NÓI VỀ VIỆC BỎ HỌC VÀ KHỞI NGHIỆP.

Ngày nay, chủ yếu có 5 người được lấy làm ví dụ về việc bỏ học và khởi nghiệp thành công đó là Gates, Jobs, Page, Brin và Zuckerberg.
Page và Brin họ bỏ học sau khi tốt nghiệp đại học và thi đậu tiến sĩ ở Stanford. Vì vậy, khoảng cách để đến được vị trí tiến sĩ chỉ còn một bước. Đây không phải là một ví dụ điển hình cho việc bỏ học và khởi nghiệp. Tương tự, điều này cũng đúng với các bạn cùng lớp cao cấp của họ là Jerry Yang và Philo. Mặc dù những người này không có bằng tiến sĩ, nhưng nền giáo dục mà họ được tiếp nhận cũng không hề tệ.
Gates và Zuckerberg cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, họ đều xuất sắc và trở thành doanh nhân nổi tiếng mà không cần tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, có hai sai lầm trong cách hiểu của mọi người. Đầu tiên, họ đều ít nhất đã đến Harvard, điều mà hầu hết những người trẻ tuổi không thể làm được và họ đều có chuyên môn kỹ thuật tài giỏi. Thứ hai, họ chỉ nghỉ học sau khi tìm ra cách kiếm tiền, thay vì bắt đầu kinh doanh sau khi bỏ học. Gates luôn mong muốn tốt nghiệp đại học, ông đã cố gắng vừa học vừa khởi nghiệp nhưng sau đó vì công việc Microsoft quá bận rộn nên ông đã phải từ bỏ việc học của mình. Tình hình của Zuckerberg cũng tương tự, ông ấy dự định trong kỳ nghỉ hè tập trung vào công việc, khi kỳ học mới bắt đầu thì quay trở lại trường. Có điều Zuckerberg bị bố đỡ đầu Sean Parker (chủ tịch đầu tiên của Facebook) “thuyết phục” đến Thung lũng Silicon và buộc phải nghỉ học. Do đó, Gates và Zuckerberg đã bỏ học sau khi thành công trong công việc kinh doanh, thay vì đảo ngược quan hệ nhân quả như nhiều người vẫn nghĩ.
Về phần Jobs, ông ấy không học đại học chỉ vì không nỡ tiêu tiền của bố mẹ. Nếu ông ấy xuất thân từ một gia đình tương đối giàu có, ông ấy có thể sẽ học xong đại học.
Tại sao phải vào một trường đại học danh tiếng? Điều này không phải bởi vì khóa học của các trường đại học danh tiếng tốt hơn so với các trường đại học hạng hai, mà bởi vì họ có một môi trường học tập tốt hơn. Tuổi trẻ có tính tò mò, ham học hỏi nên dễ bị ảnh hưởng bởi những học sinh xung quanh, ảnh hưởng này có khi còn lớn hơn cả bố mẹ hay thầy cô. Ở một góc độ khác, không thể vào trường đại học hạng nhất thì cũng không sao, chỉ cần con cố gắng tìm được một số bạn tốt. Thời gian giáo dục của một người là rất dài, cơ hội cũng rất nhiều, một ngôi trường không thể quyết định vận mệnh của một đời người.
Vì vậy, bố nghĩ con nên hiểu ý nghĩa của giáo dục, điều này sẽ luôn tốt cho con. Tuy nhiên, đừng học chỉ vì điểm số, chưa nói đến việc vì mục đích nhằm thi vào trường tốt mà hãy để bản thân thực sự có chỗ đứng trong xã hội và trở thành người có ích.
Bố của con
Tháng 6 năm 2017

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *