NHỮNG LOẠI VIRUS NỔI TIẾNG VÀ “SIÊU LÂY NHIỄM” TRONG LỊCH SỬ

Virus với tỷ lệ tử vong gần như 100%

1. Virus Ebola

Các trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên được phát hiện ở Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1976. Sau đó, dịch Ebola 2014 bùng phát ở Tây Phi là cơn dịch lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử. Bệnh Ebola có thể gây sốt xuất huyết nặng, và có thể gây ra các triệu chứng như bị sốc co giật, suy nội tạng và tử vong. Virus Ebola gây chết người nhiều nhất có tỷ lệ tử vong lên tới 90%, tỷ lệ lây nhiễm cũng cực kì khủng khiếp. Thậm chí chỉ cần bạn đi ngang qua một cái xác chết có chứa virus, bạn có thể đã bị nhiễm bệnh. Từ góc độ này, virus này thực sự là trùm khủng bố.

2. Virus Marburg

Virus Marburg và virus Ebola có thể được xem như là “chị em trong ngành”, chúng thuộc họ “Virus có dạng sợi”. Virus Marburg được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1967. Sau đó, virus Marburg đã bùng phát ở Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1998 – 2000 và tại Angola năm 2005, tỷ lệ gây tử vong lên tới hơn 80%.

3. Virus dại

Nói về tỷ lệ tử vong, virus dại phải nằm trong top, và tỷ lệ tử vong của nó gần như là 100%. Khi một người bị nhiễm bệnh, bệnh nhân cực kỳ sợ nước và sẽ nôn mửa liên tục. Bệnh nhân cũng sẽ gặp ảo giác thính giác, chảy nước dãi và rối loạn thần kinh. Sự ra đời của vắc-xin bệnh dại vào khoảng năm 1920 đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, bệnh dại vẫn là một căn bệnh đáng sợ ở Ấn Độ và một số vùng ở Châu Phi. Các loài động vật mang mầm bệnh cắn người. Nếu người này không được tiêm phòng kịp thời, họ sẽ bị bệnh dại sau một thời gian ủ bệnh.

Ba loại virus này có tỷ lệ tử vong cao,do tỉ lệ tử vong cao, những loại virus này có thể giết chết tất cả các vật chủ mà chúng lây nhiễm trong một thời gian ngắn. Vì vậy, ở một tốc độ nhất định, virus không thể tiếp tục lây lan nhanh chóng. Do đó, mặc dù các loại virus này rất đáng sợ, nhưng nó chưa phải là loại virus “hung mãnh” nhất.

4. Virus Mers và virus SARS thuộc họ coronavirus cũng không được xem là virus “đáng sợ nhất”.

SARS không truyền nhiễm trong thời gian ủ bệnh, nó chỉ truyền nhiễm khi một người đã bị bệnh. Khi bị nhiễm virut SARS, bệnh nhân sẽ bị sốt và nhiễm trùng đường hô hấp, không có trường hợp bị nhiễm bệnh mà không có triệu chứng. Theo cách này, chi phí xác định người bị nhiễm SARS sẽ rất thấp, chi phí cách ly thấp và có thể khống chế nhanh chóng dịch bệnh.

Virus Mers ít lây lan hơn và chỉ có thể truyền nhiễm khi tiếp xúc rất gần với người mắc bệnh. Theo cách này, ngay cả khi Mers đạt tỷ lệ tử vong gần 40%, nó cũng không dễ dàng gây nên đại dịch lớn.

***

Virus có tỷ lệ tử vong càng cao, thì chúng ta càng xem trọng nó, do đó nó không dễ dàng gì bùng phát thành một đại dịch toàn cầu. Tỷ lệ tử vong cao không đồng nghĩa với việc liệu virus có thực sự trở thành “đại dịch” hay không.

———

Virus âm thầm tồn tại, không giết chết vật chủ ngay lập tức, âm thầm lây lan, âm thầm phá huỷ cơ thể người.

1. Virus viêm gan B

Sau khi HVB xâm nhập vào cơ thể con người, mục tiêu là các tế bào gan. Nó xâm nhập vào tế bào gan và bắt đầu sinh sản, sao chép vật chất di truyền. Nó không tấn công tế bào gan, ngược lại nó giữ hoà bình với các tế bào gan. Thời điểm này, cơ thể người nhiễm bệnh không có gì bất thường. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể phát hiện ra có dị vật xâm nhập, chúng sẽ tấn công và tiêu diệt “kẻ xâm nhập”. Nhưng các tế bào miễn dịch không thể đẩy HVB ra khỏi các tế bào gan, chúng chỉ có thể chọn “tiêu diệt” các tế bào gan đã bị nhiễm HVB. Các tế bào gan đang sống hòa bình với HVB sẽ bị các tế bào miễn dịch phá vỡ, từ đó nó sẽ gây ra hiện tượng viêm gan. Nếu tiếp tục, nó có thể gây ra các bệnh như xơ gan và ung thư gan.

Một tình huống khác: hệ thống miễn dịch không nhận ra HVB đã xâm nhập vào gan. Vì vậy, hệ thống miễn dịch, tế bào gan và HVB cùng tồn tại “hoà bình” trong cơ thể con người. Đây là người nhiễm bệnh không triệu chứng của virus viêm gan B. Xác suất này khá cao. Ba trong số bốn người nhiễm bệnh không có triệu chứng bệnh. Bằng cách này, HVB sẽ phát triển ngày càng nhiều trong cơ thể con người, và đây là cơ hội để HVB có thể truyền nhiễm cho một vật chủ mới, khó có thể điều trị dứt bệnh hoàn toàn. Dể gây tái nhiễm.

2. HIV (Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

Sau khi xâm nhập vào cơ thể con người, chúng sẽ tấn công trực tiếp vào các tế bào phụ trợ T của con người. Tế bào T là “người” chỉ huy hệ thống miễn dịch và rất quan trọng đối với cơ thể con người. Theo thời gian, ngày càng nhiều tế bào T bị giết bởi HIV và hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ gặp trục trặc. Đôi khi, một cơn cảm lạnh nho nhỏ cũng có thể giết chết người nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, HIV không lây lan vô tội vạ, ngay cả khi bạn bắt tay với bệnh nhân, bạn cũng sẽ không bị nhiễm bệnh. Người nhiễm HIV có thời gian ủ bệnh dài, thường trong 10 năm không có biểu hiện bệnh.

Kể từ khi ca nhiễm HIV-AIDS đầu tiên được báo cáo tại Hoa Kỳ vào năm 1981, căn bệnh này đã lây nhiễm cho vô số người. Tính đến năm 2017, đã có 36,9 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới. Nhưng miễn là tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân có thể sống lâu như người bình thường. Có lẽ, với sự phát triển của y học, có thể sẽ tìm ra phương pháp chữa trị virus HIV có hiệu quả hơn nữa trong tương lai.

3. HPV – Virus u nhú ở người

HPV là một loại virus “thông minh hơn” so với hai loại trên. HPV chủ yếu lây nhiễm vào các tế bào biểu mô của con người. Vì ở trong các tế bào biểu mô, hệ thống miễn dịch không chú ý lắm đến kẻ xâm nhập này, điều này giúp gia tăng đáng kể khả năng sống sót của HPV. HPV rất dễ lây lan và có thể truyền nhiễm bằng cách bắt tay. Do đó, HPV sinh ra cùng với con người, nhưng hầu hết mọi người không biết rằng chúng ta đã mang mầm bệnh HPV trong suốt cuộc đời mình. Bởi vì có hơn một trăm chủng HPV, hầu hết chúng sẽ không có ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể con người. Từ quan điểm di truyền, HPV là một loại virus bình thường.

Tuy nhiên, nếu một phần vật chất di truyền của virus HPV vô tình được tích hợp vào DNA của tế bào vật chủ, tế bào bị nhiễm bệnh sẽ không chết đi mà cuối cùng nó sẽ trở thành tế bào ung thư, từ đó gây ra ung thư cổ tử cung. Theo thống kê, 99,7% ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV. Năm 2006, vắc-xin HPV đầu tiên trên thế giới đã được phê duyệt để bán ở Hoa Kỳ và khu vực Châu Âu. Tất nhiên, tiêm phòng không thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung 100%, nhưng nó có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung lên đến 95%.

***

Ba loại virus này có thể được coi là loại virus rất “mạnh mẽ”. Đặc điểm chung của chúng là sẽ không giết chết vật chủ ngay lập tức và vật chủ có thể không cảm thấy gì trong một thời gian dài. Chỉ bằng cách này, nó có thể âm thầm sinh sản và lây nhiễm cho nhiều người hơn.

———

Virus có tỷ lệ tử vong thấp và khả năng lây nhiễm cao

1. RhV (Rhinovirus)

Rhinovirus có thể được coi là loại virus “tiềm năng” nhất trong lịch sử loài người. Bởi vì nó gây ra cảm lạnh thông thường và không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng, nó có thể được chữa khỏi trong vòng 1-2 tuần. Đối với con người loại virus này có thể xem như là một rắc rối nho nhỏ, tuy vậy chúng ta cũng không thể hoàn toàn tiêu diệt được nó. Mặc khác, dù nó gây ra chút rắc rối nhưng nó thể giúp rèn luyện hệ thống miễn dịch của chúng ta.

2. SARS-CoV-2

Coronavirus mới là một loại virus đơn chuỗi RNA. Sau một đại dịch quy mô lớn, xác suất đột biến của virus sẽ được tăng lên đáng kể. Có thể sẽ có một biến thể siêu đột biến như cúm Tây Ban Nha. Nếu nó xảy ra cách đây một trăm năm, tin rằng tỷ lệ tử vong của coronavirus mới chắc chắn sẽ không thú kém dịch “cúm Tây Ban Nha”. Do đó, sự “mạnh mẽ” của virus không chỉ được xem xét về mặt tỷ lệ tử vong mà còn phải xem xét toàn diện về khả năng sinh sản, khả năng lây nhiễm và các triệu chứng của nó.

***

May mắn thay, y học hiện đại đã phát triển nhiều hơn so với một trăm năm trước. Vắc-xin đã được điều chế nhanh hơn rất nhiều so với nhiều thập kỷ trước và các phương pháp điều trị chống vi-rút đã trở nên tiên tiến hơn. Chúng tôi tin rằng bây giờ coronavirus mới sẽ được khắc phục, nhưng chúng ta cũng phải thán phúc về khả năng siêu lây nhiễm của chúng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *