PHỐT CỦA PHẠM TƯỜNG LAN THY DƯỚI GÓC NHÌN CỦA MỘT NGƯỜI TRONG CỘNG ĐỒNG PHẢN BIỆN

CHÀO MỌI NGƯỜI!

Dạo gần đây, câu chuyện của cô gái Phạm Tường Lan Thy (trong bài gọi tắt là Thy) lại được cư dân mạng đào lên như một dịp để mọi người có thể xúm vào xả cơn tức giận đối với hành vi được gọi là “ăn cắp chất xám gây hậu quả nặng nề”.

Tôi đã theo dõi vụ việc này từ lúc nó diễn ra năm 2016 và cũng khá nghi ngờ về tính xác thực của vụ việc. Vậy nên hôm nay, tôi viết bài này để bày tỏ quan điểm cá nhân.

Có 4 vấn đề chính với câu chuyện này mà tôi sẽ phân tích trong bài viết:

  1. Khơi mào câu chuyện là những lời buộc tội thiếu căn cứ, lời lẽ đanh thép hùng hồn nhưng không có bằng chứng xác thực hoặc không được cơ quan chức năng công nhận.
  2. Im lặng không có nghĩa là thừa nhận.
  3. Việc thụ tinh trong ống nghiệm không liên quan gì đến câu chuyện và chỉ là một hành động ngụy biện công kích cá nhân.
  4. Rất nhiều người tham gia chửi bới, mắng mỏ trong các bài viết nhắc lại chỉ để sướng miệng. Họ không hề tìm hiểu nguồn gốc sự việc mà chỉ đọc những tấm hình “tóm tắt cho mọi người hiểu” được viết một chiều, không khách quan.

Trước khi vào bài viết, tôi phải đính chính rằng bản thân không được lợi gì từ các cá nhân trong vụ việc và đây không phải là một bài viết tẩy trắng. Như các bạn đã thấy, sự việc đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong những năm qua với chiều hướng không thay đổi và nhân vật Thy vẫn đang học tập làm việc tại Nhật Bản mà không bị ảnh hưởng gì. Vậy thì tại sao phải bỏ tiền bạc và thời gian đi tẩy trắng cho bản thân?

1. Lời buộc tội vô căn cứ.

Mở đầu cho vụ việc dài lê thê này là 2 status bóc phốt từ một người tự nhận là bạn của Lan Thy, cũng đi du học Nhật Bản và một nguồn tin mà danh tính “không được tiết lộ vì lý do bảo mật” tự nhận là cựu học sinh trường chuyên LHP. Theo như confession, người này có nói là “Mình là người chịu trách nhiệm toàn quyền và cuối cùng trong chuyện dưới đây được kể khách quan nhất có thể.”

GIẤU TÊN THÌ CHỊU TRÁCH NHIỆM KIỂU GÌ? NÓ SAI SỰ THẬT THÌ BIẾT HỎI AI?

Trong cả 2 bài viết, các cá nhân này đã đưa ra rất nhiều lời buộc tội đối với Thy nhưng tuyệt nhiên không có bằng chứng nào xác thực.

A. Gia đình Thy rất quyền lực?

  • Đầu tiên, những bài phốt này (và nhiều nguồn thông tin copy paste khác) cho rằng ông nội của Thy là ông Phạm Chánh trực, nguyên phó Bí thư thành ủy, phó chủ tịch UBND TP.HCM. Tuy nhiên, không có thông tin xác thực nào chứng minh được việc này cả.
  • Tiếp theo, bài viết nói ông Phạm Xuân Tài – cha của Thy, là phó Văn Phòng Quốc Hội. Theo cổng thông tin điện tử của văn phòng quốc hội, 1 trong 4 vị trí phó chủ nhiệm văn phòng là ông Phạm Đình Toản. Giống họ nhưng khác tên và khác hình ảnh so với bài đăng của báo tuổi trẻ năm 2013 (rất lâu trước khi sự việc diễn ra). Vậy nên kết luận này là vô căn cứ.

Nguồn 1: https://quochoi.vn/vanphongquochoi/cocautochuc/Pages/lanh-dao-van-phong.aspx

Nguồn 2: https://tuoitre.vn/lon-len-tu-ong-nghiem-569263.htm

B. Thy được thầy phó Hiệu trưởng bao che?

  • Ngoài ra, bài viết này còn mập mờ cho rằng thầy Trần Đức Huyên, nguyên Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM là một con người biến chất, nhận lợi ích từ gia đình Thy để hỗ trợ ém nhẹm vụ việc.
  • Tại sao chúng ta không đặt câu hỏi cho vấn đề này nhỉ? Tại sao cư dân mạng lại tin tưởng một bản tin ném đá giấu tay thay vì một con người suốt đời cống hiến cho nền giáo dục Việt Nam?
  • Mọi người hoàn toàn có thể tra google (nhớ là các trang web uy tín nhé) để biết thêm về tiểu sử của người giáo viên đáng kính này. Dưới đây tôi sẽ để một đường link tham khảo của báo Tiền Phong.

Nguồn 1: https://tienphong.vn/thay-huyen-va-giao-duc-khai-phong-post1120599.tpo

C. Dùng phao trong kỳ thi và được bưng bít?

  • Nguồn tin giấu mặt cũng cung cấp thông tin rằng “vào năm 12 của bạn Thy, bạn có tham dự kì thi học sinh giỏi cấp thành phố môn lịch sử và sử dụng tài liệu trong nhà vệ sinh nữ ở hội đồng thi trường Nguyễn Khuyến. Giám thị của hội đồng thi này đã lập biên bản, nhưng khi biên bản này trở về tay của thầy hiệu phó Huyên, nó đã được “làm im lặng””.
  • Đây có lẽ là lời ngụy biện vớ vẩn nhất trong bài viết mà tôi đọc được. Tại sao? Cuộc thi HSG cấp THÀNH PHỐ (HCM) sẽ do sở GD-DT TP. HCM tổ chức và phân công coi thi. Theo Khoản 2 Điều 40 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Thông tư 41/2012/TT-BGDĐT), các hình thức xử lý kỷ luật đối với thí sinh phải được công bố trước Hội đồng coi thi chứ không phải là giám thị lập biên bản rồi gửi về cho thầy hiệu phó?!?! Cho tôi hỏi thầy hiệu phó trường nào có khả năng điều khiển cả Sở GD-DT TP.HCM?

SAU 3 PHẦN A, B, C VÀ SỰ THẬT LÀ THÔNG TIN ĐẾN TỪ MỘT NGUỒN TIN NẶC DANH, TÔI CÓ THỂ KẾT LUẬN RẰNG 99% VIỆC GIA ĐÌNH THY QUYỀN LỰC, HỐI LỘ, THẦY HIỆU PHÓ BAO CHE,… LÀ CHUYỆN BỊA ĐẶT THÊM THẮT.

2. Im lặng không có nghĩa là thừa nhận.

  • Tranh cãi về vụ việc này bắt đầu từ tháng 5 năm 2016 và theo như một số tờ báo đưa tin thì Thy cũng đã lên tiếng để bảo vệ danh dự. Tuy nhiên sự việc lúc đó chỉ diễn ra trong NỘI BỘ trường LHP chứ chưa được biết đến rộng rãi. Cho đến khi mọi chuyện dần được lan truyền sau sự kiện Thy tham gia DLD Olympia, Thy đã chọn cách im lặng vì đã làm hết sức có thể và vì biết rằng có lên tiếng cũng không có tác dụng gì.
  • Các bạn có thấy quen không?
  • Quay ngược về khoảng thời gian tháng 5 năm ngoái (2021), bà Nguyễn Phương Hằng đã livestream trên rất nhiều các trang MXH để vu khống các nghệ sĩ ăn chặn tiền từ thiện. Một thời gian sau thì họ cũng lên tiếng để bảo vệ bản thân trước đám đông MXH công kích ồ ạt. Kết quả là họ còn nhận được nhiều hơn những lời chỉ trích, sỉ nhục, lăng mạ, đơn giản là vì sự việc chưa ngả ngũ, chưa có bằng chứng và kết luận cụ thể từ cơ quan chức năng. Vậy nên mạnh ai nấy chửi, cần gì phải quan tâm đến lời nói của nhân vật chính?
  • Kết quả là cuối năm 2021, Cục Cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an) cũng như Công an TP.HCM đã kết luận rằng “các nghệ sĩ bị tố cáo không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, ủng hộ để cứu trợ đồng bào miền Trung gặp thiên tai, lũ lụt năm 2020”. Và thế là vụ việc đã được khép lại.

VẬY THÌ THEO CÁC BẠN, NẾU LÊN TIẾNG TRONG KHOẢNG THỜI GIAN ĐÓ THÌ THY CÓ THANH MINH ĐƯỢC CHO BẢN THÂN KHÔNG?

3. Phần này thì quá rõ ràng rồi nên tôi nghĩ không cần phải nói gì thêm nữa. Tất cả những sự công kích cá nhân đó đã làm lập luận của người nói trở nên vô nghĩa.

4. Hùa theo số đông và tiếp nhận thông tin một chiều.

  • Theo các bạn, mỗi khi sự việc của Thy được nhắc lại thì ai là người được lợi nhiều nhất? Vâng, chính là những page đăng bài viết đó. Đây là sự việc mang tính tranh cãi cao và khơi dậy cảm xúc của người dùng. Vậy nên chủ đề này nhận được rất nhiều lượt tương tác mỗi khi xuất hiện và giúp các page tha hồ ăn tiền quảng cáo.
  • Tôi còn nhớ năm 2020, một vài page vì quá đói ăn nên đã lên bài sớm hơn dự kiến và bị dân mạng chửi kia kìa!
  • Vậy phải làm thế nào? Đương nhiên là bẻ lái sự việc theo hướng có hại cho Thy để còn được tăng tương tác free mỗi năm chứ.
  • Cứ gần đến một khoảng thời gian phù hợp, các seeder của nhiều page sẽ hoạt động hết công suất để chia sẻ những bài viết vô căn cứ, sặc mùi chụp mũ, ngụy biện để đánh vào lòng thương hại của member. Từ đó buff mạnh cho hoạt động của page để ăn tiền quảng cáo của các đối tác mà nổi bật nhất là công ty S.

Tóm lại, vụ việc này theo tôi sẽ không bao giờ được giải quyết tận gốc vì các nhân chứng, các thông tin đưa ra quá mờ mịt, thiếu cơ sở. Nhưng có một điều chắc chắn là nó đang làm giảm tư duy phản biện (critical thinking) của phần đông cư dân mang VN để làm giàu cho những tờ báo lá cải.

Theo: Thái Ngô

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *