Phần lớn các nhà tuyển dụng đều thắc mắc lý do thực sự khiến nhân viên của họ nghỉ việc. Liệu có phải vì tiền? Theo khảo sát, quyết định nghỉ của một nhân viên phụ thuộc phần lớn vào người sếp trực tiếp.
1. Giao việc quá sức
Khi quản lý tin vào năng lực của cấp dưới, họ dồn nhiều việc cho nhân viên mà không xét đến khả năng thực tế. Giao quá nhiều việc cho nhân viên sẽ khiến họ căng thẳng, cảm thấy như bị trừng phạt bởi chính năng lực nổi trội của bản thân. Nghiên cứu của Đại học Stanford tiết lộ, năng suất làm việc mỗi giờ sẽ giảm nếu bạn làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần.
Nếu muốn nhân tài cống hiến nhiều hơn nữa cho công việc, người quản lý nên cải thiện vị trí, tiền lương, chức vụ của họ cho phù hợp. Nếu chỉ tăng khối lượng công việc mà không thay đổi các quyền lợi và vị trí, các nhân viên tài năng sẽ sớm tời bỏ công ty.
2. Không công nhận những đóng góp của nhân viên
Một lời động viên của quản lý cũng có thể truyền thêm nhiều động lực cho nhân viên, đặc biệt là những người có năng lực xuất sắc. Mọi người đều có nhu cầu được công nhận và đánh giá xứng đáng với những gì họ làm được.
Một người quản lý tài năng sẽ biết cách giao tiếp với cấp dưới và tìm ra phần thưởng tốt nhất dành cho họ: một số người hài lòng với sự thăng tiến, một số khác ưa thích được công nhận thành quả lao động và ngày càng nỗ lực làm việc tốt hơn.
3. Thất bại khi phát triển kỹ năng con người
Khi nhà quản lý được hỏi về mức độ tập trung của họ đối với cấp dưới, nhiều người cố gắng bào chữa, và sử dụng những từ như: tin tưởng, tự chủ, trao quyền. Điều này hoàn toàn vô nghĩa. Người quản lý tốt sẽ liên tục quan sát, lắng nghe ý kiến của cấp dưới và đưa ra phản hồi đúng lúc. Khi bạn có những nhân viên tài năng, hãy tạo cho họ cơ hội để phát triển các kỹ năng của họ hơn nữa.
Nhân tài thường muốn nhiều thử thách để phát triển bản thân. Nếu người quản lý không thể tạo ra các cơ hội mới, công việc nhàm chán sẽ khiến những người tài sớm rời đi.
4. Không tôn trọng cam kết
Những ông chủ thông thái sẽ không chỉ quan tấm đến doanh thu, sự phát triển. Họ rất chú ý đến những nhân viên của mình và luôn đảm bảo cấp dưới có điều kiện tốt nhất để làm việc hiệu quả bằng cách thực hiện đúng những cam kết, hứa hẹn về môi trường làm việc, quyền lợi của nhân viên. Nếu bạn không giữ đúng cam kết, mọi nhân viên của bạn cũng sẽ làm điều tương tự.
Một ông chủ cương trực, quan tâm thực sự đến cấp dưới sẽ luôn có những nhân viên trung thành, đồng hành vượt qua mọi thách thức và khó khăn.
5. Ngăn cản giấc mơ của cấp dưới
Những người tài năng thường có đam mê riêng. Người quản lý xuất sắc biết cách trao cơ hội cho cấp dưới để họ cải thiện năng suất và sự hài lòng trong công việc. Nhưng nhiều ông chủ muốn giới hạn phạm vi hoạt động của nhân viên. Họ e ngại hiệu quả công việc sẽ giảm nếu nhân viên dành nhiều công sức để theo đuổi đam mê riêng. Nỗi sợ hãi này là vô căn cứ.
Nghiên cứu cho thấy, những người có niềm đam mê thường là những nhân viên giàu kinh nghiệm và có thể làm việc hiệu quả gấp 5 lần người bình thường.
Tạo điều kiện cho cấp dưới theo đuổi đam mê cũng chính là cách giúp bạn sử dụng hiểu quả nguồn nhân lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
6. Không cho phép sự sáng tạo
Những người có năng lực luôn tìm cách cải thiện công việc của họ. Nếu quá cứng nhắc, người quản lý không cho phép cấp dưới thay đổi bất kỳ điều gì trong công việc, khiến nhân viên chán ghét công việc, tù túng và luôn muốn thoát khỏi “không gian hạn chế” để tự do thể hiện bản thân.
Một ông chủ thực sự có thể đặt ra nhiều mục tiêu khó khăn ban đầu cho nhân viên, thúc đẩy nhân viên bước ra khỏi vùng an toàn để thể hiện bản thân tốt hơn, tìm cách tốt hơn để đạt được mục tiêu. Những người thông minh rời bỏ công việc nhàm chán, không có thử thách để tìm kiếm môi trường phù hợp với tài năng của họ.
Nguồn: Sưu tầm
#vinhtran
#trainghiemsong
#sapareviewtattantat
Cùng tham gia nhóm Sapa Review Tất Tần Tật để cùng đi du lịch giá rẻ nhé