NHỮNG NGƯỜI HỌC TÂM LÝ HỌC CÓ THÓI QUEN ĐẶC BIỆT GÌ?

1. [+443 likes]

Một số kỹ năng trở thành thói quen vô thức. Lúc chọn chỗ ngồi trên tàu điện ngầm cũng không do dự, khả năng mặc cả cao hơn trước đây, khả năng bao dung cao, càng ngày càng thích đọc sách.

(T/N: chọn chỗ hay nói thẳng ra là chen chân vào chỗ sắp có người xuống xe)

Chọn chỗ ngồi trên tàu không dựa vào sức mạnh mà chủ yếu dựa vào ngôn ngữ cơ thể. Quan sát trạng thái của những người đang ngồi ngay khi vừa lên xe. Những người nhìn chằm chằm vào bản đồ tuyến đường sẽ nhanh chóng xuống xe. Nếu chân họ hướng ra ngoài cửa, họ ngồi ở bên ngoài và lưng thẳng thì bạn cứ đứng trước mặt người đó và chờ thui, kiểu gì cũng có chỗ ngồi. (Dĩ nhiên là không thể đúng 100% , tui cũng đã gặp qua những người chuẩn bị rời đi, đều có tư thế chuẩn bị giống nhau. Rất ít người có tư thế khác.)

Còn về mặc cả thì trước đây sẽ ra giá rất nhiều lần, chỉ trong một tầm giá.

Ví dụ cô bán hàng đưa giá 60 nghìn, thì bạn sẽ hỏi: “50 nghìn được không ạ?”

Cô bán hàng sẽ nói không. Thế là bạn trả lên 55 nghìn. Lúc đó cô bán hàng mới nói: “Ô sờ kê, lấy đê cháu gái eiii.”

Giờ thì nếu cô bán hàng nói giá 60 nghìn, tui sẽ nói giá này hơi cao. Chỉ cần lặng lẽ đặt nó xuống, cô bán hàng đã thiếu kiên nhẫn nói: “55 nghìn nhé cháu gái ơi.”

Tui sẽ nói: “Bớt thêm cho cháu đi cô eiii.”

Thế là cô bán hàng sẽ nói: “Thôi 50 nghìn nhé không ít hơn được đâuuuu.”

Đến lúc này tui mới nói: “Thôi cô ơi, 45 nghìn nha.”

Đấy, lúc này là cô bán hàng ô sờ kê cho tui lấy giá 45 nghìn.

(T/N: Cái này chuẩn thật đấy các bạn à =))) Nhà mình bán hàng cũng thế. Tùy vào người bán sẽ có cách bán khác nhau nhưng chủ yếu thì cái này đúng.)

Khả năng bao dung. Trước đây nếu như tui nghe thấy một điều mà “nghe có vẻ vô lý” thì chẳng đời nào tui tin luôn, còn nghĩ có khi chỉ là nói bừa. Nhưng bây giờ thì tui nghĩ, ừm, thực ra cũng có thể đấy.

Vì trong công việc có thói quen sử dụng các câu hỏi có tính mở ra vấn đề, cho nên tui sẽ không chủ động ngắt một cuộc trò chuyện nào đó, trừ khi tui thật sự không muốn nghe.

Tui luôn có thể phát hiện ưu điểm của người khác. Có một người bạn của tui nói: “Mình thích nói chuyện với cậu nhất. Mỗi khi gặp phải vấn đề khiến mình mất lòng tin, cậu luôn cho mình dũng khí.”

Nhiều người nghĩ rằng tư vấn tâm lý đều là giảng đạo, triết lý*. Thực ra tui chỉ để tâm những lợi thế có thể thấy được. Tui là sinh viên khoa học tự nhiên, tui chỉ thích lấy dẫn chứng bằng những việc có thật, không thích những thứ mơ hồ.

(*) Ở bản gốc câu này là súp gà, hay còn được hiểu là mấy truyện triết lý. Truyện hạt giống cho tâm hồn được dịch sang là chicken soup for souls nên bên Trung gọi là súp gà.

Về mặt cảm xúc: Mỗi khi tâm tình có sự thay đổi, việc đầu tiên tui làm là tự nhận thức. Tự hỏi xem vì sao cảm xúc của mình lại bùng nổ? Mình đang đề phòng điều gì…

Thói quen khác à? Tui có thói quen quan sát.

> [+3 likes]

Với việc đi tàu điện ngầm, tui hơi khác. Ngay cả khi tui sắp xuống tàu thì tui vẫn bình tĩnh và không để người xung quanh biết. Tui sẽ không tự nhiên đứng dậy cho đến khi tàu dừng.

>Tui cũng thế =))))

>> [+2 likes]

Mặc cả chính là sau khi báo giá, ai là người lên tiếng trước thì người ấy thua.

__________

2. [+9 likes]

Tui học tâm lý 7 năm rồi. Dù đây là chuyện tương đối phổ biến nhưng cũng là một phát hiện thú vị.

Những người chỉ đơn giản là yêu thích tâm lý học nghiệp dư, hoặc những người đọc sách tâm lý học một thời gian, sau khi họ đã hiểu một chút về thứ tự suy luận của tâm lý học, họ đặc biệt thích phân tích và giải thích người khác. Ví dụ thấy người nào đó đang làm gì, họ sẽ áp các lý thuyết vào để giải thích các hành động đó. Có trở ngại gì, hiệu ứng tâm lý gì, có vấn đề gì về gia đình, v.v…

Tâm lý học đã được nghiên cứu trong một thời gian dài, rất nhiều khái niệm được tiếp thu, còn thiếu rất nhiều biểu hiện. Chỉ nhìn mà không đi sâu vào vấn đề, hoặc đơn giản là đừng phân tích người khác một cách quá dễ dàng như vậy. Bởi vì bạn biết đấy, con người rất phức tạp, có rất nhiều lý do đằng sau một hiện tượng. Chẳng hạn như một người không muốn đi học, có thể là ham chơi không đi học, có thể là bệnh rối loạn ám ảnh ảnh hưởng đến học tập, cũng có thể là do vấn đề trong các mối quan hệ cá nhân ở trường học, cũng có thể là biểu hiện của thất bại trước đây, hoặc do vấn đề tình cảm của cha mẹ ảnh hưởng đến cảm xúc cá nhân. Lúc này, nếu ai có ý phân tích hay phán đoán hiện tượng của bạn, bạn sẽ cảm thấy họ vô cùng phiến diện.

Cho nên, tui phán đoán và phân tích tâm lý người khác dựa vào việc người đó có muốn tui làm vậy hay không.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *