PHÁP LUẬT THỜI XƯALuật pháp nước ta ngày xưa rất nghiêm, tội nhân có thể bị trừng ph…

PHÁP LUẬT THỜI XƯA

PHÁP LUẬT THỜI XƯA

Luật pháp nước ta ngày xưa rất nghiêm, tội nhân có thể bị trừng phạt bằng 5 cách:
1-Suy (đánh bằng roi)
2-Trượng (đánh bằng gậy)
3-Ðồ (bắt đi làm việc công)
4- Lưu (đầy đi xa)
5- Tử (chết)
Cách thực thi pháp luật:
Đến đây, chúng tôi sẽ nói đến một vài điểm đáng chú ý về việc quản lý dân sự ở nơi đây. Đầu tiên, chính quyền Đàng Trong quản lý dân chúng thiên về cung cách quân đội hơn hẳn hệ thống quan tòa, công chứng viên, luật sư ở tay các quan tổng trấn và tri phủ toàn quyền đảm nhiệm chức năng này: mỗi ngày họ mở một phiên xét xử công khai khoảng bốn giờ đồng hồ, hai tiếng buổi sáng và hai tiếng buổi chiều, trên một công đường lớn ở ngay trong phủ đệ của quan. Những ai có việc kiện cáo, tranh chấp đều tham dự phiên xét xử, quan tổng trấn ngồi trên bục cao nghe từng người giải trình, thường thì những vị quan này có năng lực xét đoán tài tình và giàu kinh nghiệm nên dễ dàng tìm ra chân tướng vụ việc chỉ bằng cách đặt vài câu hỏi hoặc dựa vào sự tra xét nhân chứng bên nguyên cũng như bên bị, và lập tức tuyên án không chút chậm trễ với giọng điệu sang sảng, bản án được thực thi ngay tức khắc không chút chống đối dù cho đó là án tử, lưu đày, đánh đòn hay phạt tiền, mỗi hành viI phạm tội đều phải bị trừng trị theo luật.
Trừng trị kẻ vu khống:
Các hành vi phạm pháp nhìn chung sẽ bị xét xử và trừng trị nghiêm khắc, song các quan cũng phải đặc biệt thận trọng với tội vu khống, trộm cắp và ngoại tình. Với tội đầu tiên, đám người bị cáo buộc tội sẽ bị kết án với đúng tội danh chóng đổ oan cho người khác. Và nếu tội này dẫn đến hình phạt xử tử thì chúng sẽ bị tử hình; kinh nghiệm thực tế cho thấy cách thực thi công lý này giúp tìm ra sự thật rất hiệu quả.
Trộm cắp:
Đối với tội trộm cắp, nếu là vụ án nghiêm trọng, phạm nhân sẽ bị chặt đầu; còn nếu chỉ là vụ trộm nhỏ như trộm gà lần đầu thì bị chặt một ngón tay, nếu tái phạm thì chặt thêm ngón nữa, lần ba thì cắt tai và lần thứ tư thì xử trảm.
Ngoại tình:
Với những kẻ mang tội danh ngoại tình thì dù là vợ hay chồng cũng đều bị trừng phạt bằng cách cho voi giày: phạm nhân được đưa ra giữa đồng rộng hoặc nơi đông người qua lại, tay chân trói chặt, bị đẩy đến gần một con voi, sau khi tuyên án, con voi sẽ thực thi từng bước theo mệnh lệnh; đầu tiên, nó sẽ dùng vòi siết lấy phạm nhân rồi nâng bổng lên cao cho mọi người cùng thấy; sau đó, nó sẽ ném phạm nhân xuống và đưa ngà đâm xuyên bụng kẻ đó; tiếp đến nó quẳng mạnh phạm nhân xuống đất; và cuối cùng lấy chân giày xéo thân người thành từng mảnh. Toàn bộ quá trình hành hình được thực thi chính xác từng bước một để dân chúng phải kinh hoàng khiếp sợ, qua sự trừng phạt nghiêm khắc đó mà răn đe dân chúng phải chung thủy với người phối ngẫu của mình.
Nhìn chung, luật pháp thời đó khá hà khắc và rất căm ghét chuyện ngoại tình, hình phạt mà tội này phải chịu thật sự ghê rợn. Những câu chuyện này, những nét văn hoá chắc không ai từng kể cho bạn đúng không. Những thông tin trên được kể lại bởi nhà thám hiểm Olga Dror và K.W.Taylor và được tổng hợp lại trong cuốn sách VIỆT NAM TRONG THẾ KỈ XVII. Lại thêm một cuốn sử ký nữa khai phóng cho ta thêm những góc nhìn, những thông tin về dân tộc ta ngày xưa đã sống thế nào, văn hoá của họ ra sao, cách mà họ xử những người phạm tội,… Vậy, điều gì làm nên sự khác biệt của cuốn sách này với bao cuốn sử ký ngoài kia ? Cuốn sách này được tổng hợp từ 2 nguồn viết của 2 nhà thám hiểm, từ đó mà ta có thể nhìn nhận những câu chuyện được kể lại một cách rộng hơn, thoáng hơn, tránh hiện tượng bị gò bó bởi góc nhìn của một người Phương Tây về dân tộc ta thời xưa. Những văn hóa đã mai một mà chúng ta chưa từng biết, những hình phạt mà chúng ta chưa từng trải qua, những sự kiến mà chúng ta chưa từng chứng kiến đều được thể hiện qua tác phẩm trên.




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *