Phóng sự đặc biệt: Sự phai mờ của một biểu tượng – Điều gì đã xảy ra với Aung San Suu Kyi?

Bà được trao giải Nobel hòa bình vì nỗ lực không ngừng nghỉ của mình bất chấp sức ép từ phía quân đội Myanmar. Bà gần như là một nhân vật bí ẩn trước khi xuất hiện sau hàng năm trời bị giam lỏng tại nhà vào năm 2010. Tiến vào chính trường sau khi thắng lớn tại cuộc bầu cử năm 2015, điều mà rất nhiều nước trên thế giới đã hy vọng rằng sẽ đem lại sự tự do và ổn định cho đất nước Myanmar.

Ba năm sau, Aung San Suu Kyi bị cô lập và bao vây bởi những sự chỉ trích. Liên Hợp Quốc cáo buộc lực lượng quân đội Myanmar về chiến dịch “diệt chủng” đối với người Hồi giáo Rohingya, và nói rằng bà Suu Kiy và chính phủ của mình không làm gì về ngăn chặn việc đó. Bà đã không còn là một hình tượng về đạo đức nữa, mà bị chỉ trích khi bỏ rơi những con người đang bị áp bức trên đất nước mình.

Làm thế nào mà một trong những nhà lãnh đạo được kính trọng nhất thế giới lại lâm vào hoàn cảnh này? Reuters đã phỏng vấn những người bạn, cố vấn, nhà ngoại giao và những quan sát viên lâu năm của bà Suu Kyi. Họ miêu tả rằng bà là một chính trị gia có nguyên tắc riêng và tận tụy nhưng có những khuyết điểm và đơn độc, bị đè nặng với quyền lực bị hạn chế và những dự tính vô vọng.

Có một số người nói bà ít để ý đến những người theo đạo thiểu số, và đã không biết được những việc tàn nhẫn mà quân đội đã làm với những người Rohingya. Một số khác lại nói rằng bà bất lực trước những tội ác của lực lượng quân đội, và bị cộng đồng quốc tế khước từ khi bà cần sự giúp đỡ nhất.

Bà Suu Kyi không trả lời bất cứ câu hỏi nào được gửi tới người phát ngôn của mình.

Bà hỏi Ann Pasternak Slater, một người bạn cũ, khi họ gặp nhau vào năm 2017, “Điều gì làm mọi người căm ghét?”. Tại thời điểm đó bà Ann Pasternak Slater cho rằng, bà Suu Kyi ngụ ý về vấn đề bạo lực nhắm vào người Rohingya.

Bà Ann Pasternak Slater nói thêm “Nhưng thực ra, câu hỏi đó được hỏi khá là lâu sau khi bà ấy tự nghĩ về bản thân mình: ‘Tại sao mọi người lại quay lưng lại với tôi?’”

Về khía cạnh lịch sử, Reuters đã theo dấu cuộc hành trình của bà Suu Kyi và đất nước bất ổn của mình.

SINH RA ĐỂ LÃNH ĐẠO (1945-1989).

Sinh năm 1945, con gái của người anh hùng, người thành lập lực lượng quân đội hiện đại của Myanmar – tướng Aung San.

Ông bị ám sát khi bà mới 2 tuổi. Bà học tại Đại học Oxford, nơi mà bà đã gặp người chồng tương lai của mình, ông Michael Aris. Họ có hai người con trai.

Bà trở lại Myanmar vào năm 1988 để lo cho tang lễ của mẹ mình và bị cuốn vào những cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại hàng thập kỷ chịu đựng dưới thiết quân luật.

“Với tư cách là con gái của bố tôi, tôi không thể tiếp tục đứng nhìn tất cả những việc đang xảy ra,” bà phát biểu trước đám đông tại chùa Shwedagon ở Yangon

Ông Khin Ohmar, một nhà cựu hoạt động xã hội,từng là một cậu học sinh 19 tuổi tham gia vào cuộc biểu tình năm 1988, hồi tưởng lại “Người dân rất mong đợi một người nào đó có thể tiếp nối Tướng Aung San, tôi đã được truyền cảm hứng, tràn đầy hy vọng trong mình”. Nhưng sau đó quân đội đã đàn áp cuộc biểu tình và giết hàng ngàn người, và giam lỏng bà Suu Kyi tại nhà năm 1989.

