỹ trên Instagram ngay lập tức lên án việc sử dụng “mặt đen” và cho rằng đó là phân biệt chủng tộc, thiếu tôn trọng, sỉ nhục, và vô cảm với người da đen.
Những người dùng Instagram này nhanh chóng tìm thấy tài khoản Instagram của hai vũ công Nga trong ảnh và “thả bom” phần bình luận với những lời chỉ trích. Hai cô này buộc phải xóa tài khoản của mình do bị bắt nạt qua mạng.
Phản hồi lại sự việc này, giới lãnh đạo trong ngành ballet của nước Nga đã chỉ ra rằng đây chỉ là phục trang cho một vở bi kịch có bối cảnh ở Ấn Độ. Người ta đã trình diễn như vậy từ lúc vở ballet này được đem ra trình diễn lần đầu vào năm 1877.
Người Nga xem việc bôi “mặt đen” như là một phần của trang phục. Người Mỹ cho rằng đó là vô cảm về mặt chủng tộc.
Đó là sự khác nhau giữa văn hóa Nga và Mỹ.
Người ta cũng chỉ ra rằng lịch sử nước Nga không giống như lịch sử nước Mỹ khi nói đến vấn đề nô dịch và đàn áp người da đen khiến cho việc bôi mặt thành màu đen trở thành điều không thể chấp nhận được. Trong lịch sử, nước Mỹ đã bôi mặt đen để chế nhạo cộng đồng người da đen nhưng nhà hát Bolshoi đã nhấn mạnh rằng vở ballet này không có ý chế nhạo người da đen mà chỉ dùng họ như các nhân vật.
Misty Copeland phản hồi luận điểm này, nói rằng với sự phổ biến của mạng xã hồi ngày nay, không thể nào lại có người không biết rằng “mặt đen” là phân biệt chủng tộc và không thể chấp nhận được.
Yulia Teryaeva, một vũ công ballet Nga, trả lời bài đăng của Copeland, “Những cô gái này không có phận sự phải biết những vấn đề địa chính trị Bắc Mỹ không liên quan tới họ và đất nước của họ.”
Mặc dù tôi hiểu những chỉ trích của Misty Copeland, cũng chẳng tốt đẹp gì khi mang những vấn đề chủng tộc của nước Mỹ ra áp dụng vào hai cô gái Nga, khiến họ phải chịu sự quấy rối và bắt nạt qua mạng tới mức phải xóa tài khoản.
Những cô gái trong ảnh không biết hình ảnh tàn nhẫn “mặt đen” có ý nghĩa gì đối với nhiều người Mỹ gốc Phi. Tất cả những gì họ làm là chụp một bức ảnh với bộ trang phục mà họ sẽ mặc khi biểu diễn.
Cuộc tranh cãi này chứng minh rằng các cuộc tranh luận và vấn đề mà nước Mỹ có sẽ không bao giờ áp dụng được với nước Nga bởi vì những khác biệt về lịch sử, văn hóa và hệ tư tưởng.
—————
Những cô gái trong bức ảnh đang cải trang thành những đứa trẻ người Moors trong triều đình Ấn Độ. Họ KHÔNG có đang cải trang thành người Ấn Độ.
===============
#174