Những sự ngộ nhận phổ biến về khủng long là gì?

Dưới đây là một số quan niệm sai lầm lớn của nhiều người về khủng long:

Như “Cliff Paul” đã đề cập trong câu trả lời của mình, rằng khủng long đã tuyệt chủng. Đó là quan niệm sai lầm nhất và rất phổ biến. Khi Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt Phấn Trắng–Cổ Cận(1) xảy ra, khoảng 66 triệu năm trước, lớp khủng long “aves” vẫn tồn tại. Đó là những con “chim”. Như vậy, khủng long không bị tuyệt chủng, thậm chí còn sống tốt sống khỏe, với khoảng hơn 10.000 loài còn tồn tại trên Trái Đất, từ chim cánh cụt, đại bàng đến đà điểu, gần gấp đôi số lượng các loài động vật có vú (2).

Ê, mấy chú nhìn anh có giống khủng long không? Ừ, không giống hả. Vì mấy chú nghĩ mấy con đó gớm lắm chứ gì, anh đây là hậu duệ của mấy con đó đó, mấy chú tin thì tin mà không tin thì tin ha :))))
Ê, nhìn gì, bố mày là plesiosaurs nhưng bố mày đé* phải khủng long, ok?

Một quan niệm sai lầm khác cho rằng khủng long là động vật biến nhiệt (cold-blooded). Tôi không chắc chắn về số lượng loài khủng long là động vật hằng nhiệt (warm-blooded), nhưng theo tôi biết, hơn một nửa chắc chắn là hằng nhiệt, nếu không muốn nói là tất cả (3)

Hello mấy chú, anh tên Microraptor, mặc dù anh thích ăn thịt lắm nhưng anh nặng đâu đó 1kg thôi à, đừng body samsung anh nhá, mặc dù da anh đen nhưng anh đâu có xấu xí to phè như mấy con T-rex đâu hihi.

Mọi người thường nghĩ rằng bất kỳ loài bò sát lớn, cổ đại nào đều là khủng long, như thằn lằn đầu rắn (plesiosaurs), Thằn lằn sông Meuse (mosasaurs) và Dực long (pterosaurs). Tất cả chúng đều không phải khủng long. Có vẻ như nhiều người nghĩ rằng nếu tên loài kết thúc bằng “saur” hoặc “saurus“, thì đó là một con khủng long. Đúng, việc đặt tên có thể gây hiểu nhầm vì nhiều lý do, nhưng nó không đơn giản như vậy.

Một quan niệm sai lầm khác là tất cả các loài khủng long đều to lớn. Có rất nhiều loài khủng long có kích thước chỉ bằng một con chim tương đối lớn.

Loạt phim Công viên kỷ Jura (Jurassic World), cũng như những bộ phim khác về khủng long, đã tạo cho chúng ta ấn tượng rằng những loài khủng long chân thú (theropod dinosaurs) như loài Velociraptor không có lông. Chắc chắn, nhiều bộ phim trong số đó đã được thực hiện trước khi chúng ta biết rằng chúng có lông, nhưng nói chung, chúng ta không được thấy thông tin rằng chúng có lông, vì vậy hình ảnh cũ về những con khủng long (không có lông) đó vẫn còn ghim trong suy nghĩ của chúng ta. Bộ phim “Công viên kỷ Jura” (Jurassic World) mặc dù mới ra mắt nhưng hẳn là cố tình không cập nhật điều đó.

Những con khủng long nổi tiếng nhất là T-Rex và Brachiosaurus. Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng chúng sống cùng thời điểm, sự thật là chúng sống cách nhau khoảng 100 triệu năm.(4)

Mấy tay Mẽo nó lừa các chú đấy

Một số người có thể nghĩ rằng loài khủng long lớn nhất là loài động vật lớn nhất từng tồn tại, điều này không chính xác. Chắc rằng khá nhiều/ hầu hết mọi người đều biết, cá voi xanh là loài động vật lớn nhất từng sống trên Trái Đất.(5)

Hello mấy chú, mấy chú đặt kèo nào?

Trong khi các loài chim theo khoa học cổ điển (trans:Phenetics) không được gọi là bò sát, nhưng chúng được phân loại (là bò sát) theo khoa học hiện đại (Cladistics).(6)

Đoạn này là lời tự thú của trans, bởi vì tui chưa tìm được ảnh nào của Argentinosaurus vs blue whale nên so sánh tạm với Patagotitan (con này ước tính to bằng 80-90% con Argentinosaurus). Mấy anh bạn khủng cmn long này được cái dài nhưng không mập bằng Cá voi xanh nha. Mà… uhmm… có ai thấy human đang vẫy tay ở đâu đó không?

Nếu bạn nghĩ rằng chim là một loài bò sát (hoặc khủng long) là khá kì quặc, hãy nhìn vào chân của đà điểu và có lẽ, không quá khó để bạn điều chỉnh suy nghĩ này đâu.

Chân anh bạn đà điểu nhìn cũng có nét của khủng long, hoặc chân một loài bò sát nào đó ha?

——————

(1) Sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng – Cổ Cận xảy ra khoảng 65,5 triệu năm trước, đánh dấu sự chuyển tiếp từ kỷ Creta sang kỷ Paleogen. Khoảng 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài đã tuyệt chủng sau biến cố này. Sự kiện này đánh dấu chấm dứt thời kì thống trị của khủng long, mở ra con đường cho động vật có vú và chim trở thành những sinh vật thống trị mặt đất.

Xem thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Sự_kiện_tuyệt_chủng_Phấn_Trắng–Cổ_Cận

(2) Số lượng các loài chim (Birds) hiện nay là 10,425, động vật có vú (Mammals) là 5,513

Nguồn: https://www.currentresults.com/…/Pla…/number-species.php

(3) Về việc khủng long là động vật hằng nhiệt (warm-blooded) hay động vật biến nhiệt (cold-blooded), giới khoa học vẫn chưa có một câu trả lời chính thức. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Yale chứng minh khủng long là động vật hằng nhiệt (warm-blooded):

https://earth.yale.edu/…/were-dinosaurs-warm-blooded…

(4) Khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus hay T-Rex) sinh sống khoảng 67-65,5 triệu năm về trước, trong khi Uyển long (Brachiosaurus) sinh sống khoảng 154-153 triệu năm về trước.

(5) Khủng long Argentinosaurus được biết đến là loài khủng long lớn nhất được phát hiện, dựa vào các hoá thạch cổ đại người ta ước tính nó dài khoảng 30-40m và nặng khoảng 50-100 tấn;

Cá voi xanh (Balaenoptera musculus) có chiều dài tối đa 30m và cân nặng tối đa có thể lên đến 200 tấn

(6) Phân loại theo ngoại hình (Phenetics) là lĩnh vực nghiên cứu phân loại các sinh vật dựa vào sự tương đồng tổng thể, chủ yếu là các đặc điểm ngoại hình trong hình thái học hay các đặc điểm có thể quan sát được mà không quan tâm tới các quan hệ tiến hóa hay phát sinh loài. Khởi nguồn của nó có thể bắt đầu từ cuốn Familles des plantes (1763) của Michel Adanson

Phân loại theo nhánh học (Cladistics) là lĩnh vực nghiên cứu phân loại các sinh vật dựa trên tổ tiên của chúng. Do đó, Cladistics phụ thuộc vào các mối quan hệ tiến hóa vì sự giống nhau giữa các sinh vật dựa trên các kiểu tiến hóa. Nó có nguồn gốc từ cuốn Phylogenetic systematics (1966) của nhà côn trùng học người Đức Willi Hennig

Từ quan điểm của phân loại học cổ điển (Phenetics), bò sát (Reptilia) bao gồm tất cả các loài động vật có màng ối còn lại sau khi trừ đi chim (Aves) và động vật có vú (Mammalia). Tuy nhiên, theo phân loại học hiện đại (Cladistics) thì chim có tổ tiên là bò sát, do vậy chúng thuộc nhóm bò sát.

Theo: Nga Tuyết Nguyễn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *