NHỮNG NĂM THÁNG CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG TRIỀU LÝ VÀ CUỘC SOÁN ĐOẠT NGÔI VƯƠNG CỦA DÒNG HỌ TRẦN
(Tú Bi Nguyễn) – Bài viết có nhiều chỗ vẫn còn giả thuyết hoặc suy luận logic theo chiều hướng sự kiện diễn ra vì thế rất vui khi nhận được các góp ý đánh giá xác đáng của tất cả mọi người để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn.
Vương triều nhà Lý được xác lập vào năm 1009 và kết thúc vào năm 1225, trải qua 216 năm dâu bể, cuối cùng được chấm dứt bằng màn hí kịch truyền ngôi cho chồng của Lý Chiêu Hoàng. Từ trước đến nay, việc truyền ngôi này luôn được mặc định rằng do gia tộc họ Trần và người tiêu biểu đại diện là Trần Thủ Độ một tay che trời thiết lập tất cả. Như trong Cương Mục còn chép rằng “Thái hậu là con gái Trần Lý, khi Lý Huệ Tông làm Thái tử, vì tránh quốc nạn, phải chạy ra miền Hải Ấp, Thái tử trông thấy Trần Thị, tỏ ý hài lòng, rồi lấy làm vợ, sau sách phong làm Hoàng hậu. Gặp lúc ấy trong nước loạn lạc, Hoàng hậu mới cùng với Thủ Độ tư thông, rồi bàn mưu ở trong cung làm tờ chiếu để vua nhà Lý truyền ngôi cho nhà Trần, vì thế mà nhà Lý mất ngôi vua”.
Vậy sự thực ở đây là gì? Trần Thủ Độ có thực là một tay che trời, hay là còn một lớp sương mù che phủ sự thực rằng ai mới là đạo diễn chính của tất cả màn hí kịch truyền ngôi đó? Con đường đến ngôi đế vương của Trần tộc liệu có phải chỉ trải toàn hoa hồng mà không phải trải qua mất mát nào khác?
Chúng ta sẽ bắt đầu vào năm 1211 sau khi Vương tử Sảm lên ngôi được một năm và cái chết của Thái úy Tô Trung Từ để thấy được:
+ Những ai, phe nhóm lợi ích nào đang thực sự lũng đoạn triều chính;
+ Sự kém cỏi của nhà Lý vào những năm cuối cùng, khi vua cũng chỉ như quân cờ được đem ra mặc cả, đá đi, đá lại giữa các phe nhóm;
+ Quyền lực tập trung của vương triều đã mất. Tất cả những gì còn sót lại chỉ là tính chính danh để các phe phái dựa vào đó, lợi dụng nó để thâu tóm, triệt hạ nhau.
+ Tô Trung Từ là ai, cái chết của Tô Trung Từ có ảnh hưởng như thế nào tới cục diện triều chính của triều Huệ Tông?
+ Cái chết của Tô Trung Từ sẽ làm cho quyền lực chính trường loạn đảo hay thu hồi về lại tay của vương thất nhà Lý?
Ai trong chúng ta cũng biết, việc cả một vương triều sụp đổ không thể đổ lên đầu một đời vua mà chúng ta phải có cái nhìn xa hơn để thấy được hậu quả để lại của các chính sách trước đó; cách vận hành đất nước, hay những thói ăn chơi, hưởng lạc của những đời vua trước. Triều Lý cũng không thoát khỏi quy luật như vậy.
Ngược dòng thời gian lên chút nữa để đánh giá nền tảng trị vì mà các đời vua trước để lại – thời Lý Cao Tông và hoàng hậu Đàm thị (tức cha và mẹ của Lý Huệ Tông) – các ghi chép còn lại cho thấy, vua thì bỏ bê chính sự, ham mê nhạc xướng. Đến nỗi có vị Tăng phó là Nguyễn Thường tâu lên rằng:
“Tôi thấy lời tự trong kinh Thi rằng, âm thanh lúc nước loạn thì ai oán, để tỏ ý căm giận cái chính trị bạo ngược; âm thanh hồi nước mất thì đau thương, để tỏ ý lo cho dân trong cảnh khốn cùng cơ cực. Nay chúa thượng đi tuần du không có chừng mực, chế độ chính trị và việc giáo hoá thì trái ngược, dân chúng ở dưới thì sầu khổ. Sự nguy khốn đến thế thì thật là tột mức, mà ngày nay nghe cái âm thanh ai oán thì không phải đó là cái điềm loạn ly vong quốc hay sao? Tôi muốn xa giá từ đây trở về đừng đi chơi nơi cái cung ấy nữa vậy“.
1 – TÔ TRUNG TỪ – KẺ PHẢN BỘI TRẦN TỘC
Tô Trung Từ là cậu ruột của Trần thị, Trần thị là hoàng hậu của vua Huệ Tông, em của Thái Tổ Trần Thừa và Phụ quốc Thái uý Trần Tự Khánh. Qua đó chúng ta có thể thấy phe cánh của Tô Trung Từ và Trần Tộc có mối liên kết chặt chẽ. Trong lần binh biến dưới triều Cao Tông, vương tử Sảm trú tại Hải Ấp tức đất của Trần tộc, Tô Trung Từ, Trần Lý, Phạm Ngu cùng Đàm thị và Đàm Dĩ Mông đưa Vương tử Sảm lên ngôi vào tháng 7 năm 1209.
“Đến khi Phạm Ngu là người ở Diêu Hào, nói rằng: “Thẩm tuy lớn nhưng là con thứ,Sam tuy nhỏ mà là con chính, chỉ có hai ông mới lo liệu được vậy”. Nguyên Tổ bèn cùng với Phạm Ngu đón Vương Tử Sam về Lỵ Nhơn lập làm vua, tôn xưng là Thắng Vương và giáng Vương Tử Thẩm xuống làm tước vương.
Ngay sau đó Vương Tử Sảm lại trở về Hải Ấp cư ngụ trong một ngôi nhà ở thôn Lưu Gia.Ở đấy,Vương Tử Sảm lấy người con gái thứ hai của Nguyên Tổ ( Trần Lý cha của Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần thị) ta làm Nguyên phi.Dùng Đàm Dĩ Mông làm Thái úy,Nguyễn Chánh lại làm Tham tri Chính sự, Nguyên Tổ làm Minh Tự,Phạm Ngu làmThượng phẩm Phụng ngự, Tô Trung Từ làm Điện tiền Chỉ huy sứ.” – Đại Việt Sử Lược.