Bị giam lỏng tại ngôi nhà bên hồ của mình ở Yangon và chỉ có một số ít người được đến thăm, bà Suu Kyi dần trở nổi tiếng và có sức ảnh hưởng. Bà được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991, với những lá thư và bài luận của mình, bà được nâng tầm sánh ngang với những nhân vật có ảnh hưởng như Nelson Mandela và Dalai Lama.

Bà được trả tự do năm 1995 và thường phát biểu trước đám đông lớn trước cổng nhà mình. Ảnh: reut.rs/2GsfyLC

Tại Anh Quốc, chồng của bà bị chuẩn đoán mắc bệnh ung thư. Bà lựa chọn không rời khỏi Myanmar để thăm chồng mình vì lo rằng quân đội sẽ không cho bà trở lại. Ông Michael mất năm 1999.

Với đồng bào của mình, kể đến những người biểu tình tại Bangkok năm 1999, Suu Kyi là hy vọng lớn nhất để chấm dứt chế độ độc tài tại Myanmar. Nhưng cuộc chiến của bà với quân đội lại không hề cân sức. Bà bị giam lại năm 2000, với khoảng thời gian là 19 tháng. Sau khi được thả, thì vào năm 2003, bà bị tấn công bởi những binh lính suy đồi, chúng đã giết vài người ủng hộ bà. Sau đó, bà lại bị bắt để giam lỏng tại nhà với khoảng thời gian dài nhất (7 năm). Ảnh: reut.rs/2Lssakz

Ông Charles Petrie, ủy viên của Liên Hợp Quốc tại Myanmar, tới thăm bà vào năm 2003. Ông nói qua nhiều năm bị tách biệt đã “giúp bà định hình được đức hy sinh và cam kết của mình” nhưng cũng đồng thời tạo cho bà một cái nhìn có hơi lệch lạc. “Và đó cũng giải thích được vị trí lung lay của bà khi mà một mình chống lại mọi thứ.”.

ÂM MƯU CỦA QUÂN ĐỘI (2004-2010)

Ngôi nhà đổ nát lại một lần nữa là nhà tù của bà. Cho đến tận năm 2010, khi nó được tu sửa, bà viết, những tháng mùa mưa là thời gian để di chuyển “xô, chậu và bát xung quanh phòng ngủ của tôi, như đang chơi một ván cờ vua, cố gắng để hứng nước từ khe rột.” Bà cũng đọc sách, thiền và chơi piano. Phía đại sứ quán Mỹ nói rằng, bà đề nghị thông qua bác sĩ riêng của mình một từ điển IT để “bắt kịp với sự phát triển của công nghệ thông tin”

Thời điểm mà giá xăng tăng cao năm 2007 đã khơi ngòi cho những cuộc biểu tình phản đối chính phủ dẫn đầu bởi các nhà sư – còn được gọi là “Cuộc cách mạng Saffron.” Ảnh: reut.rs/2BulY6V

Bị đàn áp bởi cảnh sát bạo động, bà Suu Kyi chào mừng những nhà sư trước cổng nhà mình – lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên kể từ năm 2003. Điều này tiếp thêm sức mạnh cho cuộc biểu tình, nhưng không lâu sau đó thì đã bị quân đội dập tắt.

Bà Suu Kyi không thích việc biểu tình trên đường phố, người bạn của bà từ thời còn ở Oxford, bà Pasternak Slater nói, “Bà ấy nghĩ đó không phải là con đường để đạt được một nền hòa bình lâu dài. Nó quá nguy hiểm.”

Nhà cựu hoạt động xã hội Khin Ohmar nói rằng, bà Suu Kyi luôn xa rời những cuộc biểu tình của dân thường mà chính họ là những người được bà truyền cảm hứng. “Bà ấy không dẫn đầu cuộc biểu tình lớn năm 1988. Tất cả đều là do sinh viên, học sinh tổ chức.”

