Những nạn đói trong lịch sử Việt Nam thế kỉ XVIII

– Ở Đàng Ngoài: Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục (XXXV, 521), năm 1712, 1713 do lụt lớn tại Sơn Tây, Sơn Nam, Thanh Hóa mà giá gạo lên 1 tiền 1 đấu (ba bát), “người dân phải ăn vỏ cây, rễ, cỏ, chết đói đầy đường”.

Năm 1726, 1727, nạn đói lại xảy ra ở Thanh Nghệ; 1728 lan tới châu thổ. 1729 vỡ đê sông Hồng khiến Bắc Ninh và Hưng Yên lụt lội. 1730 đê lại vỡ ở Hưng Yên, cuốn trôi 527 ngôi làng.

Năm 1741, sau một vụ mất mùa, nạn đói hoành hành khắp nước, trừ Sơn Nam và Nghệ An còn có ít gạo ăn. Giá gạo cao vọt, một trăm đồng tiền không được một bữa no. Theo Cương mục (XVIII, 15), “người chết đói chồng chất lên nhau, tại một số nơi, dân còn lại mười phần không được một”.

1751, ở Hải Dương, nơi 18 năm liên tiếp sống trong chiến tranh, đồng ruộng biến thành đất hoang, kẻ còn lại phải sống bằng vỏ cây và thịt chuột (Phạm Đình Hổ, Vũ Trung Tùy bút, 119).

– Ở Đàng Trong: Về vấn đề giá gạo tăng những năm 1770, nho sĩ Ngô Thế Lân viết “Những kẻ có tiền, không kể thóc đắt hay rẻ, đều tùy tiện mà mua lấy, giá thóc bèn nhân đó mà đắt lên. Thóc đắt thì dân sợ đói, sợ đói thì tranh nhau mà mua để chứa, tranh nhau chứa thì ngày càng đắt lên, thóc đắt thì mọi vật trong thiên hạ cũng theo đó mà đắt lên” (Phủ biên tạp lục, 329-330).

Những điều này diễn ra trong đoạn cuối của cục diện Trịnh – Nguyễn phân tranh và đêm trước của khởi nghĩa Tây Sơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *