nui-phu-si-doi-mat-qua-tai-vi-du-lich-“tra-dua”-hau-covid-19

Núi Phú Sĩ đối mặt quá tải vì du lịch “trả đũa” hậu Covid-19

Núi Phú Sĩ, ngọn núi cao nhất Nhật Bản, đang trở nên quá tải do du lịch trong những năm gần đây. Những hình ảnh mà ít ai có thể tưởng tượng đến trong quá khứ như ùn tắc giao thông, chân núi bị ô nhiễm rác thải và trang phục không phù hợp của du khách, giờ đây đã trở nên quá quen thuộc.

Miho Sakurai, một kiểm lâm viên kỳ cựu, đã tuần tra trên núi Phú Sĩ trong bảy năm qua và chia sẻ: “Hiện nay, ngọn núi đã trở nên quá đông đúc, con số này tăng đáng kể so với quá khứ”.

Khi núi Phú Sĩ được thêm vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 2013, cơ quan cố vấn của UNESCO đã cảnh báo về tình trạng quá tải du lịch và tính cấp thiết của việc quản lý du khách. Tuy nhiên, số lượng du khách đến đỉnh núi không ngừng tăng, với hơn năm triệu lượt du khách vào năm 2019.

Núi Phú Sĩ đối mặt quá tải vì du lịch “trả đũa” hậu Covid-19.

Núi Phú Sĩ đối mặt quá tải vì du lịch

Ngọn núi Phú Sĩ là biểu tượng của Nhật Bản. Ảnh: CNN.

Mùa leo núi hàng năm mở cửa chỉ vài tháng từ tháng 7, nhưng năm nay đã thu hút khoảng 65.000 người đi bộ đường dài lên đỉnh, tăng 17% so với năm 2019.

Sự bùng nổ du lịch sau đại dịch Covid-19 đã đưa hàng ngàn du khách đến Núi Phú Sĩ, và với việc năm nay kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận, hiện trạng môi trường tại ngọn núi nổi tiếng này đang trở nên xấu đi nhanh chóng.

Masatake Izumi, quan chức tỉnh Yamanashi và cũng là chuyên gia về đỉnh núi nổi tiếng, lên tiếng về tình trạng này và nói: “Quá tải du lịch với hậu quả bao gồm rác thải, lượng khí thải CO2 tăng, và người leo núi thiếu kinh nghiệm đang trở thành vấn đề lớn nhất mà Núi Phú Sĩ đang phải đối mặt”.

Yasuyoshi Okada, chủ tịch ICOMOS – Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế tại Nhật Bản, cho biết để bảo tồn sự linh thiêng của Núi Phú Sĩ và giá trị của nó là một Di sản Thế giới, cần phải giải quyết vấn đề du lịch quá mức.

Tình trạng quá tải đang ảnh hưởng tới ngọn núi. Ảnh: IT.

Trạm thứ năm trên núi Phú Sĩ, được gọi là “Gogome”, đã trở thành điểm đến phổ biến với 90% du khách lên núi. Tuy nhiên, đám đông này đã gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt là về ùn tắc giao thông và ô nhiễm.

Việc xây dựng Tuyến Fuji Subaru Line cách đây gần 60 năm nhằm thuận tiện cho du khách đã đóng góp vào sự bùng nổ du lịch. Hiện nay, người đi bộ đường dài từ Tokyo đến trạm thứ năm sẽ nghe một bài hát dân ca, nhưng hình ảnh trong bài hát không còn phản ánh thực tế trên núi hiện tại.

Vito Fung Yiu Ting, một du khách từ Hồng Kông, cho biết anh đã đặt chỗ tại nhà nghỉ trên núi ít nhất ba tháng trước chuyến đi của mình. Anh nói: “Tôi biết rằng phía trên sẽ đông, nhưng điều đó là trải nghiệm đáng giá.”

Tuy nhiên, không phải ai cũng chuẩn bị tốt kế hoạch trước đó. Những nhà leo núi non kinh nghiệm có nguy cơ say độ cao và hạ thân nhiệt, khi người đi bộ bắt đầu đi lên vào ban đêm và tiếp tục đến bình minh mà không ở trong nhà nghỉ trên núi.

Núi Phú Sĩ đối mặt quá tải vì du lịch

Nhiều biện pháp để đối phó với du lịch quá tải tại ngọn núi Phú Sĩ, nhưng chưa đạt hiệu quả. Ảnh: IT.

Đã có một số biện pháp đã được thực hiện để bảo vệ núi Phú Sĩ như các hoạt động dọn dẹp định kỳ. Tuy nhiên, việc kiểm soát đám đông vẫn là một thách thức lớn đối với Nhật Bản.

Masatake Izumi và Kiyotatsu Yamamoto là các chuyên gia về núi Phú Sĩ, đã đề xuất các biện pháp mới để kiểm soát tình trạng quá tải, bao gồm việc xây dựng hệ thống vận chuyển đường sắt hạng nhẹ và giới hạn ô tô cá nhân cũng như xe buýt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *