Trong lịch sử Trung Hoa, môn Polo cỡi ngựa đánh bóng rất thịnh hành ở thời đại nhà Đường và nhà Tống. Nhưng nó dần bị lu mờ đến đời nhà Thanh.
Điều này được mô tả lại trong những bức tranh của hoàng tử Lý Hiền của nhà Đường, được khai quật trong lăng mộ của ông tại tỉnh Thiểm Tây. Các bức bích họa thể hiện rất rõ phong trào chơi Polo cực thực hành thời đó.
Mỗi trận đấu có khoảng hơn 20 người tham gia. Tất cả bọn họ đều mặc áo choàng, đi giày cao gót và đội một chiếc mũ giống như mũ bóng chày. Họ cưỡi ngựa và dùng một cái gậy hình lưỡi liềm để thi đấu. Đấu thủ Polo dùng các tư thế khác nhau để tạo cảm hứng cho người xem như một buỗi trình diễn nghệ thuật.
Một cuộc khai quật khảo cổ được thực hiện tại khu vực này trong một khoảng thời gian, đã tiết lộ những cổ vật bao gồm tượng Polo bằng đất nung, một chiếc gương bằng đồng mô tả các hoạt động của môn thể thao polo và đấu trường Polo cổ xưa chứa hào quang của phật pháp.
Một cổ vật hình viên đá có khắc hình ảnh thể hiện môn thể thao này được tổ chức vào những dịp đặc biệt của nhà Đường. Nó còn được người dân thời ấy xem là một dịp trình diễn thời trang và rèn luyện sức khỏe.
Nữ Nhân Đại Đường cũng được tham gia vào trò chơi này như một hình thức giải trí. Nhưng họ chỉ được cưỡi lừa, nên đôi khi họ gây nên tiếng cười cho đấu trường hơn là sự hưng phấn.
Các hoàng đế của Đại Đường cũng tham gia thi đấu như vua Đường Trung Tông, Huyền Tông, Mục Tông, Kính Tông, Hy Tông. Riêng vào năm Thiên Bảo thứ 16, vua Huyền Tông Lý Long Cơ đã ra lệnh đưa bộ môn Polo này vào để huấn luyện quân sự.
Đấu Trường Hán Nguyên là đấu trường chơi Polo lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Mặt sân được làm bằng một hỗn hợp đặc biệt khiến cho nó rất hoàn hảo và phong cách. Người ta tả lại rằng:
“Nó như một hòn đá ướt nếu nhìn từ trên cao, và như một tấm gương nếu nhìn từ mặt đất”.
Polo không những độc đáo mà nó còn là môn thể thao vua thời ấy. Nó còn được dùng để giao hữu.
Polo không những thú vị mà nó còn là môn thể thao vua thời ấy. Nó còn được dùng để giao lưu hữu nghị giữa các nước láng giềng. Từ những tàn tích của Con Đường Tơ Lụa, người ta càng khẳng định rằng ảnh hưởng của polo Trung Hoa cổ đại không chỉ ảnh hưởng đến Đông Á, Nam Á và Tây Á; mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của polo hiện đại mà chúng ta biết ngày nay.
Theo các văn thư cổ để lại, các quốc gia như Bột Hải, Oa Quốc đã so sánh môn Polo của họ với nhà Đường.
Theo tài liệu nhà Đường khai quật được, các thương nhân La Mã và Arập đã giao lưu với nhau bằng môn Polo này; đã từng có một trận giao hữu giữa vua Đường Huyền Tông và Tubo. Bên Đại Đường đã có một chiến thắng vang dội khi chỉ có 4 người, so với bên đối phương là 10 người.
Ở triều Đường thì Polo được phát triển mạnh nhất so với các triều đại sau này là nhà Tống, Khiết Đan và Tấn. Nó còn tạo ra như quy tắc chuẩn mực trong quân sự.
Và Thành Đô là một ví dụ điển hình.
THÀNH ĐÔ VÀ POLO
Thành Đô thời kì ấy rất giàu có và thịnh vượng (chắc chỉ thua mỗi Trường An). Vua Vương Kiến của nhà Tiền Thục trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc sau khi chiếm được Thành Đô. Ông nghiện Polo đến mức đã cho xây dựng lại đấu trường mà sau này trở thành một trong những công trình xa hoa nhất thời ấy.
Sân Polo Thành Đô rất đặc biệt trang nhã. Mặt sân bằng phẳng như một tấm gương và các bức tường của sân polo được vị Lãnh Chúa này thay thế bằng một lớp satin đặc biệt tuyệt đẹp.
Vương Kiến sau khi trở thành vua đã ngay lập tức sửa lại cung điện của người tiền nhiệm để phục vụ môn Polo. Tài liệu ghi rằng:
“Hội trường là ngôi đền Huitong; cổng đấu trường Polo là Cổng Shenwu, hội trường Polo là Đền Shenwu và Đền Vua Tiền Thục là Đền Chenqian”.
Chuyên gia sử học Shuai Peiye tin rằng vào thời nhà Đường đến thời kì Ngũ Đại Thập Quốc, môn thể thao polo ở kinh thành Thành Đô rất phổ biến và có trình độ cao. Họ còn tìm thấy bằng chứng rằng người ta sáng tạo ra việc đánh banh vào một cái lỗ, đây chính là ông tổ của môn golf và hockey thời hiện đại.
Tiếng Anh kém nên dịch hơi thô. Anh em thông cảm.
Nguồn https://discoverplaces.travel/…/the-surprising-style-of-po…/