Vào năm 2008, quân đội tổ chức một cuộc trừng cầu ý dân giả nhằm thông qua bản hiến pháp mới với lời hứa rằng sẽ chuyển giao quyền lực. Ảnh: reut.rs/2A7QjZa

Năm 2010, quân đội đã tổ chức một cuộc bầu cử và đảng National League for Democracy (NLD) của bà Suu Kyi đã tẩy chay cuộc bầu cử này và nói rằng, luật lệ đặt ra cho cuộc bầu cử này là “không công bằng”. Một đảng được quân đội thành lập dễ dàng thắng cử.

Sau đó quân đội thành lập một chính phủ mới gần như là dân chủ (quasi-civilian), đứng đầu bởi cựu tướng Thein Sein. Vài ngày sau, bà Suu Kyi được trả tự do trước sự vui mừng của thế giới. Nhưng cơ cấu chính trị mà đã đè nén bà suốt nhiều năm giờ đã yên vị.

TỪ NHÀ TÙ TỚI NGHỊ TRƯỜNG (2010-2012)

Bà Suu Kyi tiếp đón những người ủng hộ mình trước cổng trong ngày được trả tự do vào tháng 11 năm 2010. Ảnh: reut.rs/2POE4pl 

Niềm hy vọng của một đất nước – của thế giới – giờ đang đặt vào một người phụ nữ mảnh khảnh với nhành hoa tươi cài trên đầu. Tháng 8 năm 2011, bà có cuộc gặp đầu tiên với tổng thống Thein Sein, đánh dấu sự bắt đầu của bà với chính phủ của những cựu binh.

Hillary Clinton, đến Myanmar vào tháng 11 năm 2011, lần đầu tiên sau 50 năm của một Bộ trưởng ngoại giao Mỹ tới thăm Myanmar. Hai người phụ nữ ôm nhau trong một cuộc họp báo tại nhà của bà Suu Kyi Ảnh (reut.rs/2R4frde).

Đó là khởi đầu cho kết thúc sự cô lập của Myanmar; hầu hết những lệnh trừng phạt từ quốc tế đã được gạt bỏ năm 2012. Tổng thống Thein Sein, bãi bỏ giới nghiêm, trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị và tiến hành một chuỗi cải tổ.

Kevin Rudd, cựu thủ tướng, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia, gặp bà Suu Kyi tại Yangon vào năm 2011. Bà ấy và nhân viên tới chỗ tôi trong “2 chiếc xe Toyota tồi tàn vì lý do an toàn của mình,”. “Bà không có thời gian cho chuyện phiếm vì còn có những vấn đề lớn hơn cần được giải quyết”.

Bà Suu Kyi quyết định tham gia vào chính trường thông qua cuộc bầu cử năm 2012, bất chấp mọi lo ngại cho rằng sự tham gia của bà sẽ hợp pháp hóa hệ thống chính trị mà quân đội đã lập nên. Những đám đông lớn trên cả nước ủng hộ chiến dịch tranh cử của bà. Ảnh (reut.rs/2QCrGyd).

Đảng NLD của bà thắng 43 trong 44 trong nghị viện trong cuộc bầu cử, và bà Suu Kyi trở thành nghị sĩ của Kawhmu, một thị trấn nhỏ gần Yangon. Tổ chức Ân xá quốc tế gọi bà là một “ngôi sao quyền con người”.

Tháng 5 năm 2012, bà Suu Kyi phát biểu tại nghị viện Myanmar tại thủ đô Naypyitaw. Ảnh (reut.rs/2GtzygL).

Hiến pháp cho phép quân đội giữ một phần tư số ghế tại nghị viện, cộng thêm việc giữ những chức vụ quản lý quân đội và cảnh sát. Ông Kevin Rudd nói bà Suu Kyi hy vọng có thể thay đổi hệ thống chính trị đã bị sắp đặt này từ bên trong. “Quyết định của bà ấy là sử dụng mọi cách để xem có thể thay đổi được gì không,”.

