Có bao giờ bạn cảm thấy mình luôn luôn bị so sánh với những người đồng trang lứa như:
“Bằng tuổi mày người ta một nách hai con mà mày vẫn lông bông”
“Thằng hàng xóm nhà mình nó mua cho bố mẹ nó cái xe, cái điện thoại, cái,… mà mày có cái gì”
“Mỗi mùa Olympia bạn luôn muốn tắt ngay nhất là cái vòng chung kết năm”
“Hai thế lực đáng sợ nhất là bà hàng xóm và con của bà ấy”
….
Tất cả những cái đó là peer pressure- áp lực tâm lý trước thành công của người khác cùng trang lứa, những người thuộc cùng một nhóm xã hội (cùng độ tuổi, cùng lớp, cùng công ty,..). Những áp lực này khiến cho chúng ta tự so sánh mình với các chuẩn mực giá trị của những nhóm người này, làm nảy sinh những cảm xúc buồn bã, lo lắng,… không đáng có. Nặng nề hơn là chính cá nhân sẽ thay đổi chính bản thân họ để phù hợp với các giá trị, chuẩn mực của nhóm xã hội đồng trang lứa đó. Tuy nhiên, áp lực đó cũng không hoàn toàn xấu với mỗi cá nhân mà đó cũng là một động lực để cá nhân phát triển. Ví dụ, nhờ áp lực này mà bạn có thể bỏ rượu, bỏ thuốc lá,..
Chúng ta chịu ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa do đâu?
Lý do đến từ cá nhân, nhất là những bạn trẻ đang ở giai đoạn phát triển và tách rời khỏi ảnh hưởng từ gia đình.
Đầu tiên, bản năng mong muốn hòa nhập với xã hội, chúng ta sẽ tự điều chỉnh thái độ, hành vi để phù hợp với chuẩn mực của nhóm. Đó là bản năng sinh tồn đã có từ lâu trong quá trình tiến hóa, chúng ta cần sự cộng tác với nhóm để kiếm thức ăn và chống lại thú dữ.
Bản năng mong muốn được công nhận, được người khác công nhận những điều mình làm là đúng, là tốt.
Những áp lực từ bên trong này của chúng ta đều xuất phát từ việc chưa ý thức rõ về chính bản thân mình. Nếu như mỗi người đều hiểu chính bản năng này của mình và nhìn nhận hoàn cảnh thực tế cá nhân, những nguồn lực mà mình đang có, con đường mình đi có phù hợp với chuẩn mực đó hay không, bạn sẽ kiểm soát dc những điều trên.
Lý do đến từ vô thức tập thể của người Á Đông đề cao sự phụ thuộc qua lại giữa con người và tầm quan trọng của tập thể ngược lại với người phương Tây đề cao giá trị cá nhân hơn. Những người được nuôi dạy trong nền văn hóa đề cao tính tập thể sẽ hình thành sự so sánh bản thân với xã hội hơn. Họ khó tìm ra con đường của riêng mình do áp lực chuẩn mực xã hội.
Mặt tích cực của áp lực đồng trang lứa.
Khi những áp lực này mạng biểu hiện của giá trị tốt đẹp, chúng ta có thể phát triển bản thân mình. Vì ở gần những người tốt chúng ta có thể học được các hành vi tương tự với họ. Hãy biết tận dụng áp lực này làm động lực cho chính bạn đi trên con đường của mình,
Làm thế nào để áp lực đồng trang lứa không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bạn?
Tự mình tìm kiếm con đường của chính mình. Việc tìm kiếm con đường của chính mình bắt đầu từ việc hiểu về bản thân mình trước tiên. Hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
Sự thật là cái ta yếu luôn nhiều hơn cái ta giỏi. Hiểu thật rõ những điều này. Peer Pressure là một áp lực tâm lý thường xuyên hiện diện trong đời ta bất cứ lúc nào thôi. Nó chỉ cho thấy khao khát lớn lên, chứng tỏ bản thân của chúng ta. Hiểu chính mình, con đường của chính mình để không lạc trong áp lực nhé
Biết được ranh giới và giới hạn của bản thân, tránh để người khác có cơ hội gây áp lực với bạn. Khi bạn không có ranh giới, bạn rất dễ chạy theo những tiêu chuẩn của người khác hoặc cho phép họ kéo bạn theo tiêu chuẩn của họ.
Bạn luôn luôn có lựa chọn của riêng mình, không ai có thể ép buộc bạn. Những điều phù hợp với bản thân bạn mới là điều quan trọng. Tôn trọng những lựa chọn của người khác, con đường của người khác cũng là cách mà bạn không dễ đặt chuẩn của mọi người áp vào bản thân mình.
Áp lực đồng trang lứa luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của mỗi người. Nó tác động như thế nào đến chúng ta đều do cách chúng ta quyết định. Hãy nhận thức nó và có những lựa chọn đúng đắn cho mình nhé.
Home and Fate
Hà Mạnh Cường- Lê Việt Trinh