Ngay sau đó Vương Tử Sảm lại trở về Hải Ấp cư ngụ trong một ngôi nhà ở thôn Lưu Gia.Ở đấy,Vương Tử Sảm lấy người con gái thứ hai của Nguyên Tổ ( Trần Lý cha của Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần thị) ta làm Nguyên phi.Dùng Đàm Dĩ Mông làm Thái úy,Nguyễn Chánh lại làm Tham tri Chính sự, Nguyên Tổ làm Minh Tự,Phạm Ngu làmThượng phẩm Phụng ngự, Tô Trung Từ làm Điện tiền Chỉ huy sứ.” – Đại Việt Sử Lược.
Tháng 7 Tô Trung Từ cùng Trần tộc và phe cánh Đàm thịmưu kết nhau đưa vương tử Sảm lên ngôi.
Tháng 8 quân Thuận Lưu (ám chỉ quân Trần Tộc do Trần Tự Khánh chịu tước Thuận Lưu bá), Khoái đánh vào kinh thành vì nghe tin Bỉnh Di chết, theo cửa ngách tiến vào cung cấm và cướp đoạt đồ vật, bị Cao Kha đánh lui.
“Mùa thu, tháng 8 bọn đồ đảng ở Thuận Lưu, Khoái sung sướng về cái việc Phạm Bỉnh Di chết mới rầm rộ đốc xuất thuyền bè, quân lính tiến đánh kinh sư. Tiền quân cho thuyền đậu lại ở Đông Bộ rồi từ cái cửa hông (nách) ở phía bên tả mà tiến thẳng vào trong cung cấm đánh cấp các đồ vật quí báu. Còn đại quân đậu thuyền lại ở bến Thiên Hà, sắp muốn theo cửa Thiên Thu mà vào quán Vũ Sư, nhưng vì quan Liệt hầu là Cao Kha núp ở cái khung xe bắn trúng vú một tên lính. Cao Kha vỗ tay cười la huyên náo. Bọn sĩ tốt (bên Thuận Lưu- ND) chạy theo hướng Bắc mà trở về.”- Đại Việt Sử Lược
Hai đoạn trích dẫn trên cho chúng ta thấy được việc mưu phản của Tô Trung Từ, Trần tộc và phe cánh Đàm thị cùng mối liên kết hết sức chặt chẽ giữa ba thế lực này: tháng 7 tôn vương tử Sảm lên ngôi, tháng 8 tiến đánh kinh thành nhằm thực hiện mưu đồ lật đổ Cao Tông qua việc mượn cớ Bỉnh Di chết, việc soán đoạt không thành, nên quân Thuận Lưu mới rút về.
Năm 1210, do lo sợ việc tôn Vương tử Sảm lên ngôi khi vua Cao Tông còn sống cũng như việc nhận chức tước do Vương tử Sảm ban cho, Tô Trung Từ đã phản lại Trần tộc bằng việc đưa quân đánh Khoái Châu, nhân đó đưa quân vào Hải Ấp và bắt vương tử Sảm về kinh.Hành động của Tô Trung Từ được Đại Việt Sử Lược chép như sau:
+“Tô Trung Tự từ lúc kín đáo nhận lãnh cái tước do Vương Tử Sảm phong cho thì sợ tội trạng sẽ đến với mình mới bắt ép binh lính đánh Khoái Châu. Nhân đó,tiến tới Hải Ấp bắt bọn Vương Tử Sảm đem về kinh sư”.
+ “Tháng 11, liệm vua Cao Tông ở điện Sùng Dương. Vua và Thái hậu cùng quần thần đều trừ bỏ đồ tang phục.Ngày Kỷ Dậu quan Minh tự ở Thuận Lưu là Trần Tự Khánh thống xuất thuyền bè và quân lính đóng ở bên Tế Giang để mời người cậu của y là Tô Trung Từ cùng đi viếng tang vua Cao Tông. Tô Trung Từ cũng ngờ Trần Tự Khánh hai lòng. Trần Tự Khánh bèn kéo quân về.”
Với việc đem binh đi đánh Khoái Châu (vốn là đồng minh của quân Thuận Lưu trong việc soán đoạt ngôi vương vào tháng 8 năm 1209), sau đó đưa quân đi đánh Hải Ấp bắt vương tử Sảm về kinh giao cho Đỗ Quảng, có thể thấy Tô Trung Từ đã cắt hoàn toàn mối lợi ích liên quan của mình với Trần Tộc cũng như với phe Đàm thị để bảo toàn sinh mạng chính trị của mình.
Sự phản bội Trần tộc của Tô Trung Từ ngoài hành động đánh vào Hải Ấp cướp vương tử Sảm, còn có một điều khiến cho chúng phải đặt dấu hỏi: Ai đã giết Trần Lý? Theo Đại Việt Sử Ký thì Trần Lý chết do bị đám giặc giết chết, vậy đám giặc đó là đám giặc nào?
Dựa trên các sử kiện đã nêu thì có thể hình dung ra một giả thuyết: người giết Trần Lý chính là Tô Trung Từ trong lần đánh vào Hải Ấp cướp vương tử Sảm.
Mối thâm thù giết cha cộng với việc bị phản bội bởi chính người đã từng trong gia tộc càng khiến cho Trần tộc và Tô Trung Từ không thể sống chung với nhau.
Khi Trần Tự Khánh dẫn quân đến bến Tế Giang và mời ông cậu Tô Trung Từ đi viếng Cao Tông, Tô Trung Từ đã không đến vì sợ Trần Tự Khánh hai lòng. Hoặc giả, ông ta chính là sợ Trần Tự Khánh dựa vào việc đó mà mưu giết mình đi nhằm rửa mối thù cho Trần tộc.
Hành động của Tô Trung Từ vô hình trung đã đẩy Trần Tự Khánh bước lên sân khấu chính trị với một tâm thế phải tiêu diệt Tô Trung Từ bằng mọi giá và đem vinh quang của Trần tộc về lại như xưa.
Sau khi Tô Trung Từ giao vương tử Sảm cho Thượng phẩm Phụng ngự Đỗ Quảng, vì lo sợ mà các viên quan từng nhận chức của vương tử Sảm đều bỏ chạy trong đó có cả Đàm Dĩ Mông.
Phe cánh Đàm thị với nước cờ cuối cùng để đảm bảo sinh mạng chính trị của mình cũng đã phản lại chính những đồng minh trước kia (vốn là đồng bọn cùng Đàm thị đồng thuận đưa Vương Tử Sảm lên ngôi). Ngoài việc âm mưu bắt những kẻ đã nhận tước lãnh của Vương Tử Sảm thì Đàm Dĩ Mông còn tụ tập binh lực để tiến đánh Trần tộc nhưng bị thua.
“Ngày Đinh tỵ, nhà vua sai quan Thượng phẩm Phụng ngự là Đỗ Quảng sang nhà Tô Trung Tự để đón Vương Tử Sảm. Các quan viên tạm thời của Vương Tử Sảm đều chạy trốn đi hết cả. Đàm Dĩ Mông chạy trốn ở làng An Lãng. Nhân đó, Dĩ Mông cùng với kẻ thuộc hạ của ông âm mưu bắt những người đã nhận lãnh tước do Vương Tử Sảm phong để chuộc lại cái tội ấy. Theo đó, Dĩ Mông truyền hịch chiêu mộ các đạo binh và chia làm năm đội để tiến đánh. Đàm Dĩ Mông quản lãnh người ở vùng Gia và người ở Thanh Hóa tiến đánh làng Tức Mặc (huyện Mỹ Lộc, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định-ND)nhưng bị thua. Do đó các đạo binh khác nghe tin thất trận đều dẫn binh về.”- Đại Việt Sử Lược
Lúc này có 3 thế lực chính thức đối chọi với nhau gồm thế lực của Tô Trung Từ, thế lực Trần tộc và thế lực của phe cánh Đàm thị.
Lợi ích xung đột đến tột cùng, có thể nói là kẻ sống người chết. Cả 3 phe nhóm đã chính thức lật bài với nhau, bây giờ chỉ có kẻ sống người chết mới bảo tồn toàn bộ gia tộc qua cơn thăng trầm của lịch sử. Tháng 7 Đàm Dĩ Mông giao nộp những kẻ đã từng cùng chung xuồng với mình thì tháng 10 Cao Tông băng, thọ 37 tuổi.
Tháng 10 vương tử Sảm lên ngôi tôn Đàm thị làm Thái Hậu và cùng tham dự việc triều chính. Qua việc cho Đàm thị cùng tham gia việc triều chính, có thể khẳng định phe cánh Đàm thị đã hoàn toàn nắm được vua Huệ Tông cũng như tính chính danh. Lúc này trong nội cung và việc triều chính do Đàm thị nắm, ngoại cung với sự trợ giúp của Đàm Dĩ Mông [A1] đã đưa phe cánh Đàm thị trở thành một trong những thế lực mạnh nhất lúc bấy giờ.
Trong khoảng thời gian trú tại Hải Ấp thì Huệ Tông đã có cảm tình với Trần thị, nên trong tháng 11 đã sai người đi đón Trần thị vào cung nhưng Trần Tự Khánh không cho.
Lí do chỉ có một: lúc này thế lực của Trần tộc đang quá yếu ớt, nhất là sau cái chết của Trần Lý và sự phản bội của ông cậu ruột là Tô Trung Từ. Đưa Trần thị vào cung lúc này khác gì đưa vào miệng cọp.
Trần thị nhiều khả năng sẽ trở thành điểm yếu bị các thế lực khoét sâu vào, thậm chí có thể bị bắt giữ làm con tin hòng làm quân bài thương lượng và mặc cả với Trần tộc nhằm giữ Trần tộc đứng im, loại bỏ Trần tộc một cách trực tiếp ra khỏi bàn cờ chính trị.
Khi đã làm cho Trần tộc đứng im mà không thể vọng động, lúc này Tô Trung Từ bắt tay cùng Chi hậu phụng ngự Đỗ Quảng mưu hại Thái uý Đỗ Kính Tu bằng việc vu cho Thái úy mưu giết Tô Trung Từ và đem giao Thái uý cho Tô Trung Từ dìm chết ở bến Đại Thông.
Nhưng mọi việc không hề đơn giản như thế vì sau khi giết chết Đỗ Kính Tu chính Tô Trung Từ lại bắt tay cùng phe cánh Đàm thị để giết ngược lại Đỗ Quảng – kẻ cận thần của Cao Tông còn sót lại. Giết Đỗ Quảng và Đỗ Kính Tu xong thì Tô Trung Từ và Đàm Dĩ Mông lãnh nhận hai chức là Chiêu thảo đại sứ cho Tô Trung Từ và Thái úy cho Đàm Dĩ Mông.
Ngày Tân Tỵ, nhà vua hạ chiếu chém Đỗ Anh Doãn, Doãn Đình, Nguyễn Nguyên, Nguyễn Nhân. Tấn phong Đàm Dĩ Mông tước Vương. Đỗ Anh Doãn đã từng mắng Dĩ Mông là kẻ phản chủ, nay Đỗ Anh Doãn bị vua tuyên chém cùng với lúc phong vương cho Đàm Dĩ Mông quả thấy lúc này thế lực Đàm thị đã quá mạnh. Kẻ đối chọi duy nhất có thể ảnh hưởng tới phe cánh Đàm thị chính là Tô Trung Từ. Vậy làm cách nào để tiêu diệt Tô Trung Từ – kẻ đối chọi có thể ngáng chân phe cánh Đàm thị lúc này?
2 – CÚ BẮT TAY SAU MÀN TRƯỚNG CỦA PHE CÁNH ĐÀM THỊ VÀ TRẦN TỘC
Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn, và lúc này là cú bắt tay sau màn trướng của phe cánh Đàm thị và Trần tộc nhằm loại bỏ kẻ thù chung duy nhất Tô Trung Từ. Phe cánh Đàm thị muốn loại bỏ Tô Trung Từ để đem quyền lực và binh lực của Tô Trung Từ thu về tay mình cộng với tính chính danh và đang nắm được Huệ Tông để ra chiếu điều khiển các châu huyện phe nhóm, từ đó danh chính ngôn thuận mà thâu tóm đất nước. Trần tộc thì ngoài mối thù giết cha còn có sự tính toán cướp đoạt binh lực của Tô Trung Từ về lại gia tộc và tiếm chỗ Tô Trung Từ làm đối trọng lại phe cánh Đàm thị.
Cuộc thương lượng giữa phe cánh Đàm thị và Trần tộc chính là thông qua bước Trần Thị vào cung. Đại Việt Sử Lược chép như sau:
“Mùa xuân, tháng giêng vua lại sai người đi đón người con gái thứ hai của họ Trần về. Nhưng Trần Tự Khánh không cho.
Ngày Ký Sửu tuyển chọn các quan văn để cho làm Đô hộ phủ Sĩ sư.
Ngày Quí Dậu lại đi đón người con gái thứ hai họ Trần. Trần Tự Khánh sai quan túc trực ở nội điện là Phùng Tá Chu cùng với viên tỳ tướng của y là Phan Lân. Nguyễn Ngạnh đưa người con gái ấy về kinh sư. Gặp lúc Tô Trung Từ cùng với Đỗ Quảng đánh nhau ở cửa Triêu Đông nên bọn Phùng Tá Chu
phải đậu thuyền ở bến Đại thông.”
Ngày Quí Dậu lại đi đón người con gái thứ hai họ Trần. Trần Tự Khánh sai quan túc trực ở nội điện là Phùng Tá Chu cùng với viên tỳ tướng của y là Phan Lân. Nguyễn Ngạnh đưa người con gái ấy về kinh sư. Gặp lúc Tô Trung Từ cùng với Đỗ Quảng đánh nhau ở cửa Triêu Đông nên bọn Phùng Tá Chu
phải đậu thuyền ở bến Đại thông.”
Việc vua ba lần sai người đi rước Trần thị nhập cung hẳn không đơn thuần chỉ là như thế. Đi rước Trần thị tới 3 lần chẳng qua là để che mắt Tô Trung Từ mà ngầm qua đó thương lượng kế sách của phe cánh Đàm thị và Trần tộc. Với việc viện cớ đưa em tiến nhập kinh sư, Trần Tự Khánh đã sai các bộ tướng của mình dẫn quân theo vào đúng thời điểm quân Tô Trung Từ đang đánh nhau với quân Đỗ Quảng.
Dùng kế lừa lấy lòng tin của Tô Trung Từ bằng việc cho Tô Trung Từ mượn quân của Phan Lân và Nguyễn Ngạnh để đánh Đỗ Quảng. Làm cho Tô Trung Từ lơi lỏng đề phòng Trần tộc, lúc này phe cánh Đàm thị tung quân bài cuối cùng, phong Thái uý cho Tô Trung Từ. Vừa đánh dẹp được Đỗ Quảng, vừa được phong chức Thái uý, Tô Trung Từ sống trong men say chiến thắng cùng vinh quang tột đỉnh. Lúc này, cái thòng lọng do phe cánh Đàm thị và Trần tộc đã chính thức được giăng ra.
Tháng 3 Tô Trung Từ được phong Thái uý thì tháng 6 do tư thông với Thiên Cực công chúa mà bị chồng là quan nội hầu Vương Thượng giết chết.
Đây chính là cái bẫy mà phe cánh Đàm thị và Trần tộc giăng ra cho Tô Trung Từ. Tại sao có thể khẳng định chồng công chúa Thiên Cực cùng công chúa Thiên Cực có dính dáng đến âm mưu này? Vì trước đó (năm 1209, lần vua Cao Tông sai Phạm Du tụ tập người Hồng đi đánh người Thuận Lưu vào tháng 7) thì Phạm Du do tư thông với công chúa Thiên Cực để rồi lỡ hẹn với người Hồng, không đem quân đi đánh người Thuận Lưu được; và đến tận năm 1214 Vương Thượng cùng thái hậu Đàm thị vẫn còn liên kết để đánh Trần Tự Khánh. Đại Việt Sử Lược chép : “Nhà vua mới cùng với Thái hậu chạy đi ngụ tại nhà Quan nội hầu là Vương Thượng ở Châu Lạng”. Vậy là phe cánh Đàm thị và Trần tộc đã có một cú áp phe lẫy lừng tiêu diệt kẻ thù chung là Tô Trung Từ.
Lúc này binh lực và quyền bính của Tô Trung Từ sẽ thuộc về ai? Trần tộc đã có một bước đi cao cờ hơn phe cánh Đàm thị, khi phe cánh Đàm thị còn đang mải lo việc giết Tô Trung Tự thì Trần tộc đã cài người của mình ở lại kinh sư chính là Trần Thừa, và Phan Lân cùng Nguyễn Ngạnh. Phan Lân và Nguyễn Ngạnh nằm trong quân của Tô Trung Từ. Thông qua việc trước đó cho Tô Trung Từ mượn quân đánh Đỗ Quảng, họ sẽ khống chế một phần binh lực của Tô Trung Từ.
Mặt khác, khi con gái của Tô Trung Từ là Tô thị và chồng là Nguyễn Ma La nghe tin Tô Trung Từ chết đã đến gặp Trần Thừa ngay lúc đó và xin Trần Thừa dẫn quân đi vỗ yên các ấp Khoái. Tại sao phải vỗ yên các ấp Khoái? Chính Tô Trung Từ đã ép binh lính đi đánh người Khoái, nay Tô Trung Từ chết tất người Khoái nghe tin sẽ lại nổi dậy. Người Khoái với người Thuận Lưu vốn chung một mối thù nên việc Nguyễn Ma La con rể Tô Trung Từ và Tô thị con gái của Tô Trung Từ chạy về với Trần Thừa và xin Trần tộc vỗ về ấp Khoái là vậy.
Sau đó hai vợ chồng xuôi thuyền định về Thuận Lưu là đất của Trần Tộc thì giữa đường gặp Nguyễn Trinh tướng của Tô Trung Từ, Trinh giết Ma La và cướp Tô thị về. Trần Thừa mới cho người gọi Nguyễn Trinh về nhưng Trinh không thuận, qua đó Thừa mới xúi Tô thị giết Trinh. Trinh chết, vậy là lúc này binh lực của Trần tộc đã như hổ thêm cánh với việc thâu tóm binh lực của Tô Trung Từ, quân của Nguyễn Trinh cho đến đám quân nằm dưới trướng của Phan Lân và Nguyễn Ngạnh.
“Nguyễn Ma La thấy Tô Trung Từ đã chết mới sang nói với Thái Tổ ta xin tiến binh dẹp yên ấp Khoái. Nguyễn Ma La cùng với vợ của y là Tô thị lên thuyền sang Đạo Thuận Lưu để gặp tướng của Tô Trung Từ là Nguyễn Trinh thì bị Trinh giết chết rồi cướp lấy Tô thị đem về. Tô thị sai người tố cáo với Thái Tổ. Thái Tổ giận Trinh phi nghĩa bèn âm mưu giết Trinh.
Trần Tự Khánh an táng Tô Trung Từ ở làngHoạch.
Thái Tổ đóng ở Hải ấp sai người đi triệu Nguyễn Trinh, Nguyễn Trinh không đến. Thái Tổ bèn sai Tô thị dụ Trinh để giết đi” – Đại Việt Sử Lược.
Tô Trung Từ bị giết đã chấm dứt tình trạng phân 3 thế lực. Giờ đây với việc tước đoạt được binh lực của Tô Trung Từ về trong tay mình, Trần tộc đã đủ lớn mạnh mà bước lên bàn cân thay thế vị trí của Tô Trung Từ làm đối trọng của phe cánh Đàm thị.
Còn phe cánh Đàm thị sau khi giết Tô Trung Từ đã có được lợi ích gì? Đó là sẽ loại bỏ được một thế lực có thể gây ảnh hưởng tới sinh mệnh chính trị của cả phe cánh. Việc này sẽ làm cho Đàm thị dễ thở hơn khi các mũi nhọn đang chĩa vào mình. Đàm Dĩ Mông cũng được vua cho phép tham dự lại việc triều chính. Cái đích của phe cánh Đàm thị cũng chính là muốn chiếm binh lực của Tô Trung Từ để củng cố quyền lực của mình, nhưng tiếc rằng phe cánh Đàm thị đã chậm một bước so với Trần tộc. Việc giết Tô Trung Từ cũng là một phần chủ ý của Huệ Tông, khi quyền lực quá lớn ắt sẽ át vua và điều đó không thể tồn tại, Huệ Tông sẽ phải dựa vào hai thế lực để đối chọi và giải quyết Tô Trung Từ một cách nhanh nhất hòng thu hồi quyền bính lại trong tay vương tộc.
3 – CUỘC CHIẾN CỦA PHE CÁNH ĐÀM THỊ VÀ TRẦN TỘC – KẺ RƠI VỰC SÂU NGƯỜI LÊN MUÔN TRƯỢNG
Tháng 12 năm 1211 sau khi Tô Trung Từ chết, Thái hậu vu cho Trần Tự Khánh có ý muốn phế lập. Trần Tự Khánh cắt tóc thề rằng sẽ mãi trung thành và không có ý muốn phế lập. Cùng lúc đó Thái hậu sai bắt Nhân Quốc Vương cùng hai vị vương tử mà giết đi nhằm trừ hết cái họa muốn phế lập vậy.
“Tháng chạp Trần Tự Khánh rầm rộ kéo binh đến đóng ở bến Tế Giang. Thái hậu nghe quân đến,
ngờ Trần Tự Khánh có ý mưu việc phế lập. Trần Tự Khánh bèn cắt tóc mà thề với trời đất rồi lại sai công chúa Thiên Trinh tâu với bà Thái hậu rằng là mình không có ý chi khác. Thái hậu cũng không tin. Một đêm bà Thái hậu sai bắt Nhân Quốc Vương và hai Vương Tử là người con trai thứ sáu, người con trai thứ bảy, cả ba đều bị đem dìm xuống cái giếng trong khu nhà của vua, để vùi lấp cái manh mối của việc cải lập”– Đại Việt Sử Lược.
ngờ Trần Tự Khánh có ý mưu việc phế lập. Trần Tự Khánh bèn cắt tóc mà thề với trời đất rồi lại sai công chúa Thiên Trinh tâu với bà Thái hậu rằng là mình không có ý chi khác. Thái hậu cũng không tin. Một đêm bà Thái hậu sai bắt Nhân Quốc Vương và hai Vương Tử là người con trai thứ sáu, người con trai thứ bảy, cả ba đều bị đem dìm xuống cái giếng trong khu nhà của vua, để vùi lấp cái manh mối của việc cải lập”– Đại Việt Sử Lược.
Việc vu cho Trần Tự Khánh có âm mưu phế lập ngay khi Cao Tông mới mất một mặt có thể tạm thời áp chế Trần Tự Khánh với việc phải cắt tóc thề, mặt khác đem toàn bộ mối nguy họa tiềm ẩn lúc này (có thể ảnh hưởng tới việc phế lập trực tiếp tới ngôi cửu ngũ của Huệ Tông) là Nhân Quốc Vương và 2 vị vương tử khác mà giết đi. Đây là một nước cờ cao tay của phe cánh Đàm thị trong tình thế không đoạt được binh quyền của Tô Trung Từ, họ đã hóa giải được tất cả các mũi nhọn đang lăm lăm chĩa vào mình.
Trong lúc Trần Tự Khánh bị áp chế không thể dẫn binh vào thành mà phải đóng ngoài bến Tế Giang, phe cánh Đàm thị đã bí mật cùng Đỗ Thưởng âm mưu đánh lén Trần Tự Khánh bằng cách dùng Đoàn Thượng đi mộ tập binh lính dưới chiêu bài muốn đánh giặc dẹp loạn cướp nổi lên khắp vùng. Đại Việt Sử Lược chép như sau:
“ Nhà vua cùng Thái hậu đi thăm chơi nhà viên quan trong hàng Đại Liêu ban ở Đông Ngạn là Đỗ Thưởng. Ở tại đấy, nhà vua lại sắp muốn đi Lạng Châu. Trần Tự Khánh nghe vậy mới dẫn quân đến kinh sư và sai các viên tướng của y là bọn Đại Linh, Phan Lân đem binh đến nhà của Thưởng để đón xa giá nhà vua về kinh. Nhà vua vừa sợ vừa nghi ngờ, đêm đó nhà vua đi Lạng Châu. Bọn Lại Linh và Phan Lân nắm cương ngựa, cúi đầu xin nhà vua ở lại, vua mới thôi. Ngày hôm sau Chương Thành hầu là Trần Tự Khánh đóng quân ở bến Đông Ngạn đón vua.’’
Toàn Thư chép như sau: “Nhâm Thân, [Kiến Gia] năm thứ 2 [1212], (Tống Gia Định năm thứ 5).
Mùa xuân, tháng 2, sai người cùng một vú nuôi là Đoàn Thượng chiêu mộ dân châu Hồng đi bắt giặc cướp. Bấy giờ thế nước suy yếu, triều đình không có chính sách hay, đói kém luôn luôn, nhân dân cùng khốn, [Đoàn] Thượng thừa thế tự tiện làm oai làm phúc, không ai dám nói gì. Sau tội trạng tỏ rõ, bị
các quan hặc, phải giam vào ngục để hỏi tội. Thượng mới rút gươm, cởi trần chạy về châu Hồng, nhóm họp bè đảng, đắp thành xưng vương, cướp bóc lương dân, triều đình không thể ngăn được.”
Mùa xuân, tháng 2, sai người cùng một vú nuôi là Đoàn Thượng chiêu mộ dân châu Hồng đi bắt giặc cướp. Bấy giờ thế nước suy yếu, triều đình không có chính sách hay, đói kém luôn luôn, nhân dân cùng khốn, [Đoàn] Thượng thừa thế tự tiện làm oai làm phúc, không ai dám nói gì. Sau tội trạng tỏ rõ, bị
các quan hặc, phải giam vào ngục để hỏi tội. Thượng mới rút gươm, cởi trần chạy về châu Hồng, nhóm họp bè đảng, đắp thành xưng vương, cướp bóc lương dân, triều đình không thể ngăn được.”
Đoàn Thượng bỏ chạy vào vùng người Hồng. “ Tháng 4 Trần Tự Khánh đánh người Hồng ở Ấp Trì ’’- ( ĐVSL).
Việc vua đi chơi qua nhà Đỗ Thưởng, sau lại muốn đi Lạng Châu lúc nửa đêm cho thấy, rất có khả năng vua cùng phe cánh Đàm thị tụ họp ở nhà Đỗ Thưởng để mưu lật Trần Tự Khánh. Khánh biết được mới cho quân đi trước giữ vua lại, âm mưu bại lộ, Đỗ Thưởng bỏ chạy vào vùng người Hồng, tiếp đó sau khi về kinh vua lại ban ra một mệnh lệnh rằng từ nay trăm quan phải nghe lệnh Chương Thành Hầu tức Trần Tự Khánh. Cái lệnh trăm quan nghe lời Khánh càng chứng minh việc bại lộ, vua sợ và phải vỗ về Khánh cũng như Khánh dùng chính binh lực của mình ép vua phải ra cái lệnh mọi sự đều nghe theo Chương Thành Hầu vậy. Đoạn này Khánh giống anh Đổng Trác nè ?
Lúc này chúng ta có thể hình dung ra câu chuyện giai đoạn năm 1212 này. Toàn Thư cũng như Cương Mục chép rất sơ sài, may thay chúng ta có Đại Việt Sử Lược để làm đối chứng và so sánh qua đó mới thấy được bàn cờ chính trị và tranh đấu quyền lực của các phe nhóm dưới triều Huệ Tông khốc liệt như thế nào.
Hai nhóm quyền lực nhất trực tiếp đấu đá nhau là phe cánh Thái hậu do Đàm thị nắm tính chính danh là mẹ vua, nhóm kia là nhóm nắm binh lực trong tay của gia tộc họ Trần. Lịch sử không đơn giản khi chỉ đọc câu chữ mà thấy cuộc truyền ngôi của nhà Trần không nặng binh đao sát phạt. Để bước tới quyền lực tột cùng, gia tộc họ Trần cũng phải trả những cái giá rất đắt bằng máu để tranh đấu chứ không đơn thuần nắm binh quyền là đã thắng. Chính trị muôn vàn thủ đoạn khó lường. Một tay Trần Tự Khánh cũng không nắm hết được nếu không có những ẩn số nằm sâu bên trong dòng chảy của quyền lực và Trần thị, Trần Thừa cùng Trần Thủ Độ chính là những kẻ đó.
Trần Thừa có thể nói là một bóng ma trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, việc không được nhắc đến Trần Thừa trong các cuộc binh biến, các âm mưu chính trị khiến cho nhiều người đọc coi Trần Thừa là không có tài, chó ngáp phải ruồi lên làm Thượng Hoàng vô thưởng vô phạt. Nhưng nào có phải. Có lẽ phép chép sử đã cố tình bỏ qua các cuộc binh biến có Trần Thừa tham dự để giữ vẻ đường hoàng chính thống cho Thái Tổ, qua đó cũng dựng nên một Trần Thủ Độ kiệt ác phi nhân và cũng đầy thủ đoạn.
Năm 1213 Trần Tự Khánh phạm cung cấm đốt cầu Ngọa Kiều với lý do Thái hậu Đàm Thị mưu kết cùng Vương Thườngvà Phan Thế đánh lén Trần Tự Khánh. Vua cùng thái hậu bỏ chạy. Lúc này quân bài chiến lược được gia tộc họ Trần cài cắm bao năm nay bắt đầu phát huy tác dụng.
Trần thị, người được Huệ Tông sủng ái, con bài tẩy của cả gia tộc họ Trần đã được hạ xuống và bước lên vũ đài chính trị.Ttrong suốt 3 năm đối nghịch từ 1213 đến 1216, Trần Thị đã làm được việc mà bao năm qua Trần Tự Khánh không thể làm được dù có trong tay vạn binh ngàn tường đó là chia cắt tình cảm Vua và Thái Hậu (tình nghĩa mẹ con đi xuống rồi )
Năm 1216 Vua theo về với Trần Tự Khánh, bỏ Thái Hậu vì Thái Hậu nhiều lần mưu giết Trần thị. Đàm thị có lẽ không xa lạ gì với âm mưu thủ đoạn trong hậu cung, nhưng có lẽ bà đã đánh giá sai tình cảm mà Huệ Tông giành cho Trần thị, nên không hiểu rằng việc mưu độc giết Trần thị sẽ là điều không nên làm.
Sau khi Trần thị ly gián được Vua và Thái Hậu, tính chính danh nghiễm nhiên trở lại với gia tộc họ Trần, binh quyền trong tay, chính danh trong tay vậy điều gì đến tất phải đến:
“ Mùa đông, tháng chạp tiến phong cho Thái Tổ (Trần Thừa) ta tước Liệt hầu, Phùng Tá Chu và Lại Linh đều được phong tước Quan nội hầu. Dùng Trần Tự Khánh làm Thái úy, những lúc trều bái nhà vua thì không phải xưng tên. Con trưởng của Thái Tổ (Trần Thừa) là Liễu làm Quan nội hầu. Con trưởng của Trần Tự Khánh là Hải làm tước Vương. Lại cho Thái Tổ làm Nội thị Phán Thủ. Mỗi khi có lễ tiệc lớn được cho ngồi dự ở điện Thiên An.” – Đại Việt Sử Lược.
Liên tiếp các năm sau đó là đánh dẹp các thế lực cản trở và tàn dư còn lại của phe Đàm Thị.
Cho đến tận năm 1222 có một điều chúng ta phải chú ý. Đó là Vua cùng Hoàng hậu (Trần thị) xem Hải Tự Vương dâng lễ nạp hôn. Lễ nạp hôn là sao, tức dâng sinh lễ để cầu hôn, Hải Tự Vương là ai ? Chính là con của Trần Tự Khánh.
Năm 1223 Trần Tự Khánh chết, cái chết của Trần Tự Khánh đầy bất ngờ khi mà chỉ trước đó có 2 tháng Trần Tự Khánh còn tự mình dẫn quân đi đánh quân Sơn Lão ở Sách Mông. 1222 con cả nạp hôn, 1223 cha chết. liệu có uẩn khúc gì ở đây không??? Khi Trần Tự Khánh chết, Trần Thừa được phong làm Phụ quốc Thái uý, thế vào chỗ trống quyền lực mà Trần Tự Khánh bỏ lại và năm 1224 tháng 10 lập Phật Kim làm Thái Tử, phong Trần Thủ Độ làm Điện Tiền Chỉ Huy Sứ phụ trách nắm binh quyền trong và ngoài kinh thành tương đương Tư Lệnh quân khu Thủ Đô thời bây giờ.
Con của Trần Tự Khánh đã nạp hôn có vua và hoàng hậu chứng kiến vậy người được xin cưới là ai?
Chính là Hiển Từ Thuận Thiên Công Chúa tên là Oanh – con gái trưởng của Hiển Tông và Trần Thị, sau này chính là vợ của Trần Liễu và bị Trần Thủ Độ bắt ép Trần Cảnh lấy để phế Chiêu Hoàng. Tại sao Huệ Tông không truyền ngôi cho con gái trưởng mà truyền ngôi cho con gái thứ, tại sao khi Trần Tự Khánh còn sống việc truyền ngôi không xảy ra mà lại xảy ra ngay sau khi Trần Tự Khánh mất có 2 năm? Có thể phỏng đoán rằng đã có một cuộc nội chiến ngầm trong gia tộc họ Trần khi Trần Tự Khánh bị hại chết bất ngờ và người có dã tâm tước đoạt binh quyền của Trần Tự Khánh chính là Trần Thừa và Trần Thủ Độ.
Việc con của Trần Tự Khánh kết hôn với công chúa cả của Huệ Tông cũng là một ván bài chính trị, đưa Trần Tự Khánh lên ngôi tột bậc, chỉ chờ Huệ Tông mất thì có muôn vàn cách để ngai vương thuộc về Trần Tự Khánh một cách chính thống. Trần Tự Khánh lên làm vua, tính chính danh và binh quyền được xác lập, nhà Trần khi đó sẽ có Thái Tổ là Trần Tự Khánh chứ không phải Trần Thừa.
Năm 1225 nhà Vua sai Thái uý là Trần Thừa đi đánh đất Nghệ An, cuối năm truyền ngôi cho Phật Kim rồi sau đó xuống tóc đi tu. Lúc này con gái cả đã lấy Trần Liễu vậy khi Trần Tự Khánh mất thì đến con của ông ta cũng bị cướp đoạt thay vì làm rể của Huệ Tông thì biến mất trong dòng chảy lịch sử, thay vào đó là Trần Liễu con của Trần Thừa. Một màn trộm long tráo phụng xảy ra đầy bất ngờ. Huệ Tông nhường ngôi cho Phật Kim vì sao? Vì lúc này công chúa cả Hiển Từ Thuận Thiên đã đi lấy chồng.
Trần Cảnh được đưa vào cung, được sủng ái, nói với ông chú là Trần Thủ Độ qua đó mới loa lên rằng bệ hạ đã có chồng rồi. Trong Đại Việt Sử Lược ghi chép đoạn này khá rõ ràng:
“Mùa đông, tháng 11, Thái Thượng Vương thấy nữ Vương còn nhỏ, lấy làm lo âu mới cho mời Phùng Tá Chu đến mà định mưu nói rằng: “Trẫm vì không có đức, Trẫm mắc tội với trời, cho nên bị tuyệt hậu, không có con để nối dõi. Nay Trẫm truyền ngôi cho con gái, nhưng thấy một người đàn bà mà khiến bảo đám đàn ông, như có điều là bọn chúng không giúp cho, tất đến lúc hối hận lại thì cơ nghiệp đã mất rồi. Chi bằng Trẫm theo cái phép thuở xa xưa của Đường Nghiêu, cái thể thức gần đây là Nhân Tổ, để kén chọn người hiền mà trao ngôi cho. Nay có điều Trẫm thấy là mỗ người con thứ hai của Thái úy (Trần Thừa) tuổi hãy còn nhỏ mà tướng mạo khác thường, tất có thể giúp đời, yên dân. Cho nên,Trẫm muốn dùng làm con mà làm chủ cở nghiệp nước nhà. Vả lại, Trẫm thấy Chiêu Vương cũng xứng đôi với mỗ.
Các khanh hãy vì trẫm mà nói cho quan Thái úy rõ.
Thái Tổ (Trần Thừa) cũng chưa tin điều ấy. Quan Tả phụ là Nguyễn Chánh lại bảo rằng: “Họ Nguyễn (tức họ Lý-ND) có nước đấy. Vua hiền thì có đến sáu, bảy người gầy dựng nên cơ nghiệp, mà cái đức của họ lại có thừa, để lại cái ơn trạch thấm nhuần vào lòng người đã lâu dài rồi. Một sớm, nhà vua sợ có người khác họ làm việc kế tự nên mới có ý thăm dò thử, để xem cái ý của ta như thế nào đấy. Nếu ta nhân đó mà nhận lời, thiên hạ tất sẽ bảo Thái úy thực đã có ý soán nghịch”.
Thái úy (Trần Thừa) muốn nghe theo lời của Nguyễn Chánh thì quan Thượng Phẩm Phụng Ngự là Trần Thủ Độ nói rằng: “Lời Tả Phụ sai rồi! Nếu mà vươnh thượng có con trai mà lại nhường ngôi cho nhị lang thì việc trái nghĩa ấy ta không thể vâng chiếu được. Nay, Vương thượng không người kế tự,
ý muốn chọn người hiền để phó thác ngôi cao. Đó là vương bắt chước việc nhường ngôi của nghiêu Thuấn thuở xa xưa. Vậy mà lo ngại nữa sao? Huống chi, ngôi chí tôn không thể để khuyết lâu, mà ý thoái lui của vương thượng thì đã quyết, vương thượng đã dứt khoát chọn người khác họ để cho nối
ngôi, liệu ta không muốn nghe theo mà được chăng? Nhị lang được vương thượng chọn cũng là ý trời, trời đã ban cho mà không nhận là có tội ấy. Xin quan Thái úy hãy xét kỹ”
Thái Tổ (Trần Thừa) cũng chưa tin điều ấy. Quan Tả phụ là Nguyễn Chánh lại bảo rằng: “Họ Nguyễn (tức họ Lý-ND) có nước đấy. Vua hiền thì có đến sáu, bảy người gầy dựng nên cơ nghiệp, mà cái đức của họ lại có thừa, để lại cái ơn trạch thấm nhuần vào lòng người đã lâu dài rồi. Một sớm, nhà vua sợ có người khác họ làm việc kế tự nên mới có ý thăm dò thử, để xem cái ý của ta như thế nào đấy. Nếu ta nhân đó mà nhận lời, thiên hạ tất sẽ bảo Thái úy thực đã có ý soán nghịch”.
Thái úy (Trần Thừa) muốn nghe theo lời của Nguyễn Chánh thì quan Thượng Phẩm Phụng Ngự là Trần Thủ Độ nói rằng: “Lời Tả Phụ sai rồi! Nếu mà vươnh thượng có con trai mà lại nhường ngôi cho nhị lang thì việc trái nghĩa ấy ta không thể vâng chiếu được. Nay, Vương thượng không người kế tự,
ý muốn chọn người hiền để phó thác ngôi cao. Đó là vương bắt chước việc nhường ngôi của nghiêu Thuấn thuở xa xưa. Vậy mà lo ngại nữa sao? Huống chi, ngôi chí tôn không thể để khuyết lâu, mà ý thoái lui của vương thượng thì đã quyết, vương thượng đã dứt khoát chọn người khác họ để cho nối
ngôi, liệu ta không muốn nghe theo mà được chăng? Nhị lang được vương thượng chọn cũng là ý trời, trời đã ban cho mà không nhận là có tội ấy. Xin quan Thái úy hãy xét kỹ”
Một màn kịch đã được dựng lên trước đó từ rất lâu với bàn tay đạo diễn của Phụ quốc Thái uý Trần Thừa và kẻ phụ họa nắm quyền binh đao trong kinh thành là Trần Thủ Độ vào hùa, kẻ thì ra vẻ khiêm nhường đắn đo, người thì hết lời can gián mong suy xét lại ý định từ chối. Đó cũng chỉ là cái vở kịch che mắt thiên hạ với vẻ dòng tộc ta không ham đế vị, nhưng đây là mệnh trời, Vương đã có ý truyền ngôi thì nay sao ta có thể chối được bổn phận tiếp vị đế vương. Tiếp nhận lấy cái chính danh mà không mang tiếng soán đoạt ngôi vương, còn gì lợi hơn khi lòng dân không bị lay động mà vương quyền vaẫn về tay gia tộc.
Điều này cũng lý giải cho chúng ta tại sao vai trò của Trần Thừa trong Toàn Thư hay Cương Mục rất mờ nhạt, chỉ có Đại Việt Sử Lược ghi chép rất nhiều, trong khi đó Toàn Thư đáng nhẽ phải ghi chép cụ thể hơn và hành trạng của Trần Thừa nhưng không, cả một giai đoạn binh biến 14 năm với từng bước lấn của Trần Tự Khánh đến kẻ vương đế lên ngôi Trần Cảnh – Trần Thủ Độ một tay che trời phế lập vua cũng chỉ là mang tiếng thay cho Thái Tổ Trần Thừa mà thôi.
Với hàng loạt âm mưu chồng âm mưu, các cú bắt tay sau màn trướng, hàng loạt cú ép phe đổi chủ, bán chủ. Có thể thấy thời điểm 14 năm từ 1211 đến 1225 là cả một thời kỳ phức tạp bậc nhất trong nền lịch sử Cổ đại Việt Nam, trò chơi vương quyền không giành cho kẻ yếu càng không giành cho những kẻ chuộng đạo đức. Đó là tính mạng của toàn gia tộc được đưa ra đánh cược thắng làm Vua thua còn không kịp làm giặc đâu mà toàn gia đã diệt vong rồi.
Nhân quả báo ứng rồi chính nhà Trần cũng phải kết thúc với món nợ nghiệp báo khi bị Lê Qúy Ly ngoại thích tiếm quyền như với chính mình đã làm với họ Lý. Nghiệp đến muộn thì quả càng nặng thôi.
Các tài liệu tham khảo gồm :
- Đại việt sử ký toàn thư
- Khâm định việt sử thông giám cương mục
- Việt sử lược – Bản Trần Quốc Vượng
- Việt Sử Tạp Luận – Đặng Thanh Bình