ÁNH SÁNG VỤT TẮT (2012-2015).

Vào hồi đầu tháng 6 năm 2012, đụng độ nổ ra giữa những người theo đạo Phật ở Rakhine và người Hồi giáo Rohingya gây ra cái chết cho hơn 80 người. Hàng ngàn ngôi nhà bị thiêu rụi.

Qua nhiều năm người Rohingya phải chịu tình cảnh bị “phân biệt chủng tộc” tại phía tây của Myanmar, hạn chế họ tiếp cận với y tế, giáo dục, và những dịch vụ cơ bản. Năm 2012 , Liên Hợp Quốc ước tính có hơn 265,000 người đã phải tị nạn sang nước hàng xóm Bangladesh, vì bạo lực và sự nghèo đói tại Myanmar.

Ngày 13 tháng 6, với nhiều phần của thủ phủ Sittwe của bang Rakhine vẫn còn bất ổn định, thì bà có chuyến công du qua 5 nước tại Châu Âu, bà đã gặp thủ tướng Anh David Cameron (ảnh reut.rs/2GtzygL). Tại Na Uy, một phóng viên hỏi bà :”Liệu người Rohingya có phải là công dân của nước của bà hay không?”. Bà trả lời: “Tôi không biết.”

Người Rohingya là một trong những bên trong bạo lực đang diễn ra tại bang Rakhine vào tháng 10, nhưng bà Suu Kyi từ chối đàm thoại với họ. Bà nói với kênh BBC trong cuộc phỏng vấn vào tháng 1 năm 2013 “Bây giờ, nếu tôi đứng về một phía nào đó trong tình hình hiện tại… nó sẽ càng làm trầm trọng thêm mâu thuẫn giữa hai cộng đồng này.” “Bạo lực xảy ra do cả hai bên”. Những người ủng hộ bà ở nước ngoài đang tự hỏi tiếng nói của một hình tượng về đạo đức giờ lại không còn nữa.

Uy tín của bà cũng bị giảm đi trong một cuộc tiếp xúc người dân tại một mỏ đồng ở miền tây Myanmar. Những người dân giận dữ muốn đóng cửa mỏ đồng vì sự ô nhiễm môi trường mà nó gây ra, và những lý do khác, nhưng chính phủ của bà lại nói rằng, nó cần phải được tiếp tục hoạt động để thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Xung đột tôn giáo lan ra khỏi bang Rakhine. Những đám đông người theo đạo Phật giết hàng chục người theo đạo Hồi tại Meiktila, tại trung tâm Myanmar, vào hồi tháng 3 năm 2013. Nhiều cuộc bạo động nổ ra, phóng hỏa, giết người tiếp nối ở các vùng lân cận.

Bà Suu Kyi, một người theo đạo Phật, lại một lần nữa bị chỉ trích vì không đứng ra bảo vệ người Hồi Giáo. Người bạn cũ của bà, Pasternak Slater nói. “Bà là một người phụ nữ với những chuẩn mực đạo đức mập mờ,” . Bà còn nói thêm “Bà ấy sẽ không đưa ra thông cáo trước công chúng, đơn giản là vì phải chịu sức ép từ phía báo chí”.

Nhà cựu hoạt động xã hội Khin Ohmar nói sự im lặng của Suu Kyi làm “trái tim tôi tan vỡ”. “Uy tín, đạo đức của bà là thứ mà mọi người đang noi theo. Đó là nguồn gốc của quyền lực của bà, bà đã quên hoặc đã đánh mất nó.”.

Sự im lặng của bà với sự việc của người Rohingya và những việc khác giúp bà giữ được sự ủng hộ của những người theo đạo Phật, cộng đồng chính tại Myanmar. (Ảnh reut.rs/2EwbN4Y).

Với chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015 của đảng NLD, vì thứ mà ông Rudd ví là “hình tượng phấn khởi và nỗ lực của Aung San Suu Kyi.”. Bà nắm lấy quyền lực với vai trò là cố vấn quốc gia, và trong công cuộc lấy lại niềm hy vọng rằng chính phủ của bà sẽ cáng đáng được tình hình bất ổn của Myanmar trong giai đoạn chuyển giao sang dân chủ.

ĐỊA NGỤC (2016-2018)

Vào ngày 25 tháng 8 năm 2017, những chiến binh người Rohingya tấn công những vùng phía bắc Rakhine. Điều này châm ngòi cho một chiến dịch, giết người, hiếp dâm và phóng hỏa được dẫn đầu bởi quân đội khiến cho hơn 700.000 người Rohingya phải chạy qua nước láng giềng Bangladesh. Những người tỵ nạn chạy qua Bangladesh bằng đường bộ trên những đôi chân trần, hay đường thủy trên những chiếc thuyền xập xệ. Một số kém may mắn hơn, như đứa trẻ được bế bởi người mẹ đang khóc thương, bé đã chết sau khi chiếc thuyền bị lật. ảnh (reut.rs/2Bw2FKN).

Tướng Min Aung Hlaing, người chỉ đạo những hành vi bạo lực nhắm vào người Rohingya, những người mà ông ta gọi là “Bengalis”. Vào đỉnh điểm của chiến dịch, ngày 1 tháng 9, ông nói: “Vấn đề về Bengali đã có từ rất lâu rồi và giờ đã trở thành một công việc không thể hoàn thành triệt để.”.Tướng Min Aung Hlaing và bà Suu Kyi sống và làm việc cách nhau không quá 1 dặm trong thủ đô Naypytaw, nhưng họ rất ít khi gặp mặt. Ảnh : reut.rs/2LobJWm.

Rất nhiều cuộc điều tra đã được tiến hành về sự việc tại Rakhine, cáo buộc quân đội về những cuộc thảm sát, hiếp dâm tập thể, và phóng hỏa hàng trăm ngôi làng, bao gồm nhà của những người Rohingya. Ảnh : reut.rs/2R9TyZK

Quân đội bác bỏ những cáo buộc trên, và nói rằng đó là những hành động đáp trả lại sự nổi loạn của những chiến binh Rohingya. Thành viên chính phủ của bà Suu Kyi, cố vấn an ninh Myanmar, ông Thaung Tun nói với Liên Hợp Quốc rằng những cáo buộc trên là những cáo buộc mang tính “thù địch và không có căn cứ”.

Bà Suu Kyi đề cập về những khủng hoảng sự khủng hoảng tại Rakhine trong một bài phát biểu tại Naypyitaw vào ngày 19 tháng 9 năm 2017.

Nhà hoạt động xã hội Debbie Stothard nói, sau khi thăm bà Suu Kyi trong quãng thời gian bà bị giam lỏng tại nhà, “Bà Suu Kyi không có thứ mà hầu hết các nhà lãnh đạo trên thế giới đều đó, đó là những cố vấn, những người thân cận có thể cung cấp thông tin một cách chính xác những gì đang xảy ra ở ngoài kia,”. “Đáng buồn thay, bà bị bao vậy bởi tàn dư của chế độ quân sự mà trước kia đã tấn công bà khi bà đưa ra sự bất đồng về quan điểm”.

Bà Pasternak Slater nói rằng bà Suu Kyi vẫn “ngờ vực về phạm vi của tình trạng bạo lực đang diễn ra” trong cuộc gặp giữa hai ngươi vào hồi tháng 11 năm 2017.

Myanmar có cộng đồng chung được tạo nên bởi nhưng dân tộc thiểu số, nhưng lại được lãnh đạo bởi những người Bamar, cộng đồng người theo đạo Phật. Bà Suu Kyi là người Bamar, nhưng rất nhiều người đứng đầu các dân tộc hy vọng rằng bà có thể sử dụng quyền lực của mình để chấm dứt cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ giữa quân chính phủ và những nhóm vũ trang thiểu số.

Nhưng sự tin tưởng vào bà Suu Kyi với những dân tộc thiểu số tan biến khi mà quân đội tiến hành các hoạt động khiến hàng ngàn người phải rời khỏi nhà của mình, phần lớn là người ở bang Kachin. Ảnh: reut.rs/2BEllbl

Một số người lãnh đạo dân tộc thiểu số nói rằng, bà Suu Kyi chú trọng đến quan hệ của mình với quân đội hơn. Ông Derek Mitchel, cựu đại sứ Mỹ tại Myanmar nói thêm:”Bà ấy rất ít khi biểu lộ sự thông cảm, hay tiếp nhận công khai hay riêng tư đối với những ý kiến đến từ những dân tộc thiểu số”.

Bà Myo Nyunt, người phát ngôn của đảng NLD, đính chính những nỗ lực đem lại sự đoàn kết của các nhóm dân tộc thiểu số “Những ý kiến cho rằng bà Suu Kyi không quan tâm đến những dân tộc thiểu số là không chính xác.”

Vào tháng 10 năm 2018, ba nhà báo của tờ Eleven Media, trong đó có Nayi Min bao gồm đã bị bắt khi viết bài chỉ trích chính quyền Yangon. Ảnh: reut.rs/2R4hGNz 

Việc buộc tội sau đó bị bác bỏ sau khi Tổng thống Win Myint can thiệp. Vụ án là một sự việc mà những nhà phê bình nói là sự hủy hoại sự tự do dưới thời của bà Suu Kyi, người đã từng là nhà vô địch của tự do ngôn luận. Athan, Một nhóm tự do ngôn luận ở Yangon nói rằng, kể từ khi đảng NLD lên nắm quyền đã có 44 nhà báo bị bắt. Bao gồm 2 nhà báo của Reuters là Wa Lone và Kyaw Soe Oo, bị án tù 7 năm sau khi phơi bày cuộc thảm sát 10 người Rohingya của quân đội.

Những cuộc bắt giữ đã làm những người ủng hộ quay lưng với bà. Ông Charles Petrie, cựu ủy viên Liên Hợp Quốc, trách bà Suu Kyi khi không đưa ra cho đất nước của mình “hướng đi về đạo đức”. Nhưng ông đồng thời cũng trách cộng đồng quốc tế khi không có một sự hỗ trợ đầy đủ cho bà Suu Kiy, bởi vì nó chỉ “ cơ bản là sự nịnh bợ và quá mơ tưởng về câu chuyện thần tiên đã được xây xựng lên cho bà ấy.”

NỔI TIẾNG NHƯNG ĐƠN ĐỘC.

Bà Suu Kyi giờ chỉ còn là cái bóng mờ nhạt của người anh hùng của quyền con người tại phương tây. Ở Myanmar, ông Sean Turnell, cố vấn kinh tế của bà, nói rằng bà vẫn luôn giữ “một sức thu hút kỳ lạ”. Nhưng ông Win Htein, một cựu cố vấn, lại vẽ lên một bức tranh cô độc của người phụ nữ mà ông coi là “hy vọng duy nhất” của Myanmar. Ông còn nói thêm, tại nhà của mình ở Naypyitaw, bà làm việc bên cạnh chú chó của mình, món quà từ con trai của mình, Kim Aris “Đó là lối thoát duy nhất của bà ấy,”. Ảnh: reut.rs/2S7fWjO

Ông Rudd đã thấy được trước sự bị cô lập của bà Suu Kyi, bây giờ đã 73 tuổi, một ngày sẽ bước xuống từ vị trí lãnh đạo của Myanmar. “Điều mà chúng ta đang thấy ở đây là một người đang rút lui khỏi chính tòa lâu đài của mình.” Ông còn nói thêm “Tôi không chắc còn bao lâu nữa thì bà sẽ lựa chọn tiếp tục ở lại vị trí có ảnh hưởng trong chính phủ.”

Link gốc: https://www.reuters.com/article/us-myanmar-suukyi-history-special-report/special-report-fading-icon-what-happened-to-aung-san-suu-kyi-idUSKBN1OI1ET

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *