Phương pháp chuyển đổi tư duy để đối phó với thế giới phức tạp một cách linh hoạt

Trong quy luật tự nhiên, thay đổi tư duy giúp đạt được hiệu quả tương tự như việc biến con sâu thành một con bướm hoặc một con nòng nọc thành một con ếch. Đối với con người, tư duy chính là “quân át chỉ bài” để có thể thành công trong mọi sự chuyển đổi, đối phó với thế giới phức tạp một cách linh hoạt và khéo léo hơn.

*Dưới đây mà một vài phương pháp thay đổi tư duy mà bạn có thể tham khảo: *

**Phương pháp 1: Chuyển đổi giữa “tập trung vào câu hỏi” và “tập trung vào ẩn ý đằng sau câu hỏi”. **

Dạo gần đây, trên mạng có một trào lưu đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ quan tâm của các bạn nam với bạn nữ, tương tự như thế này.

Bạn nữ: “Em vừa uống thuốc xong và nhìn ra ngoài cửa sổ, anh đoán xem em nhìn cái gì?”

Bạn nam: “Em nhìn gì thế? Có phải thời tiết rất đẹp không?”

Một câu hỏi “chí mạng” và tất nhiên chàng trai đã không đáp ứng được mong muốn của bạn nữ. Câu trả lời đáng lẽ phải là “Hả? Em uống thuốc gì thế? Em bị ốm sao?”

Các giả thiết và bối cảnh của vấn đề dường như là những thứ không thể diễn đạt ra mà phải tự hiểu, nhưng sự thực không phải như vậy. Trong nhiều trường hợp, các giải pháp sáng tạo thường được tạo ra bằng cách đặt câu hỏi về các giả định trong vấn đề và suy nghĩ về bối cảnh của vấn đề. Vì vậy, việc chuyển đổi giữa “tập trung vào câu hỏi” và “tập trung vào ẩn ý đằng sau câu hỏi” có thể giúp chúng ta tiếp cận vấn đề từ một góc độ hoàn toàn khác và giải quyết nó một cách linh hoạt hơn.

Phương pháp 2: Chuyển đổi giữa các nền văn hóa khác nhau

Cách thức tư duy được định hình bởi văn hóa. Đối với cùng một vấn đề, những người có nền tảng văn hóa khác nhau có thể có những quan điểm đánh giá khác nhau. Có một nghiên cứu nổi tiếng như thế này:

Các nhà nghiên cứu tìm những đứa trẻ Trung Quốc và Mỹ, hỏi chúng những từ nào trong ba từ “bò” “gà’ “cỏ” có thể nhóm lại với nhau. Kết quả, hầu hết trẻ Trung Quốc sẽ gộp bò và cỏ thành một nhóm vì bò ăn cỏ, trong khi trẻ Mỹ gộp bò với gà vì chúng đều là động vật.

Điều này cho thấy trẻ Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến sự tương tác giữa các sự vật còn trẻ em Mỹ quan tâm chúng được xếp vào nhóm trừu tượng như thế nào?

Đây là cách tư duy bị định hình bởi văn hóa, cũng có thể là suy nghĩ bi giới hạn bởi văn hóa. Do đó, việc tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau – bất kể là đọc sách ngoại văn, xem phim nước ngoài, sống ở nước ngoài hay kết bạn đến từ các nền văn hóa khác nhau, thì đều có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề một cách sáng tạo hơn, bạn hoàn toàn có thể đứng từ góc độ của các nền văn hóa khác nhau để đánh giá vấn đề trong vô thức.

Phương pháp 3: Trì hoãn một chút cũng không sao

Trong thời gian vẽ tác phẩm Bữa ăn tối cuối cùng, ông thường xuyên đột ngột xin nghỉ làm, tới thăm nhiều địa điểm hoặc làm các công việc khác nhau. Điều này khiến người đứng đầu tu viện thuê ông vẽ rất không hài lòng. Leonardo cũng giải thích với viện trưởng về điều này, những thiên tài vĩ đại nhất có thể hoàn thành nhiều việc hơn khi họ làm việc ít hơn.

Sự sáng tạo thường được ấp ủ trong quá trình tư duy phân kỳ tương tự như mơ mộng, và mơ mộng tất nhiên cần có thời gian. Sự trì hoãn vừa hay có thể tạo ra thời gian để mơ mộng và đây là lý do tại sao sự trì hoãn vừa phải có thể giúp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Vậy nên, nhịp điệu để thực hiện một công việc hiệu quả nhất là bắt đầu sớm và hoàn thành từ từ. Khi tiếp nhận vấn đề thì phải nhanh chóng, bắt đầu quá trình suy nghĩ càng sớm càng tốt, sau đó thực hiện nó một cách từ từ, để bản thân có đủ thời gian nghĩ ra những giải pháp sáng tạo.

Câu hỏi nhỏ: Có người muốn bán một đồng xu cổ cho cửa hàng đồ cổ. Khi xem xét đồng tiền cổ, chủ cửa hàng thấy một mặt của đồng tiền có in một bức chân dung trông giống như một vị hoàng đế thời xưa và mặt kia in mốc thời gian: “Năm 544 TCN”. Chủ cửa hàng không nói gì, lập tức gọi cảnh sát đến bắt kẻ lừa đảo.

Tại sao người buôn đồ cổ lại gọi cảnh sát?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *