NHỮNG NÉT CHÍNH CỦA 13 VỊ VUA NHÀ NGUYỄN

1. Vua Gia Long (1802-1820)
Đây có lẽ là vị vua gây ra nhiều tranh cãi nhất về công và tội trong số các ông vua nhà Nguyễn nói riêng và trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc nói chung.
Chúng ta cùng điểm qua vài nét chính về vị vua nổi tiếng này.

Thứ nhất, ngài sinh ra trong thời kỳ Đàng Trong hết sức biến động. Toàn bộ quyền lực rơi vào tay Trương Phúc Loan. Cha ông là thế tử Nguyễn Phúc Luân (Nguyễn Phúc Côn) bị giết hại. Bản thân ông là Nguyễn Phúc Ánh cũng cần đến sự che chở của người chú là Nguyễn Phúc Thuần mới sống sót được. Chế độ Đàng Trong ngày càng mục ruỗng, giặc giã khắp nơi. Tây Sơn trở thành một thế lực lớn. Chỉ trong ít năm đã chiếm cứ vùng đất rộng lớn, chia cắt Đàng Trong.

Trước bối cảnh đó, chúa Trịnh sai Hoàng Ngũ Phúc cho quân vượt sông Gianh, đánh vào Phú Xuân.
Con cháu họ Nguyễn nhanh chân tẩu thoát vào Gia Định, trong số đó có Nguyễn Phúc Ánh.
Tây Sơn hàng phục họ Trịnh, dồn toàn bộ lực lượng đánh vào Gia Định, tiêu diệt con cháu chúa Nguyễn. Trong 4 lần đánh vào Gia Định từ năm 1776 đến 1783, quân Tây Sơn đã giết hại rất nhiều bà con thân thích của Nguyễn Phúc Ánh.
Như vậy, trải qua một tuổi thơ dữ dội. Cha, chú và các anh chị em lần lượt bị các thế lực giết hại. Nguyễn Phúc Ánh, ngay từ khi là một cậu bé đã gánh trên vai một mối thâm thù đại hận.

Thứ hai, quá trình thống nhất đất nước đầy gian nan và sóng gió.
Nhìn lại quá trình phục quốc và thống nhất giang sơn của Gia Long khiến ta không thể không ngỡ ngàng. Ông đã trải qua hàng chục trận chiến bại, bị quân Tây Sơn truy đuổi, suýt chết rất nhiều lần. Đến nổi phải đồng ý với đề nghị của vua Xiêm là Rama I, cho phép 5 vạn quân Xiêm vào nước ta. Nguyễn Vương đã nhanh chóng nhận ra sai lầm. Lắc đầu ngao ngán bỏ đi khỏi đoàn quân vênh váo, ngạo mạn, xem thường tính mạng của bách tính để rồi chuốc lấy sự thảm bại ở Rạch Gầm – Xoài Mút.

Đối diện với một Tây Sơn hùng mạnh, một Nguyễn Huệ tài ba. Nguyễn Phúc Ánh rất nhiều lần thất bại nhưng ông không bao giờ cho phép mình bỏ cuộc. Ông là người cực kỳ may mắn đến nổi người đời tin rằng ông là chân mệnh đế vương.

Nguyễn Huệ bắc tiến, Gia Định được cai quan bởi một đội quân ô hợp của Tây Sơn, đứng đầu là Nguyễn Lữ. Trong bối cảnh, lòng dân hướng về chúa Nguyễn. Một cuộc chiến không cân sức và kết quả Nguyễn Vương đã gầy dựng lại Gia Định trở thành chỗ đứng chân.
Anh em Tây Sơn tương tàn, đặc biệt sau cái chết bất ngờ của Quang Trung vào năm 1792. Nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Để rồi đúng 10 năm sau, vào năm 1802, Gia Long thống nhất giang sơn về một mối, sau gần 3 thế kỷ chia cắt.

Thứ ba, trả thù hết sức dã man. Là một ông vua tàn bạo?
Sau khi lấy được giang sơn, bắt được con cháu và tướng lĩnh Tây Sơn. Gia Long đã có những hành động trả thù man rợ.
Ông cho người lấy 2 đầu lâu của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đưa vào hầm tối xích lại. Như một hình thức tâm linh khiến hai người này không được siêu thoát.
Trong lễ Hiến Phù, Gia Long đã giết hại không thương tiếc con cháu nhà Tây Sơn không gớm tay.
Tuy nhiên, trong buổi lễ ấy, Gia Long bảo “trẫm vì chín chúa mà trả thù”. Nghĩa là, ông trả thù không phải cho ông mà vì món nợ của tổ tiên.
Bởi trước đó, Nguyễn Huệ cũng đã cho quật mã lăng tẩm của các chúa Nguyễn cùng như cha của Gia Long nhằm cắt long mạch của họ Nguyễn ở Đàng Trong. Cũng như Tây Sơn cũng giết rất nhiều bà con thân thích của ông. Đời mà, oan oan tương báo.

Ở khía cạnh khác, Gia Long đã không chỉ tha tội cho con cháu họ Trịnh mà còn ban cho dòng họ này đất đai để dùng hương khói tổ tiên.

Thứ tư, không chỉ giỏi đánh trận, Gia Long biết cách để điều hành và thu phục nhân tâm.
Ngoài việc được biết đến là ông vua giỏi xông pha trận mạc. Gia Long điều hành trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn và cách biệt. Lòng người Bắc Hà vẫn hướng về họ Lê. Tàn quân Tây Sơn vẫn còn đông đảo. Lãnh thổ trải dài từ Hà Giang cho đến mũi Cà Mau.
Trong 18 năm lèo lái đất nước, Gia Long mặc dù chưa đưa ra nhiều quyết sách táo bạo nhưng đã giữ vững được ổn định đất nước, tạo tiền đề cho vị vua kế tiếp thực hiện công cuộc cải cách.

Thứ năm, bỏ dòng đích chọn dòng thứ.
Đây có lẽ là một trong quyết định táo báo và đúng đắn nhất của Gia Long. Trong bối cảnh, Pháp bắt đầu nhòm ngó Việt Nam. Họ yêu cầu Gia Long thực thi những điều khoản trong hiệp định Vecxai mà giáo sĩ Bá Đa Lộc ký kết. Trong khi, Pháp chưa từng giúp Gia Long điều gì để lấy lại giang sơn.
Chính vì thế, Gia Long đã từng bước loại bỏ các sĩ quan người Pháp trong bộ máy. Bên cạnh đó, chọn hoàng tử Đảm, một con người thông minh, có tư tưởng cứng rắn với Pháp làm người kế vị.

Mặc dù, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của triều thần, đặc biệt là Lê Văn Duyệt, đứng đầu Gia Định thành lúc bấy giờ. Tuy nhiên, điều đó không thay đổi được ý định của Gia Long.

Thứ sáu, vị vua duy nhất khi yên giấc cho phép người vợ đầu tiên ở cạnh mình với giấc ngủ ngàn thu.
Đặt chân lên lăng Gia Long, chúng ta không khỏi choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của nó. Ngoài ra, khi vào tham quan nơi được cho là đặt tẩm của người. Chúng ta sẽ thấy được hai ngôi mộ đôi đặt đối xứng. Đây là nơi ngài và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu an nghỉ.

2. Vua Minh Mạng (1820-1840)
Vị vua này cũng cực kỳ nổi tiếng và gây ra không ít tranh cãi như cha của mình.
Chúng ta cùng điểm qua những nét nổi bật về vua Minh Mạng:

Thứ nhất, vị vua có những cải cách táo bạo.
Nối tiếp thời kỳ ổn định của người cha, Minh Mạng lên ngôi trong bối cảnh đất nước tương đối hoà bình, các vị khai quốc công thần đã già yếu hoặc đã chết. Từ đó, Minh Mạng đưa ra nhiều ý tưởng cải cách đất nước từ chính trị, quân sự, hành chính…
Ông có tham vọng biến Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường nhất khu vực, phục hồi lại Nho Giáo vốn bị đứt gãy sau 2 thế kỷ loạn lạc.

Thứ hai, ông vua chủ trương cấm đạo, giết đạo.
Với chủ trương cứng rắn với phương Tây, đặc biệt là Pháp. Minh Mạng xem linh mục và giáo dân là nội gián. Là lực lượng do thám, sẽ nối giáo khi Pháp vào xâm lược Việt Nam trong tương lai.
Chính vì thế, Minh Mạng đã chủ “bế quan toả cảng” và cấm đạo, giết đạo rất dã man. Hàng trăm linh mục cùng hàng vạn giáo dân bị giết trong 20 năm Minh Mạng cai trị. Tạo ra sự tỵ hiềm trong lòng dân tộc, mất đi tính đại đoàn kết của dân tộc.

Thứ ba, ông vua có tư tưởng bành tướng.
Dưới sự trị vì của Minh Mạng, Việt Nam có những bước tiến lớn. Trở thành nước có quân sự mạnh nhất khu vực.
Trong khi 2 nước láng giềng là Ai Lao và Chân Lạp đã và đang suy yếu. Minh Mạng lấy lại Trấn Biên mà trước đó Gia Long đã ban cho Ai Lao.
Lợi dụng sự suy yếu đến cùng cực của triều đình Chân Lạp, Minh Mạng đã nhanh tay sáp nhập vùng đất này vào Đại Nam. Đổi tên thành Trấn Tây Thành.
Ông đổi tên nước từ Việt Nam thành Đại Nam. Có lẽ, đây là bản đồ đất nước rộng lớn nhất từ trước đến nay.

Thứ tư, ông vua có chính sách chống tham nhũng cực kỳ quyết liệt.
Đọc lại những phần ghi chép về việc Minh Mạng chống tham nhũng chúng ta thực sự hoảng hốt. Vì vua này trừng phạt rất nặng, thậm chí có phần tàn bạo với những tham quan. Vậy nên, dưới thời vua này, tham quan không dám lộng hành.

Thứ năm, vị vua có sinh lực cực mạnh.
Vua Minh Mạng nổi tiếng với câu nói truyền miệng trong dân gian: “nhất dạ ngũ giao sinh lục tử”. Vị vua này có đến 142 đứa con. Là vị vua có nhiều con nhất trong lịch sử.
(Còn tiếp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *